Huyệt Kim Môn: Vị Trí Và Những Tác Dụng Bất Ngờ

Ngày đăng: 23/01/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Là một trong những huyệt đạo thuộc Bàng quang kinh, huyệt Kim Môn được cho là có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Vậy vị trí của huyệt nằm ở đâu và cách tác động chữa bệnh như thế nào?

Huyệt Kim Môn là gì?

Kim Môn là huyệt vị thứ 63 trong kinh Bàng Quang. Trong đó, “Môn” có nghĩa là huyệt Khích. Còn huyệt mang ý nghĩa là nơi khí huyết tập trung ngưng tụ vô cùng quý giá. Do đó, Y học cổ truyền gọi là Kim Môn.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, Kim được ví như vàng có giá trị cao, Môn có nghĩa là cổng hay cửa lớn. Huyệt Kim Môn rất quan trọng trong kinh Bàng Quang, có giá trị như vàng. Vì vậy, huyệt đạo này có tên là Kim Môn.

Ngoài ra, huyệt này còn có tên gọi khác là Quan Lương, Lương Quan. Huyệt Kim Môn xuất phát từ mạch Dương Duy, biệt của Túc Thái Dương cùng với mạch Dương Duy.

Cách xác định vị trí của huyệt Kim Môn

Theo Y học cổ truyền, huyệt Kim Môn nằm ở phía dưới và trước huyệt Thân Mạch, cách Thân Mạch khoảng 0,5 thốn, tại vị trí chỗ lõm chếch về trước sát bờ xương hộp, đầu sau xương bàn chân số 5.

Huyệt Kim Môn ở dưới và trước huyệt Thân Mạch
Huyệt Kim Môn ở dưới và trước huyệt Thân Mạch

Vùng dưới da vị trí này là cơ dạng ngón út, gân cơ mác bên dài và gân cơ mác bên ngắn. Da vùng huyệt Kim Môn chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S1.

Tác dụng của huyệt Kim Môn

Trong Y học cổ truyền, huyệt Kim Môn có rất nhiều công dụng với sức khỏe như hoạt lạc, thư cân, khai khiếu, an thần. Các chuyên gia y học cổ truyền cho rằng, huyệt Kim Môn có thể điều trị quanh khớp mắt cá chân, gót chân hoặc lưng đùi bị đau, trẻ nhỏ động kinh, kinh phong.

Kim Môn có nhiều tác dụng với sức khỏe
Kim Môn có nhiều tác dụng với sức khỏe

Bên cạnh đó, huyệt Kim Môn có thể phối cùng một số huyệt đạo khác để trị bệnh như:

  • Phối Khâu Như giúp trị sán khí
  • Phối Bộc Tham cùng Thừa Sơn, Thừa Cân có tác dụng trị hoắc loạn rút gân.
  • Phối Cách Du với Xích Trạch, Y Hy giúp điều trị vai lạnh, lưng lạnh, đau trong vai.
  • Phối Thân Mạch giúp điều trị đầu bị sưng đau, nôn mửa, não bị sưng đau hoặc chóng mặt.
  • Phối với Thính Hội có công dụng trị ù tai, điếc do thương hàn gây ra.

Cách châm cứu huyệt Kim Môn

Để huyệt Kim Môn phát huy tác dụng, y học cổ truyền thường sử dụng phương pháp châm cứu. Để châm cứu huyệt, trước hết cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo. Sau đó dùng kim châm thẳng vào huyệt từ 0,3 – 0,5 thốn; cứu từ 3 – 5 tráng; ôn cứu 5 – 10 phút.

Trước khi châm cứu cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo
Trước khi châm cứu cần xác định chính xác vị trí huyệt đạo

Những điều cần lưu ý trong quá trình châm cứu

Theo Y học cổ truyền, châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt nhằm kích thích khí huyết lưu thông một cách đồng đều trong cơ thể. Mặc dù được nhiều thầy thuốc tin tưởng song châm cứu cũng có những lưu ý quan trọng để quá trình trị liệu đạt hiệu quả cao nhất:

  • Tuyệt đối không châm cứu ở những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét hay vết thương bị hở.
  • Không châm cứu khi bệnh nhân quá đói hoặc quá no.
  • Trong quá trình châm cứu, người bệnh cần chọn tư thế thoải mái nhất, điều này sẽ góp phần không nhỏ vào hiệu quả trị liệu.
  • Bệnh nhân cần phải hoàn toàn thoải mái trong suốt quá trình châm cứu. Nếu không thoải mái, người bệnh sẽ liên tục thay đổi tư thế, dẫn đến làm cong kim, gãy kim…
  • Trước khi châm cứu 30 – 1 giờ, người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
  • Người bị hen suyễn, suy hô hấp, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim hay rối loạn đông máu…đều không được châm cứu.
  • Sau khi châm cứu, bệnh nhân không nên vận động mạnh. Thay vào đó cần thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Tuyệt đối không châm cứu tại các vùng như núm vú, rốn. Tại các huyệt ở vùng ngực không được châm sâu.
  • Bệnh nhân nên châm cứu theo liệu trình bác sĩ đã chỉ định.
  • Để đảm bảo hiệu quả trị liệu, người bệnh cần hạn chế thức ăn dầu mỡ, thức ăn nhiều muối, đường, chất kích thích.
  • Bệnh nhân đang trị liệu bằng phương pháp châm cứu cần ăn uống đầy đủ các chất như protein, lipid, glucid, vi khoáng…Ngoài ra, có thể tăng thêm rau củ quả giàu vitamin, thực phầm giàu canxi như sữa…
  • Thông thường một liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 15 ngày, mỗi ngày châm cứu một lần. Dù vậy, tùy theo từng tình trạng cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn, cũng không nhất định chỉ châm 15 ngày.
  • Bệnh nhân không được tự ý rút ngắn liệu trình hay ngưng điều trị.
  • Đặc biệt, bệnh nhân nên châm cứu tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa đông y để đạt hiệu quả cao, tránh những rủi ro như nhiễm trùng, liệt, teo cơ…
  • Châm cứu một là liệu pháp hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn các loại thuốc điều trị. Vì vậy, bệnh nhân cần sử dụng kết hợp các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Tuyệt đối không châm cứu cho bệnh nhân hen suyễn, cao huyết áp…
Tuyệt đối không châm cứu cho bệnh nhân hen suyễn, cao huyết áp…

Như vậy, có thể thấy huyệt Kim Môn có rất nhiều tác dụng với sức khỏe con người như thư cân, hoạt lạc, an thần…Để huyệt đạo phát huy hết những tác dụng trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh