Thoát vị đĩa đệm

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Huyền Linh

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp rất phổ biến hiện nay và đang có xu hướng “trẻ hóa” trong những năm gần đây. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn có thể khiến người bệnh mất chức năng vận động của cơ thể.

Thoát vị đĩa đệm là gì? – Tổng quan về căn bệnh xương khớp nguy hiểm

Đối với cơ thể con người, để có thể vận động và sinh hoạt một cách bình thường, hệ thống xương khớp cần có một trụ cột vững chắc để nâng đỡ và làm điểm tựa cho toàn bộ cơ thể, và chính cột sống đã chịu trách nhiệm nắm giữ vai trò này. Chính vì vậy, khi đĩa đệm – một phần của cột sống bị tổn thương, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của cơ thể.

Đĩa đệm là gì? Vị trí của đĩa đệm

Cột sống của con người được cấu tạo từ một tập hợp 33 – 34 đốt sống xếp chồng lên nhau. Tuy nhiên, để các đốt sống này có thể nối với nhau thành một trụ cột thống nhất cần có sự trợ giúp của hệ thống dây chằng, gân cơ và đĩa đệm. Yếu tố chịu trách nhiệm như một “chất keo” giữa hai đốt sống chính là đĩa đệm.

Đĩa đệm và các tình trạng thường gặp
Đĩa đệm và các tình trạng thường gặp

Như vậy, đĩa đệm là một cấu trúc nằm ở vị trí giữa hai đốt sống. Bên cạnh việc nối kết hai đốt sống liền kề với nhau, đĩa đệm còn đảm nhận vai trò giúp phân tán và chịu lực để các đốt sống và cột sống không bị tổn thương, đồng thời hỗ trợ quá trình trao đổi chất cho các đốt sống. 

Một số tình trạng bất thường liên quan đến đĩa đệm:

  • Bị thoái hóa đĩa đệm
  • Lồi đĩa đệm
  • Thoát vị đĩa đệm

Trong các tình trạng kể trên, thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải nhất và vô cùng NGUY HIỂM.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?

Đĩa đệm được cấu tạo bởi hai phần chính là Bao xơ và Nhân keo. Bao xơ, kết cấu chủ yếu bởi các sợi collagen bao bọc bên ngoài, bảo vệ lớp nhân keo, hay còn gọi là nhân nhầy ở bên trong. Thoát vị đĩa đệm bệnh học được giải thích là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép lên các rễ thần kinh cũng như màng tủy. Hiện tượng này xảy ra thường là hậu quả của sang chấn đĩa đệm, bao xơ bị rách, nứt hoặc đứt và hình thành các kẽ hở, khiến nhân keo mất lớp màng bảo vệ và bị chệch ra khỏi vị trí.

Mô phỏng mặt cắt ngang của đĩa đệm bị thoát vị
Mô phỏng mặt cắt ngang của đĩa đệm bị thoát vị

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên toàn cột sống. Tuy nhiên, thông thường vị trí mà người bệnh hay gặp phải nhất là ở khu vực thắt lưng, khiến cho xuất hiện các cơn đau nhức cực kỳ khó chịu lan tỏa KHẮP VÙNG LƯNG và KÉO DÀI XUỐNG TẬN CHÂN. 

Thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Địa đệm bị phình, lồi: Ở giai đoạn này, bao xơ chưa gặp phải bất thường, nhưng nhân nhầy có dấu hiệu biến dạng.
  • Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm: Tình trạng bao xơ bắt đầu suy yếu nhưng chưa bị nứt, rách. Tuy vậy, các dây thần kinh bắt đầu bị chèn ép kéo theo những cơn đau
  • Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ: Đây là thời điểm mà bao xơ bị rách và nhân nhầy đã thoát ra ngoài. Tuy vậy nhân nhầy và bao xơ vẫn là một khối thống nhất. Các dây thần kinh bị chèn ép nặng nề
  • Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời: Vào giai đoạn này, nhân nhầy có tình trạng tách rời ra khỏi bao xơ. Đây là một trường hợp vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến LIỆT VĨNH VIỄN.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Căn bệnh này là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Sai tư thế: Trong các hoạt động thường ngày, đặc biệt là khi phải mang vác các vật nặng nhưng không để ý đến tư thế, bưng bê sai cách sẽ dễ gây ảnh hưởng đến cột sống, dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm
  • Tai nạn hoặc chấn thương: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến mà người bệnh thường dễ chủ quan. Trong các hoạt động thể thao hoặc những trường hợp như bị ngã, bị gặp các tai nạn như tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… có những va chạm tác động đến cột sống, gây thay đổi cấu trúc, vị trí của địa đệm 
  • Thoái hóa cột sống tự nhiên: Trường hợp này thường gặp ở những người lớn tuổi, do khi cơ thể và hệ thống xương khớp đã bị “già” thì không còn mềm mại. Đối với cột sống, vòng sụn ở phía bên ngoài có nguy cơ bị xơ hóa, đồng thời bị giảm lượng nước và tính đàn hồi trong nhân nhầy nên nguy cơ thoát vị đĩa đệm là rất cao. Phổ biến nhất rơi vào độ tuổi từ 35 tới 50.
  • Yếu tố di truyền: Trên thế giới đã có những nghiên cứu chỉ ra rằng các bệnh về xương khớp có cùng một gen trội gây bệnh. Chính vì lý do này mà nếu như trong một gia đình, nếu đã có người thân từng bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì có nguy cơ là thế hệ con, cháu cũng có thể bị di truyền và mắc phải bệnh lý này.
Một số nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh

Ngoài các nguyên nhân kể trên, có một số yếu tố khác có thể thúc đẩy quá trình hình thành bệnh diễn ra nhanh hơn như:

  • Bệnh lý cột sống: Bệnh thoát vị đĩa đệm có tỷ lệ cao hơn ở những người bị một số triệu chứng khác liên quan đến cột sống như gù, bị vẹo cột sống, gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống.
  • Thừa cân, béo phì: Khi trọng lượng cơ thể quá lớn, ở trạng thái béo phì, thừa nhiều cân sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể, trong đó có cột sống. Cân nặng thừa sẽ làm gia tăng áp lực lên cột sống. Theo số liệu thống kê, một người bị mắc bệnh béo phì sẽ có nguy cơ bị thoát vị cao gấp 12 lần so với một người cân nặng bình thường.
  • Tính chất công việc: Công việc làm hàng ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của chúng ta. Có một số công việc sẽ luôn yêu cầu mang vác đặc biệt nặng, phải kéo, đẩy, gập người thường xuyên hoặc một số công việc lại cần ngồi lâu một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ, rất ít thời gian vận động cũng sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cũng như là hệ thống đĩa đệm. Về lâu dài, nhóm đối tượng này có nguy cơ bị thoát vị rất cao. 
  • Đi giày cao gót: Tuy là một công cụ làm đẹp dáng hữu hiệu nhưng thói quen đi giày cao gói thường xuyên, nhiều giờ và nhiều ngày trong một khoảng thời gian dài liên tiếp sẽ khiến cho đĩa đệm có nguy cơ bị lồi, dẫn đến thoát vị. Ngoài ra, giày cao gót còn là tác nhân dẫn đến biến dạng các cơ bắp chân, dây chằng ở chân và biến dạng bàn chân.

Triệu chứng phổ biến – Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm

Như đã nói, cột sống bao gồm tổng 33 – 34 từ đốt sống và ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, triệu chứng của bệnh cũng vô cùng đa dạng do tùy thuộc vào vị trí khác nhau của đĩa đệm bị thoát vị. 

Vậy, thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Dấu hiệu cơ bản nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là sẽ gặp phải những cơn đau hoặc ĐỘT NGỘT DỮ DỘI, hoặc ÂM Ỉ, LIÊN TỤC và cảm giác BUỐT thành từng cơn ở khu vực thắt lưng của mình. Cơn đau có thể là cấp hoặc mãn tính. Thậm chí, có những trường hợp vì quá đau, người bệnh không thể vận động mà phải nằm BẤT ĐỘNG ở một tư thế nhất định.

Bên cạnh cơn này, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn gây ra một số cơn đau khác trên cơ thể. Cụ thể:

  • Cơn đau theo hình vòng cùng lan ra ngực và khoang liên sườn
  • Cảm giác đau, tê, thậm chí là mất cảm giác theo từng vùng: mông, bàn chân
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau đùi bì
  • Các cơn đau sẽ tăng mạnh khi vận động phần hông và các chi như gập duỗi chân, ngồi, đi lại, nằm nghiêng,… hoặc khi người bệnh đi đại tiện, bị ho, hắt hơi
  • Khi cơn đau trở nên dữ dội, các dây thần kinh bị chèn ép, khả năng vận động của cột sống bị hạn chế: không thể ưỡn thắt lưng, không cúi được lưng xuống thấp…

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 

Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, khu vực tập trung cơn đau của người bệnh là vùng cổ vai gáy. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như:

  • Đau, tê thậm chí là mất cảm giác lan sang vùng tay, cổ tay và bàn tay
  • Đau nhức DỮ DỘI khi vận động cổ, suy giảm chức năng vận động: xoay, ưỡn cổ khó, hoặc bị đau khi làm việc nhiều, bị stress, căng thẳng
  • Khả năng vận động của cánh tay bị hạn chế: cánh tay bị yếu đi đáng kể, các cơ bắp bị suy nhược, cầm nắm đồ vật khó, không nâng đỡ được đồ có trọng lượng nặng,..  

Biến chứng NGUY HIỂM của thoát vị đĩa đệm

Vì liên quan đến cột sống – cột trụ chính của toàn bộ cơ thể, liên quan đến rất nhiều các dây thần kinh dẫn tới các chi nên bệnh thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm. Nếu căn bệnh này để lâu, không có giải pháp điều trị sớm và kịp thời thì người bệnh có thể gặp phải những HẬU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG TRẦM TRỌNG, khó có thể giải quyết được. Ở mức độ nhẹ có thể là rối loạn đại tiện, tiểu tiện. Nặng hơn là rối loạn vận động. Nguy hiểm nhất, bệnh nhân có thể bị liệt, tàn phế. 

Một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Một số biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

Cụ thể những hậu quả và biến chứng của thoát vị đĩa đệm

  • Rối loạn đại tiện, tiểu tiện: Khi các dây thần kinh quanh vùng thắt lưng bị chèn ép sẽ kéo theo tình trạng rối loạn cơ tròn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát chức năng đại tiểu tiện, dẫn đến người bệnh bị đại tiểu tiện mất tự chủ.
  • Bị teo cơ: Khi các dây thần kinh bị chèn ép, khả năng lưu thông máu dẫn đến các cơ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nếu để lâu dài, lượng máu cung cấp cho các cơ bị giảm, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng ở các cơ, khiến các cơ suy yếu, giảm khả năng vận động, teo cơ.
  • Rối loạn cảm giác: Vì dây thần kinh là đầu mối báo hiện thông tin tới các vị trí trên cơ thể nên khi dây thần kinh bị chèn ép, tổn thương, vùng da tương ứng sẽ bị mất khả năng cảm giác, cảm nhận, không còn thấy tê bì chân tay.
  • Mất chức năng vận động, liệt hoặc tàn phế: Nếu đĩa đệm bị thoát vị và dẫn đến chèn ép cổ tủy, bệnh nhân có thể bị liệt vĩnh viễn, không còn khả năng vận động ở một số chi nhận định. 

Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm còn là nguyên nhân dẫn đến một số hội chứng khác liên quan tới đau rễ thần kinh như: Hội chứng Đau khập khễnh cách hồi, Hội chứng đuôi ngựa,…

Thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi không? Điều trị bằng phương pháp nào? 

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cần hết sức lưu ý khi bị căn bệnh này. Nếu muốn được khỏi bệnh thì cần phải điều trị sớm và ứng dụng đúng phương pháp cũng như tuân thủ các chỉ định dành cho bệnh. Được như vậy, tỷ lệ thành công và chữa khỏi có thể lên tới 95%. Trong khoảng giai đoạn 1 – 2 là thời điểm điều trị có thể đem lại thành công cao nhất.

Để điều căn bệnh này, hiện nay người bệnh có rất nhiều lựa chọn khác nhau, có thể là tác động nội khoa hoặc ngoại khoa. Thậm chí còn có phương pháp điều trị không dùng thuốc bằng vật lý trị liệu vô cùng hiệu quả.

Mỗi giải pháp kể trên lại có những ưu, nhược điểm khác nhau.

Giải pháp điều trị nội khoa với thuốc

Sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị thoát vị đĩa đệm có một số ưu, nhược điểm như sau:

  • Ưu điểm: nhanh, gọn, dễ thực hiện
  • Nhược điểm: chỉ mang tính tạm thời, dễ dẫn đến tình trạng chệch hướng điều trị vì không giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh mà chỉ đánh lừa cảm giác bằng cách giảm tạm các cơn đau. Tổn thương ở đĩa đệm vốn vẫn tồn tại.
Thuốc giảm đau là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến
Thuốc giảm đau là một trong những phương pháp điều trị phổ biến

Một số loại thuốc giảm đau phổ biến thường được dùng cho người thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như Paracetamol, diclofenac, meloxicam, thuốc ngăn động kinh. Ngoài ra còn có nhóm thuốc làm giãn cơ như mydocalm, myonal,…

Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật

Phương pháp điều trị hiệu quả và triệt để hơn so với nội khoa là tác động ngoại qua thông qua phẫu thuật. Tiến hành phẫu thuật là các bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ đi phần bị nhô ra của đĩa đệm. Hoặc, bác sĩ cũng có thể sẽ loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm bị thoát vị. Tuy nhiên, đối với trường hợp này, người bệnh sẽ sống chung với một “ĐĨA ĐỆM KIM LOẠI” để cột sống có thể ổn định.

Đĩa đệm nhân tạo được phẫu thuật đặt vào thay đĩa đệm bình thường
Đĩa đệm nhân tạo được phẫu thuật đặt vào thay đĩa đệm bình thường

Thông thường trong trường hợp người bệnh gặp những vấn đề nghiêm trọng như tê, yếu chân tay, bị giảm khả năng giữ thăng bằng, đi lại, thậm chí là gặp khó khăn, mất khả năng kiểm soát của cơ quan ruột, bàng quang,…

Phương pháp phẫu thuật cho người bệnh thoát vị đĩa đệm có những ưu, nhược điểm sau:

  • Ưu điểm: Tỷ lệ thành công tương đối cao, hiệu quả
  • Nhược điểm: Chi phí cao, để lại nhiều rủi ro, có thể để lại các di chứng sau này. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ dàng bị tái phát sau khi đã tiến hành phẫu thuật

Sử dụng các phương pháp Vật lý trị liệu điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Ngoài hai phương pháp kể trên, biện pháp phổ biến nhất và có thể được kể đến là an toàn nhất hiện nay là điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu. Cụ thể có thể kể đến một số hình thức vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, điện châm,…

Không phải ngẫu nhiên, đây được biết là phương pháp chữa thoát vị đĩa điểm phổ biến nhất. Các hình thức điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu có rất nhiều ưu điểm mà các phương pháp như điều trị nội khoa hay ngoại khoa không có.

  • Ưu điểm: tiết kiệm chi phí, đồng thời vô cùng an toàn, hiệu quả khi làm giảm các cơn đau nhanh và rất nhẹ nhàng. Việc tác động vào các vị trí huyệt đạo của cơ thể còn đồng thời giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, điều hòa hệ thống kinh lạc, tăng khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể, giúp người bệnh có thể trở lại trạng thái sức khỏe bình thường.
  • Nhược điểm: khó thực hiện, cần được thực hiện bởi các chuyên gia vật lý trị liệu uy tín. Nếu tiến hành sai có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn và nguy hiểm đến sức khỏe.
Chia sẻ của Bác sĩ Lê Hữu Tuấn - PGĐ Chuyên môn Trung tâm Đông phương Y pháp chia sẻ hiệu quả của Vật lý trị liệu
Chia sẻ của Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – PGĐ Chuyên môn Trung tâm Đông phương Y pháp chia sẻ hiệu quả của Vật lý trị liệu

Chính vì vậy, khi người bệnh thoát vị đĩa đệm muốn điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu để thực sự giải quyết được bệnh một cách triệt để, người bệnh cần tìm đến những cơ sở điều trị UY TÍN và ĐÁNG TIN CẬY.

Hiện nay, tại Việt Nam, một trong những đơn vị điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu an toàn, hiệu quả và chất lượng nhất chính là Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Đông phương Y pháp – Trực thuộc công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.

Đối với căn bệnh này, Trung tâm Đông phương y Pháp cung cấp rất đa dạng dịch vụ vật lý trị liệu khác nhau:

  • Châm cứu, điện châm
  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Cấy chỉ

Nếu quý bạn đọc đang khó chịu, đau đớn do thoát vị đĩa đệm gây ra, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Đông phương Y pháp để được sắp xếp lịch khám sớm nhất. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ giúp người bệnh xây dựng phác đồ điều trị hợp lý nhất để có thể điều trị bệnh triệt để và đạt hiệu quả tối đa

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận