Đau Đầu Chóng Mặt Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, trong đó có cả tình trạng đau nhức đầu. Vì vậy, đau đầu chóng mặt nên ăn gì và kiêng gì được rất nhiều bệnh nhân quan tâm khi bị đau nhức đầu. Người bệnh có thể tham khảo ngay danh sách các thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây.

Đau đầu chóng mặt nên ăn gì? Top thực phẩm tốt nhất

Khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn nên ăn gì để có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh và an toàn nhất. Dưới đây là danh sách các thực phẩm mà người bệnh cần phải bổ sung trong bữa ăn hàng ngày.

Nhức đầu chóng mặt nên ăn gì? – Các thực phẩm giàu protein

Protein cung cấp các axit amin – các khối xây dựng mô nạc và giúp ổn định lượng đường trong máu. Vì vậy, khi sử dụng thực phẩm giàu protein có thể ngăn chặn hoặc giảm đau đầu chóng mặt do việc bỏ bữa hoặc hạ đường huyết liên quan đến bệnh tiểu đường.

Bị đau đầu chóng mặt nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein
Bị đau đầu chóng mặt nên ăn nhiều thực phẩm chứa protein

Người bệnh cần tăng cường protein ít chất béo bão hòa có trong các loại thực phẩm như: Thịt gà, vịt, cá (thịt trắng), các loại đậu, sữa ít béo và các sản phẩm từ đậu nành.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Đau đầu chóng mặt nên ăn gì giúp giảm triệu chứng bệnh hiệu quả? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường Đại học Y khoa Hiroshima (Nhật Bản) chỉ ra rằng thực phẩm giàu Vitamin C giúp điều trị chứng đau nhức đầu chóng mặt rất hiệu quả.

Vì vậy, người bệnh nên bổ sung những hoa quả, trái cây, rau củ chứa nhiều Vitamin C mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin C nên bổ sung gồm: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, ớt chuông, cà chua, đu đủ, dứa, kiwi, khoai lang, củ cải trắng, bắp cải,…

Đừng bỏ qua thực phẩm giàu acid folic 

Một trong những loại thực phẩm người bị đau đầu chóng mặt không nên bỏ qua đó là thực phẩm giàu acid folic. đặc biệt, những người đau đầu do thiếu máu khi bổ sung acid folic giúp tăng cường sản sinh hồng cầu từ đó giúp cải thiện chất lượng máu, tuần hoàn máu não và giảm chứng bệnh hiệu quả.

Các thực phẩm giàu acid folic cần bổ sung gồm: Hạt hướng dương, đậu xanh, đậu đen, bưởi, măng tây, dưa vàng,…

Acid folic có tác dụng giảm triệu chứng đau đầu dó đó người bệnh nên ăn hàng ngày
Acid folic có tác dụng giảm triệu chứng đau đầu dó đó người bệnh nên ăn hàng ngày

Lưu ý: Cách chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung acid folic trong thực phẩm hàng ngày thay vì sử dụng thuốc để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

Đau đầu chóng mặt buồn nôn nên ăn gì? –  Thực phẩm giàu vitamin B6

Vitamin B6 là dưỡng chất cần thiết để cơ thể chuyển hóa tế bào máu đỏ, tổng hợp protein. Ngoài ra, loại vitamin này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và kích thích hệ thần kinh hoạt động hiệu quả.

Theo một số nghiên cứu, vitamin B6 có khả năng cải thiện đáng kể chứng đau đầu chóng mặt và buồn nôn. Đặc biệt chúng có hiệu quả cao đối với triệu chứng do tác dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh.

Để bổ sung vitamin B6, người bệnh nên ăn bơ, chuối, các loại hạt dinh dưỡng, ngũ cốc, cải bó xôi, cá hồi, thịt heo, bơ đậu phộng,… Các thực phẩm này không chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Đau đầu chóng mặt nên ăn gì? – Bông cải xanh 

Bông cải xanh là món ăn được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là thực phẩm giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả. Vì trong bông cải xanh có chứa nhiều riboflavin, có thể giúp cân bằng nồng độ magie, một trong những khoáng chất có tác dụng trị bệnh đau đầu rất tốt.

Bông cải xanh là thực phẩm người bị đau nhức đầu nên ăn
Bông cải xanh là thực phẩm người bị đau nhức đầu nên ăn

Người bệnh có thể dùng bông cải xanh làm món luộc, rau củ trộn hoặc xay sinh tố để uống hàng ngày đều có hiệu quả cao.

Đau đầu chóng mặt nên ăn gì nhanh khỏi – Trứng

Trứng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng rất tốt với những người bệnh đau đầu chóng mặt. Trong trứng có chứa hàm lượng cao protein, nên giúp kiểm soát tốt nồng độ đường huyết và tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động hằng ngày. Đặc biệt, các hoạt chất có trong trứng còn giúp giảm thiểu tình trạng đau đầu.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bị đau nhức đầu nên sử dụng trứng vào thực đơn bữa sáng hằng ngày của mình. Ngoài ra, còn có thể sử dụng trứng trong các bữa ăn hàng ngày với món trứng xào khổ qua, ngải cứu xào trứng, trứng luộc,…

Trà gừng giúp giảm đau đầu chóng mặt ngay tại nhà

Trà gừng có nhiều tác dụng trong điều trị rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn,… Ngoài ra, khi sử dụng loại trà này còn giúp trị đau bụng, chóng mặt, say tàu xe rất hiệu quả.

Trà gừng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng
Trà gừng có tác dụng giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng

Đối với bệnh đau đầu chóng mặt, nếu sử dụng trà gừng nóng kèm mật ong có thể giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Vì vậy, đây là loại đồ uống nằm trong danh sách khi bị đau đầu chóng mặt nên ăn gì?

Đau đầu buồn nôn nên uống gì? – Uống nhiều nước

Cơ thể con người chiếm 70 – 80% là nước do đó nếu thiếu nước thì sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng đau đầu, chóng mặt. Để phòng ngừa và giảm tình trạng bệnh tốt nhất bạn nên uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.

Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, nước dừa. Vì các loại nước này ngoài bổ sung lượng nước còn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể phục hồi. Từ đó giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng ngừa mắc các bệnh lý nguy hiểm.

Đau đầu chóng mặt không nên ăn gì? Những thực phẩm cần tránh

Có rất nhiều thực phẩm khiến cho tình trạng đau nhức đầu, chóng mặt gia tăng. Vì vậy, bên cạnh những thực phẩm nên ăn, người bệnh cần kiêng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng như bệnh đau đầu sau:

Đồ ăn nhiều muối

Muối là gia vị cần thiết cho sức khỏe tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim, suy thận và gây chóng mặt, lảo đảo. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi ngày 1 người không nên tiêu thụ quá 2 – 3g muối.

Người bệnh nên kiểm soát lượng muối trong bữa ăn hàng ngày
Người bệnh nên kiểm soát lượng muối trong bữa ăn hàng ngày

Vì vậy, khi bị đau nhức đầu người bệnh không nên bổ sung quá nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày. Người bệnh cũng cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều muối như: khoai tây chiên, bánh quy, nước sốt cà chua, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói, cà muối, dưa muối,…

Thực phẩm nhiều đường

Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo mỗi ngày chỉ nên tiêu thụ tối đa 6 muỗng cafe đường đối với nữ và 9 muỗng cafe đường đối với nam. Vì nếu dùng thức ăn, đồ uống nhiều đường có thể làm kéo dài tình trạng chóng mặt, đau nhức đầu. Bên cạnh đó, dùng nhiều đường còn gây ra tình trạng tiểu đường rất nguy hiểm.

Đặc biệt, khi bạn tiêu thụ quá nhiều lượng đường hóa học có thể gây ngộ độc. Do đó, để ngăn chặn sự mất cân bằng lượng đường trong máu, bạn nên bổ sung thêm các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo.

Thức ăn chứa nhiều tyramin

Các loại thức ăn có hàm lượng tyramine cao gồm: Phomai, bơ, sữa, chuối, cà chua, hạnh nhân, socola,… Tyramine là một loại acid amin tự nhiên có trong thực phẩm chúng có thể dẫn đến tình trạng đau nhức đầu ở rất nhiều người. Chính vì vậy, khi xuất hiện cơn đau nhức đầu bạn không nên ăn nhiều các thực phẩm thuộc nhóm này.

Thực phẩm có cồn

Các loại đồ uống có cồn như bia rượu là những thứ mà người bị đau đầu nên kiêng. Các loại đồ uống này không chỉ gây hại cho người bị đau đầu còn gây ra các bệnh lý khác trong cơ thể như đau dạ dày, suy gan, suy thận,… Do đó, bạn nên kiêng hoàn toàn hoặc uống ở mức độ vừa phải trong ngưỡng chịu đựng của cơ thể để tránh gây ra các cơn đau nhức đầu nghiêm trọng.

Cà phê

Rất nhiều người có thói quen uống cà phê hàng ngày nhất là vào buổi sáng để cơ thể tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, cà phê hay các loại đồ uống chứa cafein là đồ uống nằm trong danh sách đau đầu chóng mặt không nên ăn uống gì.

Cà phê có thể làm gia tăng triệu chứng bệnh và gây mất ngủ kéo dài
Cà phê có thể làm gia tăng triệu chứng bệnh và gây mất ngủ kéo dài

Lý do vì chất cafein trong cà phê có thể gây kích thích hệ thần kinh mạnh, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và đây là nguyên nhân gián tiếp gây đau đầu, mất ngủ. Do đó, khi bị đau nhức đầu bạn cần hạn chế sử dụng cà phê. Nếu là người nghiện cà phê bạn chỉ nên uống 1 tách nhỏ vào buổi sáng để cảm thấy thư giãn hơn và không nên uống vào buổi tối hoặc khi cơ thể đang quá mệt mỏi.

Lưu ý khi mắc chứng đau nhức đầu

Bên cạnh việc quan tâm đau đầu chóng mặt nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Khi bị đau đầu nên thư giãn và thở thật sâu giúp cung cấp đủ lượng oxy lên não để giúp bạn tỉnh táo trở lại.
  • Nên kết hợp chế độ ăn uống với nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng đau đầu chóng mặt. Người bệnh cần tránh làm việc quá sức hay để cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài vì cơ thể mệt mỏi cũng khiến triệu chứng bệnh gia tăng.
  • Người bệnh cũng có thể kết hợp chế độ ăn uống với các mẹo giảm đau nhức đầu dân gian như: Massage, dùng tỏi, lá tía tô, lá lốt,…
  • Nên tập các bài thể dục, đi bộ, đạp xe, yoga,… hàng ngày để cơ thể thư giãn, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
  • Người bệnh cần tránh tự ý mua và sử dụng các loại thuốc giảm đau khi chưa được sự cho phép của bác sĩ. Vì dùng thuốc sai cách sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, gây tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng.
  • Đặc biệt, tình trạng đau nhức đầu thường xuyên và kéo dài trên 3 ngày người bệnh cần đến cơ sở y tế thăm khám. Vì đau đầu kéo dài có thể do các bệnh lý nguy hiểm gây nên, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn.

Trên đây là danh sách các thực phẩm đau đầu chóng mặt nên ăn gì và kiêng gì cho hiệu quả nhất. Người bệnh nên tham khảo và thay đổi thực đơn hàng ngày để có hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh và tốt nhất ngay tại nhà.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/04

    hôm nay

    30/04

    Ngày mai

    01/05

    Ngày kìa

    +

    Khác