Táo Bón

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Táo bón (bón) là tình trạng phân khô cứng hơn nhiều so với bình thường khiến đại tiện khó khăn, đau nhức hậu môn. Triệu chứng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về táo bón và cách điều trị, hãy cùng tham khảo ý kiến của Thầy thuốc ưu tú – BS CKI Doãn Hồng Phương – Giám đốc chuyên môn TT Đông phương Y pháp.

Táo bón là như thế nào?

Theo bác sĩ Hồng Phương, táo bón là thuật ngữ khá quen thuộc với đời sống của chúng ta, đây là tình trạng đại tiện bất thường, phân khô cứng và khuôn to khiến đi ngoài khó khăn, đau đớn. Đồng thời số lần đi ngoài không quá 3 lần một tuần. Chính vì vậy, người bệnh thường đau bụng dưới do chất thải ứ đọng, tồn lưu lâu ngày trong đại tràng, tạo áp lực lên và gây khó chịu.

Táo Bón: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa Bệnh
Táo Bón gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Trường hợp táo bón chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn do chế độ ăn uống và tình trạng chưa nghiêm trọng, sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe. Một số khác, táo bón lâu ngày là biểu hiện của một số bệnh lý: viêm đại trực tràng, polyp đại trực tràng, ung thư trực tràng…

Tình trạng bón kéo dài một thời gian dài khoảng vài tuần hoặc lâu hơn, táo bón sẽ trở thành bệnh lý mãn tính, khó khắc phục bệnh hơn. Đồng thời nhiều bộ phận thuộc hệ thống đường tiêu hóa bị tác động xấu, nhất là nhu động ruột, đại tràng và hậu môn.

Khi đó, táo bón không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn khiến người bệnh có nguy cơ bị biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón

Táo bón thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, không tập trung vào một độ tuổi hay giới tính nào. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh người lớn hay phụ nữ mang thai. Vậy có những lý do gì khiến nhiều người dễ bị táo bón đến vậy?

Theo bác sĩ Doãn Hồng Phương, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng táo bón là:

  • Thay đổi nội tiết tố: Chính vì vậy phụ nữ mang bầu và sau sinh cũng sẽ có nguy cơ bị táo bón khá cao. Đặc biệt khi chế độ ăn uống thất thường, thiếu khoa học của mẹ bầu sẽ càng khiến triệu chứng táo bón nặng hơn.
  • Do quá trình vận động ruột: Khi chức năng nhu động ruột gặp vấn đề sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đưa chất thải ra ngoài, dần dần sẽ hình thành triệu chứng táo bón.
  • Do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu lành mạnh: Việc ăn uống luôn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tiêu hóa và việc ăn uống không hợp lý (uống ít nước, ăn ít rau xanh, thường xuyên sử dụng đồ ăn cay nóng…) càng khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Cấu trúc hậu môn và bệnh về đại tràng: Nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân có vấn đề về hậu môn hoặc mắc các bệnh lý về đại trực tràng như: trĩ huyết khối, viêm đại trực tràng, to trực tràng vô căn, khối u, nứt hậu môn…
  • Rối loạn thần kinh: Một số trường hợp được ghi nhận bị táo bón là do có liên quan đến một số bệnh như: tổn thương tủy sống, đột quỵ, bệnh Parkinson, bệnh Hirschsprung, chấn thương đầu…
  • Các bệnh mô liên kết: Điển hình có thể kể đến như: xơ cứng bì, lupus…
  • Do dùng thuốc Tây hoặc thực phẩm chức năng: Nhiều nghiên cứu chỉ ra một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm steroid… cũng là nguyên nhân gây tác dụng phụ là táo bón. Ngoài ra, khi bổ sung một số thực phẩm chức năng như sắt, kẽm, canxi… cũng có thể gây nóng trong từ đó dẫn đến táo bón.
  • Các vấn đề tâm lý: Theo Đông y, táo bón là do đại tràng tích nhiệt, âm dương khí huyết suy hư mất cân bằng, từ đó làm cho ruột già bị rối loạn chức năng. Đồng thời nhu động ruột gặp khó khăn khi đưa chất thải xuống hậu môn. Trong khi đó khí trệ hoặc các vấn đề tâm lý như trầm cảm, lo lắng sẽ gây ra tình trạng này.

Bên cạnh những lý do kể trên, nguyên nhân dẫn đến táo bón còn có thể do bế tắc của phế khí làm suy giảm sự bài tiết phân ở đại tràng. Hoặc những bệnh nhân đột ngột tăng calci máu, hạ kali máu, suy giáp… sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón.

Triệu chứng và biểu hiện kèm theo khi bị táo bón

Tùy cơ địa và nguyên nhân, người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Bác sĩ Hồng Phương đã chỉ ra những triệu chứng điển hình của táo bón là:

Táo bón có triệu chứng điển hình là khó đi ngoài, hình dạng phân to bất thường và cứng
Táo bón có triệu chứng điển hình là khó đi ngoài, hình dạng phân to bất thường và cứng
  • Đi ngoài không quá 3 lần/ tuần.
  • Phân cứng, khô và khuôn to bất thường khó đẩy ra ngoài
  • Đau bụng dưới, khi đại tiện vẫn cảm thấy đau. Nếu kèm theo đau cả vùng bụng bên trái, phía dưới bụng người bệnh cần tìm đến bác sĩ kịp thời.
  • Chảy máu tươi vùng hậu môn, dính lên trên bề mặt phân cứng.
  • Tăng cân lạ thường do táo bón khiến các hoạt động trao đổi chất diễn ra chậm hơn, chức năng của gan cũng phải làm việc nhiều hơn, khi đó không đảm bảo được việc chuyển hóa chất béo từ đó dẫn đến tình trạng bị tích lũy mỡ thừa và tăng cân.

Bên cạnh đó, khi bị táo bón nhiều người bệnh còn kèm theo các biểu hiện đặc biệt, do bệnh khác gây ra, cụ thể là:

  • Đau lưng và chướng bụng: do chất thải tồn lưu lâu ngày trong đại tràng, khiến khó chịu rồi gây ra những cảm giác này. Đồng thời đây cũng là dấu hiệu nhận biết cơ thể đang mất nước, quá trình lưu thông máu ở phần lưng bị ảnh hưởng.
  • Táo bón đầy hơi là dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích hoặc do chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Táo bón và xen lẫn phân lỏng kèm theo buồn nôn, chướng bụng là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích.
  • Táo bón xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích thể táo bón.
  • Táo bón kèm sốt là biểu hiện bệnh nhân đã bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, virus.

Thông thường, tình trạng táo bón sẽ hết ngay sau một vài ngày, nên nhiều người bệnh có thể không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu lặp nhiều lần và kéo dài nhiều ngày thì cần phải nhanh chóng có tìm đến các phương pháp điều trị để không bị gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Táo bón có nguy hiểm không?

Bác sĩ Hồng Phương đã khẳng định nếu để tình trạng táo bón kéo dài mà người bệnh không khắc phục, điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cơ thể xanh xao hay cáu gắt. Thậm chí dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng…

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu chỉ ra táo bón làm tăng nguy cơ dễ mắc phải các bệnh lý mãn tính: cao huyết áp, bệnh tim mạch, xơ gan cổ chướng…

Có thể thấy táo bón không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng có sức mạnh khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh khác. 

Vậy nên, để có thể bảo vệ và nâng cao sức khỏe thì ngay khi nhận thấy biểu hiện bất thường thì bệnh nhân nên nhanh chóng tìm đến phương pháp điều trị an toàn.

Chẩn đoán, xác định nguyên nhân cụ thể bị táo bón được tiến hành như thế nào?

Táo bón vốn có nhiều triệu chứng khác nhau và dễ nhầm lẫn với biểu hiện của nhiều bệnh lý nên bác sĩ sẽ khó xác định nguyên nhân cũng chẩn đoán bệnh chính xác. Do vậy, hiện nay các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

Chẩn đoán bệnh với nhiều phương pháp
Chẩn đoán bệnh với nhiều phương pháp như xét nghiệm, chụp X quang…
  • Xét nghiệm máu: Với phương pháp này bác sĩ sẽ xác định được bệnh nhân có nhiễm trùng hay không, lượng canxi trong máu,… hoặc các vấn đề gây táo bón khác.
  • Chụp X-quang: Nhờ cách này, bác sĩ sẽ quan sát cũng như xác định được vị trí ruột bị tắc nghẽn (nếu có) đồng thời xác định chất thải (phân) có đang nằm trong toàn bộ đại tràng không.
  • Soi đại tràng xích – ma (sigmoidoscopy): Đây là cách chẩn đoán bệnh thường được sử dụng bởi kết quả chính xác. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ dùng ống chuyên dụng, mềm và marh để đưa vào hậu môn lên đại trực tràng để kiểm tra có điều gì bất thường hay không.
  • Nội soi đại tràng: Tương tự như kỹ thuật trên, bác sĩ sẽ đưa ống mảnh và linh hoạt vào trong hậu môn để kiểm tra tình trạng đại tràng.
  • Đo áp lực hậu môn trực tràng: Kỹ thuật này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra được chức năng của nhu động ruột.

Với từng triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Bệnh nhân cần thực hiện và tuân thủ đúng theo yêu cầu bác sĩ để kết quả được chính xác nhất.

Bật mí cách điều trị táo bón an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Trên thực tế, hiện nay có không ít cách có thể khắc phục cũng như điều trị được táo bón. Tuy nhiên, để mang lại sự an toàn và hiệu quả nhất trong quá trình chữa trị thì bệnh nhân nên có sự tìm hiểu kỹ càng. Dưới đây là những cách điển hình được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Thay đổi lối sống, thói quen và chế độ ăn uống

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt có vai trò quan trọng trong việc khắc phục triệu chứng táo bón dù với nguyên nhân bệnh bệnh là gì. 

Thực tế, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất và khoáng chất cho cơ thể vừa để dung nạp năng lượng vừa để cải thiện bệnh lý. Kết hợp với một chế độ tập luyện và sinh hoạt khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng.

Cụ thể hơn, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những lời khuyên được ghi nhận từ bác sĩ Hồng Phương về việc phương pháp này để giảm nguy cơ bị táo bón, đó là:

Bổ sung chất xơ (rau xanh, trái cây) trong chế độ ăn: 

Chất xơ vừa giúp thanh lọc cơ thể, nhuận tràng vừa có thể làm tăng khối lượng chất thải (phân). Từ đó tốc độ di chuyển của chúng xuống đại tràng và hậu môn sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn. 

Tuy nhiên bạn không nên bổ sung lượng chất xơ một cách đột ngột hoặc nhiều một lúc, nó sẽ khiến đầy bụng và khó tiêu. Tóm lại, lượng chất xơ cần tiêu thụ của một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ khoảng 14gr cho mỗi 1000 calo.

Chế độ ăn quyết định phần lớn cải thiện bệnh
Chế độ ăn quyết định phần lớn cải thiện bệnh

Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày: 

Mặc dù những người bị táo món mắc các bệnh không thể vận động mạnh, tuy nhiên việc xây dựng một thói quen tập luyện khoa học, hợp lý là điều cần thiết. Bởi vậy, hãy xây dựng cho mình một lịch tập luyện vừa sức, để tăng cường thể chất của bản thân.

Từ đó, các cơ trong cơ thể trong đó bao gồm cả đại tràng, nhu động ruột sẽ được vận động và tăng cường hệ miễn dịch. Điều này sẽ cải thiện được chứng táo bón.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bệnh nhân táo bón mắc nhiều bệnh lý thì có thể tham vấn thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

Đừng cố gắng nhịn đi đại tiện: 

Một trong những biện pháp cải thiện và khắc phục được tính trạng táo bón, chính là việc không tạo nhiều áp lực lên đại tràng và không nhịn đại tiện khi có dấu hiệu mót.

Mọi người nên tập luyện đi đại tiện trong một khung giờ nhất định để tạo thói quen cho nhu động ruột, thời điểm phù hợp nhất là vào buổi sáng sớm.

Khi đã áp dụng đúng và đủ theo những lời khuyên kể trên, người bệnh vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì nên tìm đến phương pháp đặc trị hơn. Bởi tình trạng càng kéo dài, bệnh càng nặng và quá trình chữa trị càng trở nên dai dẳng, khó khăn hơn.

Trong Tây y, táo bón uống gì?

Thuốc có tác dụng nhuận tràng là nhóm thuốc thường được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị táo bón. Tiêu biểu một số loại thuốc phổ biến là:

  • Các sản phẩm bổ sung chất xơ: psyllium, methylcellulose, canxi polycarbophil… Chúng sẽ bổ sung đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng khô cứng của khối phân, làm mềm và dễ đi hơn.
  • Thuốc tăng co bóp cơ trơn: sennosides, bisacodyl… Tác dụng chính là kích thích nhu động ruột hoạt động tích cực hơn, đường ruột co bóp mạnh hơn.
  • Thuốc làm tăng khả năng thẩm thấu: magie citrate, magie hydroxit đường uống, polyethylene glycol, lactulose… Công dụng chính là kích thích nhu động ruột, tăng tiết dịch từ ruột từ đó khiến chất thải dễ dàng di chuyển xuống đại tràng hơn.
  • Chất làm mềm phân: canxi docusate, natri docusate… làm khối phân được mềm hơn, không bị khô cứng và cải thiện chứng táo bón dễ dàng.
  • Thuốc thụt và thuốc đạn đặt hậu môn: Thuốc chứa bisacodyl, glycerin dưới dạng như viên đạn, được sử dụng để tăng co bóp cơ trơn, cung cấp chất bôi trơn hỗ trợ đi đại tiện.
Dùng thuốc Tây, bệnh nhân nên thận trọng
Dùng thuốc Tây, bệnh nhân nên thận trọng

Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này bệnh nhân cần tham vấn ý kiến bác sĩ và thận trọng trước khi uống. Vì nếu uống sau cách hoặc lạm dụng, đa phần loại thuốc kể trên đều có thể mang lại tác dụng phụ, không tốt cho sức khỏe thậm chí khiến bệnh trở nặng hơn.

Bị táo bón ăn gì, không nên ăn gì cho hết?

Như đã chia sẻ ở trên, chế độ ăn uống có thể cải thiện được rất nhiều tình trạng táo bón, vậy nên bác sĩ Hồng Phương thường dặn dò bệnh nhân nên ăn và kiêng những thực phẩm như sau:

1/ Nên ăn

Táo bón ăn trái cây:

  • Mận: Chứa glucose – chất xơ không hòa tan làm tăng lượng nước trong phân.  
  • Táo: Chứa Pectin – chất xơ này có công dụng làm mềm phân, giảm thời gian vận chuyển.
  • Lê: Chứa Fructose – một loại đường có khả năng kéo nước vào đại tràng giảm triệu chứng táo bón.
  • Kiwi: Chứa chất xơ và enzyme, chúng sẽ tác động tích cực lên nhu động ruột, làm vận chuyển phân xuống đại tràng nhanh hơn.
  • Quả sung: Chứa enzyme – Ficain, có tác dụng tích cực đối với chức năng ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Trái cây có múi: cam, bưởi, quýt… Chúng thường chứa một loại chất Flavanol có công dụng tác động tích cực vào việc làm giảm triệu chứng táo bón. 

Rau xanh: mầm Brussels, rau bina và bông cải xanh,.. Chúng cung cấp vitamin C, vitamin K và folate rất tốt cho việc cải thiện tình trạng táo bón khá tốt.

Một số loại đậu: chúng có chứa hỗn hợp chất xơ không hòa tan và hòa tan giúp tăng lượng nước trong phân, dễ dàng đưa xuống đại tràng.

Một số loại hạt:

  • Hạt chia: Chất xơ không hòa tan và hòa tan trong hạt khi tiêu hóa sẽ tạo thành gel, giúp cho phân mềm hơn.
  • Hạt lanh: Chứa chất nhuận tràng tự nhiên nhờ công dụng tăng nhu động và kích thích nhu động ruột.

Một số thực phẩm khác:

  • Atiso: Chứa Prebiotic có công dụng làm tăng tần số thải phân ra ngoài và cải thiện chứng táo bón lâu ngày.
  • Đại hoàng: Với tác dụng chính là nhuận tràng, kích thích ruột và làm mềm phân hiệu quả nhưng không sử dụng lá, chỉ dùng thân cây.
  • Khoai lang: Chứa cellulose và lignin, pectin rất tốt cho người bị táo bón.
  • Cám yến mạch: Lấy ở phần vỏ ngoài của hạt yến mạch, chúng chứa nhiều chất xơ làm cải thiện đáng kể tần suất hoạt động nhu động ruột.
Hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ để phòng tránh, điều trị bệnh có hiệu quả hơn
Hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ để phòng tránh, điều trị bệnh có hiệu quả hơn

2/ Không nên ăn

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: chứa nhiều đường lastic không tốt cho đại tràng.
  • Thịt đỏ (bò): khó tiêu hóa, gây trướng bụng và khó xuống đại tràng.
  • Thực phẩm chứa quá nhiều Sắt và Canxi: gây nóng trong, khó hấp thu dễ gây táo bón.
  • Thức ăn tinh chế (cháo, súp đặc, cà rốt nghiền…).
  • Một số thực phẩm: cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, chất kích thích, chứa cồn, ga…, chocolate, thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo, chứa nhiều chất bảo quản…

Mặc dù chế độ ăn uống có thể cải thiện được tình trạng táo bón hiệu quả, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, không do các bệnh lý khác gây ra. Nếu bị táo bón kéo dài, tình trạng không thuyên giảm sau khi cải thiện ăn uống, bệnh nhân nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh