Bấm Huyệt Chữa Xương Khớp Có Hiệu Quả Không, Cách Làm

Ngày cập nhật: 17/05/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Bấm huyệt chữa xương khớp là liệu pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền. Bác sĩ sẽ dùng lực tay để tác động lên các huyệt đạo nhất định trên cơ thể, giúp người bệnh giảm đau nhức xương khớp, thông kinh hoạt lạc, tăng lưu thông máu hiệu quả. 

Tác dụng của bấm huyệt chữa xương khớp

Theo YHCT, bệnh xương khớp được xếp vào chứng Thống hoặc Tý. Nguyên nhân gây bệnh do ngoại nhân, khi phong, hàn, thấp thừa khi cơ thể suy yếu xâm nhập, gây ứ huyết, sưng, đau, tê ở khớp. Hoặc do nội thương làm cho tạng can, thận suy hư, dẫn đến khí huyết suy giảm, đau nhức xương khớp.

Bấm huyệt chữa xương khớp giảm đau, viêm sưng và phục hồi khớp
Bấm huyệt chữa xương khớp giảm đau, viêm sưng và phục hồi khớp

Bấm huyệt là liệu pháp dùng tay để ấn, day, lăn tròn, véo, tạo áp lực lên huyệt đạo, đả thông kinh mạch, lưu thông máu, giải phóng dòng khí bị ứ trệ. Do đó, bấm huyệt chữa xương khớp đem lại nhiều tác dụng:

  • Kích thích cơ thể sản sinh hormone endorphin giúp giảm đau tự nhiên, cải thiện đau nhức, giảm co cứng, tê bì ở xương khớp.
  • Thúc đẩy lưu thông máu đến khớp, cung cấp dinh dưỡng đến xương khớp, tăng khả năng phục hồi, chữa lành tổn thương ở khớp.
  • Giảm sưng, viêm ở khớp, tăng cường sản xuất dịch mới ở khớp, cải thiện khả năng vận động.
  • Giúp cơ bắp thư giãn, đem lại cảm giác thoải mái cho bệnh nhân.

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa xương khớp

Thông thường, xoa bóp và bấm huyệt song hành với nhau. Việc xoa bóp sẽ giúp lưu thông máu huyết, tạo điều kiện tốt nhất cho bấm huyệt. Do đó, trước tiên, bạn cần làm ấm bàn tay là thực hiện thao tác:

  • Xoa – Dùng gốc bàn tay để xoay theo vòng tròn tại vị trí đau xương khớp khoảng 1 phút.
  • Day – Dùng gốc bàn tay để day, lực đạo mạnh hơn xoa trong 1 phút.
  • Miết – Dùng 2 đầu ngón tay cái để miết dọc từ trong ra ngoài.
  • Bóp – Dùng bàn tay để xoa bóp, nắn nhẹ nhàng ở vùng xương khớp bị đau.

Sau khi xoa bóp, người bệnh nghỉ ngơi 3 phút trước khi tiến hành bấm huyệt điều trị xương khớp. Dưới đây là 12 loại huyệt đạo để chữa bệnh xương khớp trong YHCT.

Bấm huyệt Độc tỵ trong 3 phút để cải thiện đau nhức xương khớp
Bấm huyệt Độc tỵ trong 3 phút để cải thiện đau nhức xương khớp

Huyệt A thị 

  • Tác dụng: Tăng cường lưu thông tuần hoàn máu, thông kinh hoạt lạc, giảm đau nhức.
  • Vị trí: Vị trí huyệt đạo linh hoạt, thường được xác định qua cảm giác đau khi ấn nhẹ lên khắp hai chân, nơi đau nhất là huyệt A thị.
  • Cách làm: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt A thị với lực đạo từ nhẹ đến mạnh dần trong 3 phút.

Huyệt Độc tỵ

  • Tác dụng: Giảm đau nhanh.
  • Vị trí: Nằm ở chỗ lõm ở mặt ngoài, giữa xương bánh chè và đầu trên xương chày, phía ngoài cẳng chân.
  • Cách làm: Dùng ngón tay trỏ tác động lực ấn mạnh và vuông góc, vừa ấn vừa kết hợp day trong khoảng 3 phút.

Huyệt Tất nhãn 

  • Tác dụng: Lưu thông huyết khí, giảm đau, tăng khả năng vận động của xương khớp, đặc biệt là đầu gối.
  • Vị trí: Đối diện huyệt Độc tỵ.
  • Cách làm: Dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt đạo và day nhẹ.

Huyệt Dương lăng tuyền

  • Tác dụng: Thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nhức ở xương khớp, giảm sưng viêm, cải thiện khả năng co duỗi.
  • Vị trí: Huyệt nằm ở đối diện huyệt Âm lăng tuyền, ở ngoài cẳng chân, dưới đầu gối khoảng 3cm.
  • Cách làm: Dùng ngón tay day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút.
Bấm huyệt Âm lăng tuyền bằng ngón tay cái trong 2 phút
Bấm huyệt Âm lăng tuyền bằng ngón tay cái trong 2 phút

Huyệt Âm lăng tuyền 

  • Tác dụng: Giảm đau nhức xương khớp, chữa viêm sưng.
  • Vị trí: Nằm ở mặt trong của cẳng chân, đối hiện huyệt Dương lăng tuyền, ở chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong phía sau của xương chày.
  • Cách làm: Bấm lực đạo của ngón tay cái vào huyệt rồi day nhẹ trong khoảng 2 phút.

Huyệt Lương khâu 

  • Tác dụng: Giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giảm viêm, đau khớp.
  • Vị trí: Bệnh nhân co duỗi đầu gối khi đó xuất hiện khe giữa cơ ngoài và cơ thẳng trước của cơ tứ đầu, cách xương bánh chè 6cm.
  • Cách làm: Dùng ngón tay cái để day và bấm vào huyệt trong khoảng 1 phút.

Huyệt Thừa sơn 

  • Tác dụng: Giảm đau, tăng khả năng vận động, đặc biệt cho người bị liệt chi dưới.
  • Vị trí: Huyệt nằm ở cuối của bắp chân, ở vị trí vùng lõm tạo bởi khe cơ sinh đôi ngoài và đông.
  • Cách làm: Dùng tay nắm chặt phần bắp chân sau đó lấy ngón tay cái day bấm huyệt trong khoảng 2 phút.

Huyệt Túc tam lý

  • Tác dụng: Tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Vị trí: Khi người bệnh ngồi trên ghế, cẳng chân tạo với đùi góc 90 độ sẽ lộ ra vị trí huyệt.
  • Cách làm: Dùng lực ngón tay cái bấm vào dây vuông góc với huyệt trong 1 phút.

Huyệt Tất dương quan 

  • Tác dụng: Chữa tê bì, tê cứng khớp, đau nhức xương khớp.
  • Vị trí: Người bệnh gặp chân 90 độ, huyệt này nằm ở vị trí chỗ lõm phía trên, bên ngoài đầu gối.
  • Cách làm: Dùng lực của ngón tay cái day mạnh lên huyệt đủ 20 lần.

Chi phí chữa bệnh xương khớp bằng bấm huyệt

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe của mỗi người mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi phác đồ trị liệu bấm huyệt thường kéo dài từ 10 – 15 buổi, có thể diễn ra hàng ngày hoặc cách ngày.

Chi phí bấm huyệt chữa bệnh xương khớp khá rẻ
Chi phí bấm huyệt chữa bệnh xương khớp khá rẻ

Chi phí 1 buổi bấm huyệt dao động từ 50.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ, tùy thuộc cơ sở điều trị, tay nghề bác sĩ, độ khó.

Do đó, nhìn chung để điều trị bệnh lý xương khớp, chi phí dao động trong khoảng từ 500 ngàn đến 1,5 triệu đồng.

Ai nên, không nên bấm huyệt chữa xương khớp?

Xoa bóp bấm huyệt sẽ hiệu quả cho những đối tượng sau:

  • Mắc bệnh xương khớp như đau nhức, viêm khớp, thấp khớp, viêm đa khớp, đau lưng, đau đầu gối, đau khớp háng, đau cổ tay, cổ chân, thoát vị đĩa đệm, thoát vị đốt sống cổ,…
  • Bệnh nhân bị xương khớp không đáp ứng được các loại thuốc, tình trạng mãn tính.
  • Bệnh nhân phục hồi hệ xương khớp sau tai nạn lao động, tai nạn thể thao, sau phẫu thuật.

Những đối tượng không nên thực hiện bao gồm:

  • Người đang cấp cứu, mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính như viêm gan, viêm màng não, lao, rối loạn đông máu, xuất huyết, người bị gãy xương.
  • Người có khối u ác tính ở vị trí vùng cần xoa bóp, bấm huyệt.
  • Người đang bị tổn thương ở da, phát ban, lở loét, viêm nhiễm, có vết thương hở, chảy máu.
  • Cần cẩn trọng với người đang sốt cao, phụ nữ có thai, suy tim, suy gan thận giai đoạn cuối, cơ thể suy kiệt, bị loãng xương.

Bên cạnh đó, khi bấm huyệt chữa xương khớp, người bệnh có thể gặp tình trạng choáng, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, mặt tái nhợt, đau tại chỗ.

Những biến chứng này có thể xử lý tại chỗ theo kinh nghiệm của bác sĩ mà không cần quá lo lắng.

Những lưu ý cho bệnh nhân khi bấm huyệt

Để liệu trình bấm huyệt chữa bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn, bạn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Bấm huyệt đem lại tác dụng với người bị bệnh nhẹ, cần thời gian dài để phát huy tác dụng.
  • Không nên tự bấm huyệt tại nhà để tránh rủi ro sai huyệt vị và lực đạo, gây đau hơn, tê bì hoặc bệnh trầm trọng hơn.
  • Dùng lực đạo vừa đủ, không quá mạnh để tránh gây tổn thương da, đau, bầm tím hay thậm chí xuất huyết dưới da.
  • Trước khi thực hiện bấm huyệt bệnh nhân cần ăn nhẹ, không quá no hoặc quá đói bụng.
  • Sau khi thực hiện cần nghỉ ngơi hợp lý, không tập luyện, vận động quá sức để tránh chèn ép lên xương khớp, giảm hiệu quả.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng tốt cho sức khỏe xương khớp như ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, quả dứa, quả mọng, rau xanh, nấm, sữa tươi, hải sản,…

Bấm huyệt chữa xương khớp là liệu pháp Y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao, an toàn, tăng khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả, an toàn nhất.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh