Huyệt Tý Nhu: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Bấm Huyệt Chữa Bệnh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Thuộc hệ thống huyệt đạo trên cơ thể, huyệt Tý Nhu là nơi giao thoa giữa các luồng khí và có mối quan hệ mật thiết với các tạng phủ. Tác động đúng cách vào huyệt giúp mang lại nhiều tác dụng trị bệnh. 

Huyệt Tý Nhu là gì? Nằm ở đâu?

Huyệt Tý Nhu còn có tên gọi khác là huyệt Bối Nhu, Bối Nao, Hạng Xung, Đầu Xung hay Tý Nao. Huyệt nằm tại vùng thịt mềm (chu) của cánh tay (tý) nên có tên gọi là Tý Nhu.

Bên cạnh đó, tên gọi Tý Nhu cũng có thể hiểu theo một cách khác là huyệt có tác dụng chủ trị tình trạng cánh tay bị mềm yếu, thiếu sức sống. Tý Nhu là huyệt thứ 14 trong kinh Đại Trường, là huyệt giao hội của kinh Đại Đường, mạch Dương Duy và kinh Vị.

 Huyệt Tý Nhu nằm ở vùng thịt mềm của cánh tay. 
Huyệt Tý Nhu nằm ở vùng thịt mềm của cánh tay.

Huyệt Tý Nhu nằm trên vùng thịt mềm của cánh tay, ở đầu cuối cơ tam giác cánh tay. Để xác định vị trí của huyệt đạo, người bệnh để tay thẳng, thả lỏng. Huyệt nằm ở vị trí đầu cuối cơ tam giác cánh tay và trên đường nối giữa huyệt Khúc Trì với Kiên Ngung. Trong đó, huyệt Khúc Trì nằm tại vị trí lõm vào chỗ nếp gấp khuỷu tay. Huyệt Kiên Ngung nằm ở chỗ lõm, phía trước ngoài khớp, mỏm cùng xương đòn khi cánh tay dang thẳng.

Tác dụng của huyệt Tý Nhu với sức khoẻ

Theo y học cổ truyền, huyệt Tý Nhu có tác dụng thông lạc, minh mục nhờ nên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể cũng như hệ miễn dịch. Vì thế, huyệt thường được sử dụng trong chủ trị một số bệnh lý như:

  • Trị đau vai: Đau vai là hiện tượng phổ biến ở người phải thường xuyên vận động mạnh hoặc ngồi máy tính nhiều giờ. Nếu tác động đúng cách vào huyệt Bối Nhu sẽ giúp ôn kinh hoạt lạc, giảm triệu chứng của bệnh.
  • Hỗ trợ trị đau cánh tay, liệt chi trên: Nằm ở cánh tay nên huyệt Tý Nhu có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống kinh mạch và huyệt đạo tại khu vực này. Tác động vào huyệt có tác dụng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giãn cơ, từ đó giúp giảm tình trạng đau nhức, tê bì cánh tay.
Huyệt Đầu Xung giúp trị đau vai, đau cánh tay, liệt chi trên
Huyệt Đầu Xung giúp trị đau vai, đau cánh tay, liệt chi trên
  • Trị bệnh về mắt: Huyệt Đầu xung còn có tác dụng trong điều trị một số bệnh về mắt như suy giảm thị lực, chảy nước mắt, nhãn cầu sưng đỏ…

Ngoài ra, huyệt Tý Nhu còn có thể phối cùng huyệt vị khác để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:

  • Phối cùng huyệt Cường Gian giúp trị cổ gáy cứng.
  • Kết hợp cùng Kiên Ngung có tác dụng cải thiện tình trạng tay không sức lực.
  • Phối cùng huyệt Đại Chùy, huyệt Nhĩ Thượng và huyệt Phong Trì để trị bướu.
  • Phối cùng huyệt Thủ Tam Lý và huyệt Đại Nghênh trị lao hạch.

Cách bấm huyệt, châm cứu huyệt Tý Nhu

Châm cứu và bấm huyệt là 2 phương pháp trị liệu phổ biến tác động vào Tý Nhu mang lại hiệu quả trị bệnh cao. Đây là liệu pháp trị bệnh theo y học cổ truyền được WHO công nhận là thành tựu y học lớn, hướng tới đả thông kinh mạch, đẩy lùi bệnh.

Cách bấm huyệt khá đơn giản

Dưới đây là thao tác day bấm Tý Nhu huyệt hỗ trợ trị bệnh:

  • Trước hết, cần xác định vị trí huyệt đạo.
  • Sau đó dùng ngón tay cái bấm vào huyệt với một lực vừa phải và day ấn theo hình tròn trong thời gian 1 – 2 phút.
  • Mỗi ngày nên thực hiện từ 1 – 2 lần để hiệu quả trị bệnh cao.
Châm cứu, bấm huyệt đúng cách giúp nâng cao sức khỏe
Châm cứu, bấm huyệt đúng cách giúp nâng cao sức khỏe

Cách châm cứu Tý Nhu huyệt an toàn

Thực tế, việc châm cứu huyệt đạo nên được thực hiện bởi lương y có chuyên môn, được đào tạo chính quy về YHCT nhằm đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và an toàn cho người bệnh. Dưới đây là thao tác tham khảo:

  • Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt vị, châm thẳng hoặc châm vào bờ sau – trước xương cánh tay khoảng 1 – 1.5 thốn. Đối với các bệnh về mắt, hướng mũi kim xiên về phía trước cơ Delta.
  • Cứu trong 3 – 5 tráng. Ôn cứu từ 5 – 10 phút.

Lưu ý quan trọng cần nhớ khi châm cứu, bấm huyệt

Tác động vào huyệt Tý Nhu giúp mang lại hiệu quả trị bệnh tích cực. Tuy nhiên, người thực hiện cũng cần lưu ý các vấn đề sau để quá trình trị liệu bằng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu theo YHCT an toàn với sức khỏe:

  • Nếu không nắm vững phương pháp châm cứu hay bấm huyệt, bệnh nhân không được tự ý thực hiện tại nhà bởi có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm. Thay vào đó, người bệnh nên tìm sự trợ giúp của các bác sĩ, thầy thuốc có kinh nghiệm.
  • Châm cứu, bấm huyệt chỉ phát huy hiệu quả khi được thực hiện kèm với lối sống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất.
  • Người bệnh cần bổ sung rau xanh, trái cây tươi trong khẩu phần ăn hàng ngày, đặc biệt uống nhiều nước.
  • Hạn chế tối đa đồ ăn chiên rán, đồ ăn cay nóng cũng như đồ ăn đóng hộp và các loại thức ăn nhanh.
  • Trong quá trình trị liệu, bệnh nhân tránh hoàn toàn các chất kích thích có hại như thuốc lá, rượu, bia…
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, làm việc kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Mỗi ngày nên dành khoảng 30 phút để luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức khỏe.
  • Bệnh nhân mắc một số bệnh như tim, cao huyết áp… không được châm cứu hay bấm huyệt.
 Người bệnh tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, châm cứu tại nhà
Người bệnh tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, châm cứu tại nhà

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến huyệt Tý Nhu. Hy vọng, bài viết đã giúp độc giả hiểu hơn về vị trí cũng như tác dụng của huyệt đạo để có thể ứng dụng trong điều trị và nâng cao sức khỏe của bản thân.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh