Tìm hiểu về bệnh ho: Các dạng thường gặp và cách điều trị ho hiệu quả nhất

Ngày cập nhật: 15/04/2024 Biên tập viên: Hải Yến

Cơn ho xuất hiện và kéo dài dai dẳng gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh như: đau rát cổ, tức ngực, khó thở… . Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, những triệu chứng ho càng trở nên trầm trọng hơn. Vậy bệnh ho là gì, có nguy hiểm không, làm sao để chấm dứt những cơn ho nhanh chóng và lâu dài? Những thông tin về bệnh ho trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết, đầy đủ nhất.

Cơn ho nói cho bạn biết điều gì?

Ho xảy ra do các tế bào tại đường hô hấp bị kích thích, khi đó, phổi phải đẩy bớt lượng không khí ra bên ngoài. Đây là một triệu chứng rất dễ gặp phải, nó liên quan đến các căn bệnh về hô hấp và tiêu hóa, đôi khi nó còn liên quan đến những căn bệnh về tim mạch.

Những cơn ho có thể xuất hiện đột ngột và liên tục lặp lại giống như một phản xạ có điều kiện để loại bỏ bớt các dịch tiết, bụi, vi khuẩn
Những cơn ho có thể xuất hiện đột ngột và liên tục lặp lại giống như một phản xạ có điều kiện để loại bỏ bớt các dịch tiết, bụi, vi khuẩn

Đa số những cơn ho sẽ xuất hiện cùng với những đợt cúm, cảm lạnh với những mức độ khác nhau. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp, ho sẽ kèm theo đờm, dịch nhầy, đôi khi còn lẫn cả máu. Trong trường hợp này, cơn ho sẽ là cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm, nhất là: lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi…

Những cơn ho được chia thành nhiều cấp độ, trong đó, phổ biến nhất là những dạng như:

  • Cấp tính: Virus tấn công đường hô hấp và gây nhiễm trùng. Người bệnh bị cảm mạo cũng có thể gây ho cấp tính kéo dài khoảng dưới 3 tuần. 
  • Mãn tính: Khi những cơn ho dai dẳng kéo dài trên 8 tuần sẽ là lời cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm hơn như: nhiễm trùng, hen suyễn, trào ngược dạ dày, viêm phế quản mạn…
  • Ho gà: Trực khuẩn ho gà truyền nhiễm bệnh thông qua đường hô hấp. Đặc biệt, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ho gà tấn công nhất. Cơn ho chuyển biến nhanh nếu không điều trị đúng cách.
  • Ho tắc tiếng, mất tiếng, ho khan: Ho trong thời gian dài khiến cho bệnh nhân mất tiếng không thể nói được, đau rát cổ họng khó chịu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan cho biết:

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

“Bất kể đối tượng nào cũng có thể gặp phải những cơn ho với thời gian ngắn dài khác nhau. Nếu bệnh nhân chỉ bị cảm cúm, cảm lạnh thì những cơn ho cũng sẽ nhanh chóng dừng lại. Nhưng nếu dai dẳng hơn sẽ là lời cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe.”

Bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách rất dễ chuyển sang lao phổi, ung thư phổi rất cao. Vì thế, cần cảnh giác với những cơn ho để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh ho và các triệu chứng đi kèm

Ho không phải là một căn bệnh riêng biệt mà là lời cảnh báo của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất đi kèm với tình trạng ho đó là: sốt, lạnh, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, viêm họng, sổ mũi, đau nhức đầu…

Phần lớn những cơn ho này có thể suy giảm trong khoảng 2 tuần. Vậy nhưng, nếu những cơn ho kèm theo các dấu hiệu đau tức ngực, mất tỉnh táo, ho ra máu…thì cần nhanh chóng đi thăm khám và đến gặp bác sĩ ngay lập tức

Đâu là nguyên nhân gây ra những cơn ho?

Một vài nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn ho có thể kể đến như:

  • Dị vật hoặc tác nhân kích ứng: Ho cũng là một phản ứng để làm sạch cổ họng, nhất là khi có những dị vật tiếp xúc với họng. Một vài tác nhân kích ứng khác như: đồ ăn quá cay, quá nóng hoặc quá lạnh cũng là những tác nhân gây bệnh ho. 
  • Virus và vi khuẩn: Nhiễm trùng đường hô hấp cũng xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu này. Trong trường hợp nhiễm trùng hô hấp kéo dài, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh.
  • Hút thuốc: Thường xuyên hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc cũng sẽ khiến bạn gặp phải những cơn ho mãn tính.
  • Hen suyễn: Đây là căn bệnh dễ gặp phải ở trẻ nhỏ. Khi bị hen suyễn, bạn sẽ thấy có tiếng thở khò khè, thở nông và hệ hô hấp bị ảnh hưởng lớn.
  • Thuốc: Lạm dụng thuốc, nhất là loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp và bệnh tim). Cơn ho sẽ hết khi bệnh nhân ngừng thuốc.
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh
Những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra những cơn ho khác như: Chảy dịch mũi, viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản, phế quản, trào ngược axit…

Đôi khi, ho cũng xảy ra do phản ứng của cơ thể với môi trường bên ngoài. Vì thế, khi có dấu hiệu, nhất là ho khan, ho dai dẳng, bạn cần nhanh chóng thăm khám và điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Khi gặp những cơn ho, rất nhiều bệnh nhân thường chủ quan với bệnh. Phần lớn họ đều cho rằng cơn ho sẽ chấm dứt trong khoảng vài ngày. Vậy nhưng, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý đến sức khỏe và cảnh giác với triệu chứng ho.

“Không điều trị kịp thời những cơn ho sẽ nhanh chóng chuyển thành mãn tính và tổn hại lớn đến sức khỏe. Bệnh nhân cần thăm khám, điều trị tại những đơn vị uy tín để nhanh chóng chấm dứt những cơn ho này”.

Phương pháp điều trị những cơn ho phổ biến nhất hiện nay đó là: Dùng thuốc kháng sinh, chữa ho từ mẹo dân gian và các phương pháp trị liệu từ Đông y. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm khác nhau và cho hiệu quả điều trị cũng hoàn toàn khác biệt. Tùy theo thể trạng và mức độ bệnh, có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

Chữa tại nhà với mẹo dân gian – khó dứt điểm

Những bài thuốc chữa ho với mẹo dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác từ lâu đã được cha ông ta áp dụng.

Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ giảm cơn ho tại nhà
Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ giảm cơn ho tại nhà

Những bài thuốc dân gian tận dụng nguồn thảo dược sẵn có, giá thành rẻ được sử dụng nhiều nhất như:

  • Lá hẹ: Rửa sạch lá hẹ tươi, chưng cùng với đường phèn. Dùng nước lá hẹ cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần một muống nhỏ. Người lớn dùng với liều lượng nhiều hơn một thìa và có thể ăn cá lá. Nên áp dụng nước lá hẹ trong khoảng 5 ngày liên tục.
  • Dùng mật ong nguyên chất: Mật ong có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm. Để giảm những cơn ho, bạn có thể pha mật ong cùng với nước ấm và cho thêm một chút chanh tươi.
  • La húng, quất và đường phèn: Bạn có thể dùng 1 nắm lá húng rửa sạch, xay nhuyễn cho thêm vào đó từ 3 đến 4 quả quất và cho thêm một chút đường phèn. Đem hỗn hợp vừa xay lọc lấy nước và hấp cách thủy, uống trong ngày 2 lần.
  • Tỏi giảm viêm hiệu quả: Nướng chín vài nhánh tỏi, bỏ vỏ và xay nhuyễn. Cho tỏi vừa xay pha với nước ấm và uống hằng ngày.

Tuy nhiên, những bài thuốc chữa ho tại nhà cho hiệu quả không cao, dễ gây dị ứng. Do đó, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ khi bệnh mới tái phát. 

Sử dụng thuốc Tây y – đề phòng những tác dụng phụ

Nhiều loại thuốc tân dược dùng để trị ho, tiêu đờm thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Những loại thuốc tân dược này có thành phần kháng sinh tiêu viêm, giảm ho nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc dễ gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc dẫn đến nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Trẻ nhỏ khi dùng tân dược trị ho cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn.
Trẻ nhỏ khi dùng tân dược trị ho cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dùng đúng liều lượng theo chỉ dẫn.

Một số loại thuốc Tây y có tác dụng điều trị ho đó là:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin và thuốc chống xung huyết, thuốc được dùng trong trường hợp ho có kích ứng và chảy dịch nhầy màu trắng.
  • Thuốc dạng xịt chữa hen suyễn có tác dụng chính là làm giảm viêm và thông thoáng đường thở cho người bệnh
  • Một số loại thuốc giảm ho, kháng khuẩn như: Codein, Dextromethorphan,… có tác dụng ức chế cơn ho nhanh chóng. Dựa theo lứa tuổi, những loại thuốc này sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau.
  • Thuốc loãng đờm: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol, eprazinon… có tác dụng giảm đờm, long đờm và tiêu đờm nhanh chóng

Như vậy, có thể thấy những bài thuốc chữa mẹo hay những loại thuốc Tây y đều có những nhược điểm chung là chưa thể khắc phục triệu chứng một cách toàn diện. Khi mắc bệnh, bạn cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh tốt nhất.

Thuốc Đông Y chữa ho – cần kiên trì sử dụng

Có một số bài thuốc Đông Y thường dùng phổ biến nhất đó là:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị nguyên liệu: 

  • Dùng 9g gồm hạnh nhân, bách bộ, cát cánh, tử uyển cùng với 12 g: bạch giới tử, khoản đông hoa, la bạc tử. 
  • Lấy tất cả nguyên liệu và cho vào để sắc uống, mỗi 1 thang dùng một ngày. Nên uống thuốc theo cách chia nhỏ thành 3 lần và uống mỗi ngày. 
  • Uống liên tục trong 5-7 ngày.
Nhiều bài thuốc Đông y chữa ho mang lại hiệu quả điều trị khá tốt
Nhiều bài thuốc Đông y chữa ho mang lại hiệu quả điều trị khá tốt

Bài thuốc số 2:

  • Nguyên liệu gồm có: Lá chanh, cỏ trói gà, lá táo, dùng thêm trần bì và cam thảo. 
  • Đem sắc những loại nước này rồi uống thay nước lọc hàng ngày.

Bài thuốc số 3:

  • Dùng tất cả 300g lá táo, lá chanh cùng với 200g lá dâu. 
  • Phơi khô những nguyên liệu này rồi tán thành bột mịn. Vo viên lại cùng với mật ong, mỗi viên nhỏ vừa uống. 
  • Mỗi lần dùng khoảng 200g viên chia hai lần trong ngày.

Vật lý trị liệu – giúp bạn chấm dứt cơn ho, nâng cao sức khỏe

Chữa bệnh nhờ các phương pháp của Y học cổ truyền đã và đang được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn. Trong các liệu pháp chữa ho thì cấy chỉ chính là liệu pháp mang lại hiệu quả cao và an toàn nhất cho người bệnh.

Biện pháp trị liệu này có tác dụng kích thích lâu dài tại vị trí có bệnh, tạo ra tác dụng trị bệnh tương tự như châm cứu đẩy lùi cơn hen suyễn nhanh chóng. Chỉ catgut – chỉ tự tiêu có bản chất là protein, do đó trong quá trình chỉ tự tiêu đi vào huyệt sẽ tạo ra chất kích thích cơ học. Quá trình này phát huy tác dụng chữa bệnh tối ưu của huyệt đạo, làm giảm hen phế quản, giảm khó thở và chống viêm.

Để việc điều trị bằng vật lý trị liệu cho kết quả cao nhất, người bệnh cần tìm đến các cơ sở điều trị uy tín, trị liệu được thực hiện bởi người thực sự có tay nghề và hiểu biết rõ về hệ thống huyệt đạo trên cơ thể.

Hiện nay, tại Việt Nam, đơn vị điều trị bệnh ho bằng vật lý trị liệu chất lượng và uy tín nhất chính là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đông phương Y pháp. Đông phương Y pháp được đánh giá rất cao trong giới YHCT, trở thành đơn vị có tên tuổi. Ngày càng có nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn trung tâm bởi nơi đây đã được đầu tư kĩ lưỡng từ con người cho đến cơ sở vật chất.

Đông phương Y pháp lựa chọn ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu. Trường phái này nổi bật nhất là việc sử dụng kim dài và châm xuyên huyệt (châm từ huyệt này sang huyệt kia theo đường kinh lạc). Việc châm xuyên huyệt này có khả năng tăng thêm hiệu quả gấp nhiều lần và có giúp giảm đau tốt hơn. 

Bị ho nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh lý gây ra những cơn ho. Vì thế, để chữa ho nhanh, phòng ngừa tái phát, người bệnh cần hết sức chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm hằng ngày.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh nên ăn và nên tránh:

  • Bị ho nên ăn: Thực phẩm giàu vitamin A, kẽm, chất sắt (thịt bò, thịt lợn), thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi,…), thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp…
  • Bị ho nên kiêng ăn: Một số thực phẩm khiến cơn ho dai dẳng hơn, nhất là thực tanh (tôm, cua, cá), đồ ăn lạnh, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ,….
Giữ ấm cơ thể để phòng tránh bệnh hiệu quả
Giữ ấm cơ thể để phòng tránh bệnh hiệu quả

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, người bị ho nên chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, tránh tắm khuya, tắm nước quá lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị tấn công bởi những căn bệnh đường hô hấp.

Làm sao để phòng ngừa bệnh?

Để ngăn ngừa những cơn ho tấn công cơ thể, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Ngoài ra, bạn cần thực hiện những biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Tránh xa thuốc lá: Khói thuốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại, đặc biệt, phổi sẽ bị ảnh hưởng lớn làm cho những cơn ho kéo dài hơn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Bạn nên lựa chọn chế độ dinh dưỡng với nhiều trái cây, chất xơ và flavonoid. bổ sung nước ép hoa quả hằng ngày.
  • Tránh môi trường ô nhiễm: Đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh.
  • Giữ vệ sinh cá nhân: THường xuyên vệ sinh đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, giữ chăn gối sạch sẽ để tránh những tác nhân kích ứng đến hệ hô hấp
  • Nghỉ ngơi, tập luyện đầy đủ: Nâng cao sức khỏe tự nhiên, tăng cường đề kháng là cách tốt nhất để tránh những cơn ho dai dẳng

Với những thông tin về bệnh ho và những phương pháp chữa hiệu quả nhất như trên, hy vọng bạn đọc có thêm hiểu biết để điều trị bệnh. Đừng để những cơn ho dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hãy mau chóng chấm dứt chúng với những liệu pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh