Huyệt Nhĩ Môn: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Thực Hiện Bấm Huyệt Hiệu Quả Cao

Ngày đăng: 02/02/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt Nhĩ Môn là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể mỗi người, đây là huyệt vị thứ 21 của kinh Tam Tiêu. Khi tác động lên huyệt đạo này giúp cải thiện một số tình trạng bệnh lý như thông khí cơ, bệnh sơ tà nhiệt. Cụ thể cách xác định vị trí huyệt vị, phương pháp thực hiện, cũng như vài lưu ý được thể hiện chi tiết ngay bên dưới đây. 

Tổng quan huyệt Nhĩ Môn

Huyệt Nhĩ Môn còn được mọi người gọi với tên khác là Du huyệt và Khổng huyệt. Đây chính là vùng trống nằm trên vị trí các đường kinh hay ngoài kinh mang nhiệm vụ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, tiếp nhận năng lượng của cơ thể từ môi trường bên ngoài. Không chỉ vậy, huyệt vị còn được mọi người gọi với cái tên khác là Ermes, tiểu nhĩ hay nhĩ tiền, là huyệt vị thứ 21 trong Tam tiêu kinh.

Tổng quan huyệt Nhĩ Môn
Tổng quan huyệt Nhĩ Môn

Theo Hán Việt, “Nhĩ” ở đây có nghĩa là tai, “Môn” có nghĩa là cái cổng. Nếu tổng hợp lại, hiểu theo một cách đơn giản thì huyệt Nhĩ Môn được hiểu là huyệt vị nằm ở ngay trước lỗ tai và có sự rối loạn lâm sàng ở vùng tai.

Cách xác định vị trí huyệt vị

Huyệt vị nằm ở vị trí khuyết của loa tai thuộc vào các vùng: Phát huy, đồng nhân, đại thành và giáp tất ở trước vành tai.

Cách giải phẫu đơn giản:

  • Dưới phần da là cơ tai trước và xương thái dương.
  • Nhánh của dây thần kinh mặt là thần kinh vận động cơ.
  • Da tại vị trí huyệt bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh sọ não số V.

Công dụng của huyệt Nhĩ Môn trong điều trị bệnh

Huyệt Nhĩ Môn có tác dụng điều trị ù, điếc tai và các bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng trong chữa đau răng, mang tác dụng thông khí cơ, sơ tà nhiệt, khai nhĩ khiếu.

Công dụng của huyệt Nhĩ Môn trong điều trị bệnh
Công dụng của huyệt Nhĩ Môn trong điều trị bệnh

Bên cạnh đó, huyệt Nhĩ Môn khi tác dụng với một số huyệt đạo dưới đây có thể điều trị một số bệnh lý phổ biến như:

  • Kết hợp huyệt Ty Trúc Không nhằm trị đau răng.
  • Phối hợp huyệt vị Ế Phong và Não Không trị bệnh ù tai, điếc.
  • Kết hợp huyệt Ế Phong và Hợp Cốc nhằm trị bệnh viêm tai giữa.
  • Phối hợp huyệt Ngũ Hội, Túc Tam Lý nhằm trị đau lưng và tai ù.
  • Phối hợp huyệt Chiên Trung, Khí Hải, Thính Hội và Túc Tam Lý trị tai ù do khí hư.
  • Kết hợp huyệt Túc Ích Thông và Y Lung trị bệnh câm điếc.
  • Phối hợp huyệt Ế Phong, Hợp Cốc để trị bệnh viêm tai giữa.

Hướng dẫn bấm huyệt nhĩ môn trị bệnh hiệu quả

Nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao, mọi người cần biết cách châm cứu đúng cách và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi.

Các bước châm cứu huyệt Nhĩ Môn được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Châm thẳng kim từ 0,5 đến 1 thốn.
  • Bước 2: Trong quá trình thực hiện châm cứu nên há miệng, hướng mũi kim xuống phía dưới.
  • Bước 3: Cứu trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tráng.
  • Bước 4: Ôn cứu trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 phút.

Cấu tạo giải phẫu như sau:

  • Dưới phần da là cơ tai nằm phía trước, tiếp theo đến là xương thái dương.
  • Sau đó, dây thần kinh vận động cơ xuất hiện là nhánh của dây thần kinh mặt.
  • Da của vùng huyệt bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh của sọ não số V.
Cách bấm huyệt đạt hiệu quả cao
Cách bấm huyệt đạt hiệu quả cao

Cách bấm huyệt Nhĩ Môn điều trị các bệnh lý hiệu quả:

  • Người bệnh cần xác định chính xác vị trí của huyệt Nhĩ Môn.
  • Tiếp theo, dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa để ấn lên vị trí huyệt đạo của huyệt Nhĩ Môn.
  • Sau đó, cần giữ cố định ở vị trí trong khoảng thời gian 1 phút rồi xoa nhẹ nhàng lên huyệt vị cho đến khi có cảm giác thoải mái.
  • Cuối cùng, người bệnh cần massage ở vị trí huyệt mà cơ thể đang cảm thấy khó chịu và đau nhức.

Lưu ý khi bấm huyệt Nhĩ Môn trong điều trị bệnh

Người bệnh lựa chọn phương pháp châm cứu bấm huyệt Nhĩ Môn trong điều trị bệnh lý cần lưu ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Người bệnh cần thăm khám, chẩn đoán rõ ràng tình trạng bệnh lý của mình bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sau đó mới thực hiện điều trị bằng phương pháp châm cứu bấm huyệt.
  • Người bệnh trước khi thực hiện bấm huyệt không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói, tránh dùng các chất kích thích như cà phê, trà và nên ăn nhẹ nhàng trước khi tiến hành xoa bóp.
  • Khi đến phòng khám, người bệnh nên nghỉ ngơi khoảng 5 đến 10 phút trước khi bước vào liệu trình xoa bóp bấm huyệt.
  • Một liệu trình điều trị có số buổi từ 10 đến 15 lần, người bệnh thực hiện chưa đủ số buổi hoặc nhiều hơn số buổi quy định cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xoa bóp bấm huyệt.
  • Đặc biệt, với những người mắc bệnh cấp tính ở giai đoạn đầu nên thực hiện xoa bóp  mỗi ngày 1 lần. Còn đối với các bệnh mãn tính trong thời gian dài, nên thực hiện 1 tuần 2 lần nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao.
Lưu ý trong quá trình thực hiện bấm huyệt
Lưu ý trong quá trình thực hiện bấm huyệt

Như vậy, có thể thấy rằng, huyệt Nhĩ Môn là một trong những huyệt vị khá quan trọng và chúng mang nhiều công dụng trong điều trị các bệnh lý. Với những thông tin cơ bản trên đây, hy vọng bạn đọc có thể lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả và cải thiện được sức khỏe của bản thân mình.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh