Viêm khớp

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Viêm khớp là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các hoạt động thường ngày. Nó khiến người bệnh gặp phải tình trạng sưng, đau, bị giới hạn hoạt động ở một hay nhiều khớp xương khác nhau. Do đó, nhận biết được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có những biện pháp điều trị và phòng tránh từ sớm là điều vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh viêm khớp ngay trong bài viết sau đây.

Viêm khớp là gì? Cẩn trọng với những dạng viêm khớp tưởng như “vô hại”

Viêm khớp (tên tiếng Anh: Arthritis) là một căn bệnh phổ biến xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương bị bào mòn đi theo thời gian, có thể ảnh hưởng đến từ một hoặc nhiều vị trí xương khớp khác nhau.

Theo thống kê: Có tới hơn 100 loại viêm khớp khác nhau và nguyên nhân gây ra căn bệnh này cũng vô cùng đa dạng. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi (thường là từ 65 tuổi trở lên). Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể tấn công cả ở với trẻ em, thanh thiếu niên, người trẻ tuổi…

Viêm khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi
Viêm khớp là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi

Nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Ngoài ra, đối tượng dễ bị bệnh xương khớp có thể kể đến như: người thừa cân, béo phì, người lười vận động, gia đình có tiền sử bị viêm khớp… Có nhiều dạng viêm khớp thường gặp, đó là:

Viêm khớp dạng thấp: Dạng viêm khớp này còn được gọi là bệnh thấp khớp. Tình trạng này sẽ chuyển biến thành viêm đa khớp nếu chúng xảy ra cùng lúc tại nhiều vị trí khớp xương khác nhau trên cơ thể. Thấp khớp là căn bệnh rất phổ biến và thường gặp nhất ở người già.

Viêm khớp phản ứng: Dạng viêm khớp này liên quan đến cột sống, bao gồm cả viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp. Đặc biệt liên quan đến bệnh viêm ruột, bệnh viêm khớp cột sống.

Viêm khớp vảy nến: Căn bệnh này khiến cho nhiều người dễ lầm tưởng với các vấn đề về móng với những biểu hiện mẩn ngứa… Thực chất, viêm khớp vảy nến là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tự tấn công lại các tế bào khỏe mạnh ở da và khớp. 

Viêm xương khớp: Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, xảy ra khi sụn (mặt trơn, đệm 2 đầu xương) bị mòn đi khiến cho các xương bị cọ xát trực tiếp vào nhau. Điều này gây đau đớn, sưng, cứng khớp làm hạn chế khả năng vận động.

Viêm khớp tự miễn: Khi hệ thống miễn dịch gặp vấn đề và rối loạn về hoạt động, nó sẽ tấn công nhầm các khớp đang bị viêm trong cơ thể. Tình trạng này gọi là viêm khớp tự miễn. Hậu quả của nó là làm xói mòn khớp, một vài cơ quan nội tạng và mắt có nguy cơ bị phá hủy nhanh chóng.

Viêm khớp truyền nhiễm: Tình trạng này xảy ra do một loại virus hoặc vi khuẩn tấn công vào cơ thể và gây viêm. Loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền qua đường tình dục, do truyền máu hoặc qua con đường ăn uống. Vết nhiễm trùng có thể điều trị băng kháng sinh.

Viêm khớp chuyển hóa: Khi axit uric tích tụ thành các tinh thể tồn tại phía trong khớp sẽ khiến cho các khớp xương gặp phải những cơn đau đột ngột và chuyển sang gout. Căn bệnh này nếu chuyển biến thành mãn tính có thể gây tàn phế.

Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, không thể xem thường
Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, không thể xem thường

Theo vị trí, viêm khớp chia thành những dạng khác nhau như:

  • Viêm khớp gối: Khớp gối bị viêm nhiễm sẽ làm cho toàn bộ vùng gối của người bệnh bị đau buốt và tê nhức. Điều này khiến cho lớp sụn khớp thô ráp bị bào mòn dần, các khớp xương cọ vào nhau từ đó hình thành sưng viêm đầu gối. Bệnh gây ra những cơn đau buốt dữ dội ở các chi.
  • Viêm khớp thái dương hàm: Khớp thái dương hàm có tác dụng là thực hiện hoạt động của hàm đẩy về phía trước, phía sau và sang 2 bên. Người bệnh sẽ gặp khó khăn, nhất là khi ăn uống nếu khớp thái dương hàm bị viêm.
  • Viêm khớp háng: Vùng háng, khớp đùi và thắt lưng hông thường xuyên gặp những cơn đau chính là biểu hiện của bệnh viêm khớp háng. Cả vùng háng bên trái và bên phải đều có thể bị các vết viêm tấn công. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất lớn đến vận động và đi lại của người bệnh.
  • Viêm khớp cùng chậu: Vết viêm xảy ra ở xương cột sống và xương chậu sau đó tác động đến những vùng xung quanh như: thắt lưng, vùng hông, chân.
  • Viêm khớp vai: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người thường xuyên phải lao động nặng, sử dụng vai để mang vác đồ nặng, những người trên 50 tuổi…
  • Viêm khớp cổ chân: Khớp cổ chân và bàn chân là bộ phận chịu nhiều áp lực lớn nhất của toàn bộ cơ thể. Tất cả những hoạt động thường ngày nếu bị tác động sai cách chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh đều có khả năng gây tổn thương cho khớp cổ chân, khớp bàn chân và khớp ngón chân cái.. Tình trạng này gây viêm sưng, đau thậm chí nặng hơn có thể gây bại liệt.
  • Viêm khớp ngón tay: Đầu ngón tay (DIP) là vị trí nối giữa những ngón tay (PIP) và khớp nối cổ tay, ngón tay cái. Những biến chứng sưng viêm sẽ làm biến dạng và mất chức năng vận động của tay gây tàn tật.

Căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khó lường

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại khó lường như:

  • Viêm khớp lâu ngày sẽ gây đau khớp, cứng khớp cản trở đến việc thực hiện những công việc hằng ngày. Một vài trường hợp bệnh nhân còn mất khả năng lao động.
  • Tàn phế: Bệnh nhân không điều trị đúng cách hoặc không điều trị kịp thời sẽ có khả năng gây biến chứng tàn phế suốt đời.
  • Dần hình thành gai xương
  • Tác động đến dây thần kinh và gây tắc mạch máu
  • Người bệnh mất đi khả năng vận động thông thường, dần dần ảnh hưởng đến vận động
  • Viêm khớp gây teo cơ, bại liệt vĩnh viễn
  • Gây ra các vấn đề về tim mạch
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp
Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm khớp

Khi có những biểu hiện bất thường về xương khớp, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở uy tín để thăm khám và phát hiện bệnh. Nói cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình chính là cách tốt nhất để giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất.

Bệnh có nguy hiểm không? – Đừng xem thường những con số “biết nói”

Theo các số liệu thống kê: Tỷ lệ người bệnh gặp phải các dạng viêm khớp chiếm đến 35% dân số trên thế giới. Con số này cũng đang tăng lên một cách chóng mặt. Theo đó:

  • Cứ khoảng 100 người trưởng thành thì có khoảng từ 1 – 5 người gặp các vấn đề liên quan đến viêm khớp (phần lớn bệnh nhân có độ tuổi ngoài 20)
  • Tổ chức y tế thế giới cũng ghi nhận có khoảng 350 triệu người đang sống chung với bệnh.
  • Bệnh nhân trong độ tuổi trên 65 chiếm tới khoảng 50%
  • Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân không có tiền sử gia đình bị bệnh liên quan đến xương khớp
  • Rất nhiều bệnh nhân gặp biến chứng tàn phế. Một vài trường hợp bệnh nhẹ cũng gây tổn thương cột sống
  • Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh đang tăng nhanh, vượt qua số lượng bệnh nhân là nam giới mắc bệnh

Triệu chứng cảnh báo bệnh viêm khớp

Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt như:

  • Đau khớp: Những cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi vận động mạnh
  • Cứng khớp: Người bệnh sẽ dễ bị cứng khớp khi ngồi, nằm lâu không vận động các khớp, nhất là vào buổi sáng khi thức dậy.
  • Sưng tấy: Những khớp xương có thể sưng tấy lên khi bạn bị viêm khớp
  • Hoạt động chân tay không linh hoạt: Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn hơn khi vận động các khớp, đi lại, cầm nắm đồ vật cũng không còn linh hoạt như trước.
  • Vùng da xung quanh khớp bị viêm mẩn đỏ

Ngoài ra, còn có một số  triệu chứng kèm theo như: phát ban, ngứa, khó thở, sút cân trong thời gian ngắn… Một vài triệu chứng có thể liên quan đến những chứng bệnh khác nữa.

Tất cả những triệu chứng bệnh kể trên có thể tiến triển nặng hơn hoặc cũng có thể giữ nguyên tùy từng trường hợp bệnh khác nhau. Khi bệnh có chuyển biến mãn tính sẽ gây cản trở lớn đến hoạt động thường ngày, kể cả việc đi bộ cũng bị ảnh hưởng rất lớn.

Bệnh gây ra nhiều biến đổi cấu trúc xương khớp vô cùng đáng ngại. Nhiều trường hợp người bệnh có thể bị tác động cả đến tim, mắt và nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Nguyên nhân viêm khớp

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính gây bệnh là do các sụn bị sần lên và bào mòn dần theo thời gian. Lớp sụn có tác dụng liên kết vững chắc với các mô và giúp cho hoạt động vận động trở nên linh hoạt hơn. Nó bao lấy đầu xương và ngăn các khớp xương tiếp xúc với nhau. Chính vì lý do đó, khi lớp sụn bị ảnh hưởng sẽ gây ra những tác hại lớn đến xương khớp.

Vô vàn nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp
Vô vàn nguyên nhân khiến cho bạn có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp

Sau đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị viêm đa khớp:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh hơn do xương khớp bắt đầu có dấu hiệu thoái hóa.
  • Giới tính: Bệnh thường tấn công phụ nữ nhiều hơn là nam giới
  • Do cân nặng không ổn định, thừa cân: Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn bình thường. Trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng thêm áp lực lên các khớp, nhất là vùng hông, đầu gối. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây sưng viêm đến xương khớp.
  • Chấn thương, nhiễm trùng gây sưng viêm: Vết thương lâu phục hồi, vết thương hở bị nhiễm trùng sẽ phá vỡ liên kết tự nhiên của các mô sụn và gây sưng viêm. Ngoài ra, chấn thương do hoạt động mạnh, đột ngột, do tai nạn hay những chấn thương trước đó cũng có thể tái phát và làm tăng nguy cơ viêm đa khớp.
  • Tính chất công việc: Một vài nghề lao động nặng, thường xuyên tạo áp lực lên một khớp, lặp đi lặp lại cũng sẽ gây ra tình trạng đau và sưng viêm các khớp.
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh về xương khớp cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh gấp 5 lần so với người bình thường
  • Dị tật bẩm sinh: Một vài trường hợp bị bệnh do dị dạng, sụn bị lỗi từ nhỏ
  • Rối loạn tự miễn dịch: Tình trạng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể mất kiểm soát và tấn công đến những tế bào khỏe mạnh của xương khớp

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp kiểm soát và có phương pháp điều trị chứng bệnh hiệu quả hơn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp hiệu quả nhất

Nhằm xác định bạn có bị mắc bệnh viêm khớp hay không, các y bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra chẩn đoán bệnh. Những phương pháp chẩn đoán viêm khớp thường dùng nhất đó là:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này cho phép các bác sĩ quan sát tình trạng bào mòn sụn khớp, từ đó đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể đối với những phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp chẩn đoán này là chưa thể xác định chính xác các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh.
  • Chụp CT và MRI: Sử dụng phương pháp chẩn đoán này cho phép bác sĩ quan sát chi tiết tình trạng ở xương, khớp cùng toàn bộ phần mô mềm xung quanh.
  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể tìm ra sự hiện diện của một số kháng thể như anti-CCP, yếu tố dạng thấp (RF), kháng thể kháng nhân (ANA)…  Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán và xác định đang mắc viêm khớp ở dạng nào?

Cách chữa bệnh viêm khớp hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay, cùng với sự phát triển của Y học, có rất nhiều phương pháp điều trị viêm khớp khác nhau. Tuy nhiên, không phải phương pháp điều trị nào cũng có khả năng mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. Một số cách chữa viêm khớp hiệu quả nhất có thể kể đến đó là:

Dùng thuốc tân dược – giảm đau nhanh nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu

Có một số loại thuốc Tây y có khả năng kháng viêm, giảm đau thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc có tác dụng giảm nhanh những cơn đau nhức xương khớp có thể kể đến như: paracetamol, tramadol, hydrocodone… Tuy nhiên, bệnh nhân khi dùng thuốc cũng cần chú ý vì thuốc không có tác dụng kháng viêm.
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này đem lại tác dụng nhờ việc giảm đau và kháng viêm tại các vùng sưng do viêm khớp. Một số loại thuốc trong nhóm này gồm có: ibuprofen, naproxen… Thuốc được sử dụng dưới dạng thuốc uống, kem bôi da hoặc miếng dán chống sưng viêm.
  • Thuốc chống thấp tác dụng chậm (còn có tên tiếng anh là Disease Modifying Antirheumatic Drugs – DMARDs): Nhóm thuốc này được dùng chủ yếu cho viêm khớp dạng thấp. Những loại thuốc này có khả năng làm chậm sự phát triển của bệnh hoặc cản trở các tế bào bạch cầu tấn công đến các khớp. Hai loại thuốc thường dùng nhất trong nhóm này đó là Methotrexate và hydroxychloroquine.
Dùng thuốc Tây, bệnh nhân nên thận trọng
Dùng thuốc Tây, bệnh nhân nên thận trọng

Ngoài những loại thuốc tân dược kể trên, bệnh còn được điều trị theo một số cách khác như: dùng tác nhân sinh học, phẫu thuật (phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật làm cứng khớp, thay khớp). Trường hợp bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật thường là bệnh đa chuyển qua mãn tính, mất khả năng vận động và đang ở mức nguy hiểm.

Ưu điểm: Thuốc tân dược và các phương pháp phẫu thuật chữa bệnh viêm khớp có tác dụng giảm nhanh các cơn đau buốt do bệnh gây ra

Nhược điểm: Thuốc tân dược chưa thể chữa bệnh tận gốc và chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Mẹo dân gian chữa bệnh viêm khớp

Từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường truyền miệng nhau về các phương pháp điều trị bệnh viêm khớp tại nhà với những nguyên liệu sẵn có. Một số mẹo dân gian chữa bệnh được dùng phổ biến nhất đó là:

Nha đam xoa dịu vết sưng viêm

Nha đam là được coi như một loại thảo dược quen thuộc với vô vàn những công dụng khác nhau. Người bệnh có thể tận dụng nha đam chữa bệnh xương khớp theo cách sau đây:

Cách thực hiện: 

  • Dùng lá nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và lọc bỏ nhớt. 
  • Xay nhuyễn phần thịt nha đam thành dạng gel và dùng hằng ngày
  • Bôi trực tiếp gel nha đam này lên phần da nhỏ để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng hay không. Nếu không thấy phản ứng bất thường thì có thể sử dụng để bôi lên vết sưng viêm khớp để giảm sưng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua gel nha đam được chiết sẵn tại các quầy thuốc cũng mang lại hiệu quả tương tự

Gừng có thành phần kháng viêm

Trong Đông y, gừng được tận dụng như một vị thuốc có tính kháng viêm vô cùng hiệu quả. Hợp chất có trong gừng đã được chứng minh là có tính kháng viêm, giảm sưng đau hiệu quả.

Gừng có công dụng xoa dịu triệu chứng viêm khớp khá tốt
Gừng có công dụng xoa dịu triệu chứng viêm khớp khá tốt

Cách thực hiện:

  • Dùng gừng lát mỏng cho vào trà và uống hằng ngày. Trà gừng mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đa khớp hiệu quả.
  • Dùng gừng giã nhuyễn sau đó bọc lại trong miếng vải. Cho bọc gừng vào cùng với 2 lít nước và đun trên lửa nhỏ. Dùng khăn tẩm nước gừng ấm và đắp lên vết sưng do viêm khớp. Đắp liên tục khoảng 30 phút

Giảm đau khớp nhờ trà xanh

Trà xanh có thể làm giảm viêm khớp hiệu quả. Bạn có thể uống nước ấm pha trà xanh vào mỗi sáng hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp nói chung.

Thuốc Đông y chữa viêm khớp – lựa chọn “chậm mà chắc”

Hoạt huyết Phục cốt hoàn được coi là một trong những sản phẩm an toàn, hiệu quả và được đánh giá rất cao. Sản phẩm có sự kết hợp của 3 chế phẩm: Phong thấp hoàn, Bổ thận hoàn và Giải độc hoàn.

Hoạt huyết phục cốt hoàn là bài thuốc đông y chữa viêm khớp hiệu quả
Hoạt huyết phục cốt hoàn là sản phẩm đông y cho người viêm khớp

Tổng thể sản phẩm có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe xương khớp vô cùng hiệu quả nhờ khu phong tán hàn, thông sơ kinh lạc, bổ thận kiện tỳ hiệu quả.

Thành phần của Hoạt huyết phục cốt hoàn là thảo dược lành tính, an toàn và có tác dụng tốt với sụn khớp, tái tạo dịch khớp, tăng thêm độ dẻo dài và bền bỉ của xương khớp.

Vật lý trị liệu

Điều trị nội khoa bằng thuốc giúp giảm đau, kháng viêm hiệu nhanh chóng nhưng thường chỉ cho hiệu quả ngắn hạn. Dùng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời mà không loại bỏ căn nguyên của bệnh, bệnh nhân vẫn có thể tái phát. Các phương pháp trị liệu mang đến hiệu quả lâu dài và toàn diện hơn.

Tác dụng của vật lý trị liệu trong điều trị bệnh về cơ xương khớp

Vật lý trị liệu được xem như kim chỉ nam trong việc điều trị nguyên nhân gốc rễ gây bệnh, trị liệu không chỉ dứt điểm các triệu chứng khó chịu mà còn giúp phục hồi lại chức năng xương khớp. Trị liệu giúp phòng và chữa bệnh vận dụng các tác nhân vật lý để tăng cường hệ vận động.

Vật lý trị liệu điều trị bệnh xương khớp là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân
Vật lý trị liệu điều trị bệnh xương khớp là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân

Đặc biệt, với những phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp cho hệ vận động phục hồi mà không gây biến chứng.

Người mắc bệnh viêm khớp nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn uống cũng là một trong những điều mà người bệnh viêm khớp cần chú ý. Mặc dù việc dùng thực phẩm không thể điều trị tận gốc bệnh nhưng nó có tác dụng hỗ trợ rất tốt. 

Một số loại thực phẩm mà người bệnh viêm khớp nên ăn đó là:

  • Cá (nên ưu tiên ăn những loại cá béo như cá hồi, cá thu…)
  • Viêm khopws nên ăn hạt đậu, rau củ quả và các loại trái cây để bổ sung thêm canxi
  • Dầu ô liu rất tốt cho xương
  • Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm mà người bị viêm khớp nên ăn
  • Bổ sung canxi từ nước hầm xương

Bị viêm khớp kiêng gì?

Ngoài việc bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tránh một số loại thực phẩm có thể gây hại đến xương khớp như: 

  • Tránh những thực phẩm giàu hàm lượng photpho, đặc biệt là nội tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
  • Viêm khớp cần tránh ăn thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, đồ hộp
  • Đồ ngọt, bánh kẹo, các loại nước có gas gây hại đến xương khớp
  • Một số thực phẩm gây hại khác như: chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Để giúp cho xương khớp khỏe mạnh, phòng tránh viêm khớp từ sớm, bạn hãy thực hiện theo cách sau đây:

  • Tập luyện thường xuyên, đúng cách để giúp xương khớp và cơ thể dẻo dai hơn
  • Giữ cân nặng hợp lý với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học
  • Hạn chế đi giày cao gót
  • Phòng tránh chấn thương tác động mạnh đến xương
  • Uống nước và bổ sung vitamin D cho cơ thể

Bài viết trên đây cung cấp những thông tin về bệnh viêm khớp và cách điều trị bệnh tốt nhất cho bạn. Hy vọng những thông tin này có thể gợi ý cho bạn chọn lựa được phương pháp điều trị bệnh xương khớp phù hợp nhất. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh