Hướng dẫn chi tiết cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Ngày đăng: 03/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Hiện nay, nước ta có khoảng 30% dân số bị giãn tĩnh mạch chi dưới, và con số này đang tăng dần theo thời gian. Trong các phương pháp trị liệu, xoa bóp bấm huyệt được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi trội. Mời bạn đọc cùng tham khảo các thông tin cụ thể về cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch trong bài viết sau đây.

Ưu điểm của phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân là sự suy giảm chức năng tuần hoàn máu trong quá trình đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch vùng chân. Từ đó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại gây ra những biến đổi về huyết động và những biến dạng tổ chức mô liên quan.

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, giãn tĩnh mạch chân được mô tả trong phạm vi chứng “Cân lựu” (Tức chứng gân xanh tím xoắn lại từng hòn, kết thành như con giun, hay nổi lên ở vùng bụng chân).

Bệnh có nguyên nhân do huyết ứ, khí trệ bắt nguồn từ vào nhiều yếu tố (tư thế, tính chất công việc, béo phì, môi trường độ ẩm cao, rối loạn hormone, thoái hóa van tính mạch một chiều do tuổi tác,…). Biểu hiện đặc trưng của người bệnh bị giãn tĩnh mạch chi dưới là cảm giác nhức mỏi, nặng chân, tê bì, phù hay bị chuột rút về đêm,…

Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng thường gặp hiện nay
Giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng thường gặp hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được đưa ra để điều trị bệnh lý này. Tuy nhiên, các phương pháp Tây y thường đi kèm nhiều tác dụng phụ gây áp lực lên chức năng gan, thận. Do vậy, khi tình trạng bệnh mới chớm hoặc phối hợp điều trị với các phương pháp chuyên sâu, bạn đọc có thể lựa chọn xoa bóp bấm huyệt chữa giãn tĩnh mạch.

Cụ thể, cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch có những tác dụng như sau:

  • Khi xoa bóp, hệ thống mạch máu dưới da được kích thích để tuần hoàn lưu thông tốt hơn, loại trừ những khả năng bị ứ đọng ở tĩnh mạch. Nhờ đó cũng cải thiện được tình trạng tê, đau nhức chân, hội chứng chân không yên trong bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Phát huy công dụng của thần kinh hưng phấn để giải tỏa các ảnh hưởng tiêu cực, tạo nên các kích thích nội tiết. Khi đó, các hệ lympho sẽ tiết ra các hợp chất hóa chất như endorphin có tác dụng giảm đau, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Khi xoa bóp, những vảy sừng của biểu bì da bị bong ra tạo điều kiện cho tuyến mồ hôi và tuyến mỡ bài tiết tốt hơn. Tức là tạo điều kiện cho quá trình đào thải những sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá hiệu quả hơn.

Nhờ các tác động của phương pháp xoa bóp mà bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguyên nhân do tư thế, tính chất công việc hoạt động nhiều,… có thể được hồi phục rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bệnh bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh lý thì cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác để bệnh mau chóng thuyên giảm.

Như vậy, xoa bóp – bấm huyệt có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe, không chỉ mang lại cảm giác thoải mái mà còn tác động đến toàn bộ cơ thể qua hệ thống kinh lạc, huyệt đạo, các đường phản xạ để làm tăng hiệu quả trị bệnh.

Hướng dẫn cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch được thực hiện rất đơn giản, người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà với các bước như sau:

Ngâm chân với nước ấm

Trước khi thực hiện xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân, bạn đọc nên ngâm chân với nước ấm để giúp chân thư giãn và máu dễ lưu thông hơn. Bạn đọc có thể thêm tinh dầu vào nước để tạo mùi hương dễ chịu. Sau khoảng 5 – 10 phút ngâm thì ngưng và lau khô chân bằng khăn mềm.

Khởi động các cơ ở chân

Người bệnh xoa dầu massage hoặc kem dưỡng lên toàn bộ vùng chân bị giãn tĩnh mạch. Một số loại dầu có thể chọn như dầu hạnh nhân, dầu dừa phân đoạn, dầu hướng dương,…

Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch sẽ được thực hiện tuần tự theo từng bước
Cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch sẽ được thực hiện tuần tự theo từng bước

Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân

Sau khi khởi động các cơ chân thì người bệnh tiến hành xoa bóp theo chiều từ dưới cổ chân lên đến đầu gối. Chú ý sử dụng lực ở đầu ngón tay ấn từ nhẹ nhàng tới mạnh vào vùng bắp chân.

  • Sau đó thả ra từ từ, thực hiện dọc bắp chân, đặc biệt chú ý vùng bị đau mỏi nhiều nhất.
  • Lặp lại từ 10 – 15 lần cho mỗi chân bị giãn tĩnh mạch.
  • Tiếp tục xoa bóp bắp chân theo chiều ngang bắp chân và lặp lại 10 – 15 lần.

Hướng dẫn cách bấm huyệt chân bị giãn tĩnh mạch

Ngoài cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch tại nhà, người bệnh có thể đến các cơ sở trị liệu uy tín để được thầy thuốc bấm huyệt trị bệnh. Các huyệt vị thường được tác động trong trường hợp này bao gồm:

Bấm huyệt Điểm Bàng quang

Điểm huyệt Bàng quang được xác định vị trí ngay giữa vùng thịt mềm ở phía sau đầu gối.Huyệt này cũng có thể tìm thấy ngay trong nếp gấp của khớp gối.

Ngay từ khớp gối, động mạch cánh tay sẽ nhường chỗ cho động mạch chày trước, rồi di chuyển xuống phần trước của chân trong các cơ liên kết với ống chân. Tác động vào huyệt này sẽ giúp dòng máu tăng lưu thông di chuyển qua phần trước của chân.

Bấm huyệt Điểm Tỳ – Lách

Điểm Tỳ – Lách nằm ở giữa nếp gấp nơi đùi gặp thân trong vùng xương chậu. Thầy thuốc sẽ tìm thấy động mạch đùi phía sau mỗi đầu gối, nơi động mạch này trở thành động mạch cổ chân. Khi lưu lượng máu đi qua động mạch cổ chân tăng lên, một số triệu chứng như tê bì, đau nhức của bệnh giãn tĩnh mạch sẽ được cải thiện.

Bấm huyệt Điểm Dạ dày

Vị trí của điểm Dạ dày có chiều rộng khoảng bốn ngón tay dưới đường viền dưới cùng của xương bánh chè và chiều rộng một ngón tay bên ngoài xương chày. Thầy thuốc sẽ tìm đúng vị trí bằng cách cảm nhận sự co cơ trong khi người bệnh di chuyển khớp cổ chân lên xuống.

Ở phía sau chỏm đầu gối, động mạch đốt sống tạo ra động mạch chày sau, động mạch này đi xuống mặt sau của chân và cung cấp máu tươi cho hầu hết các mô ở khoang sau chân và đáy bàn chân.

So với các cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, bấm huyệt có hiệu quả trị liệu cao hơn
So với các cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, bấm huyệt có hiệu quả trị liệu cao hơn

Bấm huyệt Điểm Lá lách

Điểm huyệt Lá lách sẽ tìm thấy khi đo chiều rộng ba ngón tay ngay trên xương mắt cá chân bên trong của người bệnh.Đây là một vùng rất mềm của cơ bắp chân dưới, nằm ngay phía sau của xương chày.

Tác động vào vị trí huyệt này sẽ giúp máu, oxy và chất dinh dưỡng được tăng cường đến vùng chân của người bệnh.

Nên trị liệu chân bị giãn tĩnh mạch bằng xoa bóp bấm huyệt ở đâu?

Lựa chọn cơ sở trị liệu uy tín và đội ngũ thầy thuốc giàu kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình trị bệnh. Dưới đây là một số địa chỉ điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới theo định hướng y học cổ truyền tốt nhất hiện nay:

Bệnh viện Quân đội 108 – Khoa Y học cổ truyền

Khoa Y học cổ truyền của bệnh viện 108 đang thực hiện khám và chữa bệnh áp dụng những kỹ thuật, phương pháp trong điều trị mới như: Trường châm, laser châm, cấy chỉ cùng những phương pháp vật lý trị liệu khác như xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, tập luyện dưỡng sinh,…

  • Địa chỉ: Tại số 1 Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 6957 2257.

Bệnh viện châm cứu TW

Bệnh viện châm cứu Trung Ương là một trong nhiều địa chỉ châm cứu uy tín được người bệnh tin cậy. Không chỉ giỏi về châm cứu bấm huyệt, tại đây, các thầy thuốc còn áp dụng nhiều biện pháp điều trị hiệu quả khác như xoa bóp bấm huyệt, thuỷ châm, điện châm, dưỡng sinh, khí công,…

Đội ngũ thầy thuốc tại Bệnh viện Châm cứu Trung Ương đều có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật lý trị liệu Đông y. Các trang bị thiết bị máy móc y tế được trang bị hiện đại, đảm bảo quá trình khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

  • Địa chỉ: Nằm tại số 49 Thái Thịnh, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 3562 4156.

Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM

Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM là có sở y tế hàng đầu ở khu vực phía Nam, đang áp dụng đa dạng các phương pháp chữa bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bệnh viện có 4 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng cùng với 239 cán bộ đảm bảo mang đến những hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.

  • Địa chỉ: Tại số 179 – 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 3932 6579.

Trung tâm Đông Phương Y Pháp

Hiện nay, Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp đang được đánh giá là một trong những đơn vị tiên phong về phát triển lĩnh vực vật lý trị liệu chữa bệnh trên cả nước. Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động nhưng Trung tâm luôn tự hào là nơi quy tụ đội ngũ thầy thuốc gạo cội với nhiều năm kinh nghiệm, đã công tác tại các bệnh viện lớn trên cả nước.

Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp là địa chỉ trị liệu tin cậy của hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước
Trung tâm Ứng dụng Đông phương Y pháp là địa chỉ trị liệu tin cậy của hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước

Hiện nay, Trung tâm đã và đang ứng dụng thành công những phương pháp vật lý trị liệu vào điều trị như: Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, thủy châm, cứu ngải, phục hồi chức năng, cấy chỉ giảm béo,…

  • Địa chỉ: Tại tầng 1 Biệt thự, 31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Trung Hoà, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 6687 3434.

Một số lưu ý trong quá trình áp dụng cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch

Để quá trình áp dụng các cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý:

  • Tránh đứng lâu, ngồi nhiều, nhất là đối tượng nhân viên văn phòng không nên ngồi một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc. Nên tranh thủ giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc từ 30 – 60 phút bằng cách đi lại nhẹ nhàng.
  • Trong lúc ngồi làm việc, có thể kết hợp các bài tập vận động để máu được lưu thông tốt hơn như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót,…
  • Tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh, vừa đi vừa nghỉ, ngồi gác chân cao. Nếu đã suy giãn tĩnh mạch nhiều, cần phải mang vớ y khoa trong khi đi bộ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất bằng chế độ ăn giàu trái cây rau xanh, hạn chế ăn các đồ nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia,…

Trên đây là các thông tin chi tiết về cách xoa bóp chân bị giãn tĩnh mạch. Khi muốn áp dụng, tốt nhất, bạn đọc cần đến cơ sở y tế để được thấy thuốc hướng dẫn quy trình đầy đủ, tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ.

Tham khảo thêm

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    26/04

    hôm nay

    27/04

    Ngày mai

    28/04

    Ngày kìa

    +

    Khác