4 Cách Phục Hồi Chức Năng Viêm Quanh Khớp Vai Hiệu Quả

Ngày cập nhật: 21/02/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Việc phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai thường được thực hiện thông qua các phương pháp, kỹ thuật bảo tồn giúp giảm đau đớn, nhanh chóng lấy lại chức năng chi trên, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể ở mỗi bệnh nhân mà nguyên tắc, phương thức phục hồi chức năng phù hợp sẽ được áp dụng.

Nguyên tắc trong phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý xương khớp xảy ra ở phần mềm quanh khớp vai: Bao khớp, dây chằng, gân… khiến bệnh nhân đau đớn, vận động bị hạn chế. Tình trạng này thường xảy ra ở nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi hoặc những người vốn đang mắc phải các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ hay thoái hoá dây chằng.

Viêm quanh khớp vai gây đau nhức, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh
Viêm quanh khớp vai gây đau nhức, làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh

Khi không được phát hiện và can thiệp sớm, viêm quanh khớp vai có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp cuộc sống sinh hoạt người bệnh. Vì vậy cần sớm áp dụng các biện pháp điều trị, phục hồi chức năng nhằm bảo vệ vận động toàn diện.

Việc phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai cần đảm bảo nguyên tắc sau:

  • Mục tiêu: Giảm đau, nâng tầm vận động khớp vai, cải thiện chức năng chi trên, tăng sức mạnh cơ vai, điều hòa chức năng khớp vai, khắc phục biến chứng teo cơ, cứng khớp, nhanh chóng trả lại vận động bình thường.
  • Phương pháp: Kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu, tập luyện vận động.

4 cách phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

Để phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai toàn diện cần kết hợp vật lý trị liệu tại vị trí đau nhức với vận động trị liệu thông qua các bài tập, động tác. Song song với đó bệnh nhân cũng cần tuân thủ điều trị nội khoa theo chỉ định của bác sĩ. Với những trường hợp nặng hơn cần can thiệp ngoại khoa, sau đó bệnh nhân tiếp tục thực hiện tập luyện để lấy lại vận động toàn diện.

1. Phương thức vật lý

Phương thức điều trị, phục hồi chức năng khớp vai vật lý có tác dụng chủ yếu là giảm đau, kháng viêm. Trong đó bao gồm:

  • Nhiệt nóng tại chỗ: Chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm, sáp parafin, siêu âm nhằm giảm đau, giãn cơ, chống viêm, giảm nguy cơ xơ dính khớp.
  • Điện phân dẫn thuốc giảm đau, chống viêm: Phổ biến nhất là Salicylat hay Novocain.
  • Điện xung giảm đau: Sử dụng dòng điện tạo ra nhiều xung động điện tác động giảm đau.
Phương thức vật lý giúp tạo tác động tại chỗ
Phương thức vật lý giúp tạo tác động tại chỗ

2. Vận động trị liệu phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

Mục đích của phương pháp vận động trị liệu là kéo giãn và di động khớp, qua đó tăng tầm vận động khớp. Bệnh nhân có thể tập chủ động với gây, thang tường, dây, ròng rọc để tác động vào cơ vùng vai, củng cố chức năng vận động.

Ngoài ra, nên chủ động tham khảo bài tập phục hồi chức năng và kiên trì thực hiện trong 4-6 tuần. Khi đã phục hồi có thể tiếp tục tập 3-5 lần/tuần để duy trì khả năng vận động cũng như sức mạnh vùng khớp vai. 

Dưới đây là 7 bài tập phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai đơn giản, dễ thực hiện:

Bài tập 1: Dao động cánh tay

Tác dụng: Hỗ trợ giảm đau, phục hồi vận động cơ hiệu quả. 

Nhóm cơ tác động: Cơ dưới gai, cơ trên gai, cơ delta. 

Tần suất tập: 2 lần/ngày, mỗi lần 10 động tác, lặp lại 5-6 ngày/tuần.

Cách thực hiện

  • Tay lành bám vào bàn/ghế hoặc vật chắc chắn, tay đau vận động tự do bên thân mình, thân trên hơi cúi xuống, lưng giữ thẳng.
  • Dao động tay đau nhẹ nhàng theo hướng trước ra sau, sang ngang rồi vòng tròn theo chiều kim đồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. 

Lưu ý: Không dao động tay ra sau lưng quá nhiều vì điều này có thể khiến bàn tay đập vào khớp gối, cản trở hiệu quả tập luyện.

Bài tập dao động cánh tay hỗ trợ giảm đau hiệu quả
Bài tập dao động cánh tay hỗ trợ giảm đau hiệu quả

Bài tập 2: Kéo căng khớp vai

Tác dụng: Tăng tầm vận động khép – gập ngang của khớp vai.

Nhóm cơ tác động: Cơ trên gai và cơ tròn nhỏ.

Tần suất tập: 4 lần mỗi bên, lặp lại 3 lần/ngày, duy trì đều đặn mỗi ngày trong tuần.

Cách thực hiện

  • Nằm nghiêng trên giường/thảm, vai đau để phía dưới, đặt cánh tay vuông góc với thân mình, gập khuỷu tay 90°, để đầu trên gối sao cho thoải mái nhất.
  • Tay lành xoay tay bên vai đau và ép xuống thảm và giữ trong 30 giây kết hợp thả lỏng.

Lưu ý: Khi ép vai không được ép đau, tránh gây thêm tổn thương cho khớp vai.

Bài tập 3: Vắt chéo tay

Tác dụng: Căng sau vai, giảm đau, cải thiện tầm vận động.

Nhóm cơ tác động: Cơ delta phần sau.

Tần suất tập: Tập 4 lần mỗi bên, duy trì 5-6 ngày/tuần.

Cách thực hiện

  • Vắt chéo cánh tay bị đau trước ngực.
  • Vai thả lỏng, lấy bàn tay khoẻ nắm vào phần trên khuỷu tay của tay bị đau rồi kéo sát vào ngực.
  • Duy trì tư thế kéo căng tay trước ngực trong 30 giây rồi thả ra.

Lưu ý: Không nên nắm và kéo đúng khớp khuỷu tay của tay bị đau.

Động tác vắt chéo tay tác động vào cơ delta sau
Động tác vắt chéo tay tác động vào cơ delta sau

Bài tập 4: Xoay ngoài thụ động

Tác dụng: Làm căng sau khớp vai, giảm đau và tăng tầm vận động.

Nhóm cơ tác động: Cơ tròn nhỏ và cơ trên gai.

Tần suất tập: 4 lần mỗi bên, đều đặn 5-6 lần/tuần.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 chiếc gậy nhỏ dài khoảng 60-70cm.
  • Bàn tay của hai tay cầm đầu gậy sao cho cả 2 khuỷu tay nằm ở vị trí vuông góc.
  • Từ từ di chuyển gậy theo chiều dọc, tay đau di chuyển ra ngoài hết mức có thể.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây kết hợp thư giãn.

Lưu ý: Luôn giữ hông thẳng, không xoay/vặn gậy trong quá trình tập.

Bài tập 5: Xoay trong thụ động

Tác dụng: Gây căng tức trước khớp vai, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

Nhóm cơ tác động: Cơ dưới vai.

Tần suất tập: 4 lần mỗi bên, đều đặn 5-6 lần/tuần.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 chiếc gậy nhỏ dài khoảng 60-70cm.
  • Đặt gậy phía sau lưng, tay đau nắm vào cuối gậy, tay còn lại nắm vào vị trí gần tay đau nhất.
  • Kéo gậy theo chiều dọc về phía tay lành ra xa nhất có thể nhưng cần đảm bảo khớp vai không thấy đau.
  • Duy trì tư thế trong 30 giây rồi tiếp tục lặp lại, đổi bên.

Lưu ý: Luôn để gậy cố định, không vặn hay xoay gậy.

Không nên gắng sức xoay hoặc vặn gậy
Không nên gắng sức xoay hoặc vặn gậy

Bài tập 6: Nâng xương bả vai

Tác dụng: Tác động vào lưng trên và bả vai, hỗ trợ giảm đau và cải thiện vận động.

Nhóm cơ tác động: Cơ răng cưa và cơ bậc thang giữa.

Tần suất tập: Lặp lại 10 lần/ngày, tập 3 ngày/tuần.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị ở tư thế nằm sấp, 2 cánh tay đặt xuôi theo 2 bên thân mình, vai đặt sát mép giường.
  • Cố gắng nâng vai lên khỏi mặt giường ở mức cao nhất có thể (khi 2 xương bả vai gần nhau nhất có thể).
  • Duy trì tư thế nâng xương vai trong 10 giây kết hợp thư giãn, sau đó lặp lại động tác.

Lưu ý: Không nhún vai về phía gần tai khi tập.

Bài tập 7: Chèo thuyền

Tác dụng: Tạo lực căng sau vai và lưng trên, giảm đau hiệu quả.

Nhóm cơ tác động: Cơ bậc thang giữa và dưới.

Tần suất tập: Lặp lại 3 lần, mỗi lần 8 động tác, duy trì 3 ngày/tuần.

Cách thực hiện

  • Lấy dây thun cột vào tường hoặc những vị trí cố định, đảm bảo chắc chắn.
  • Đứng cách xa vị trí dây đã cột 3 bàn chân, tay đau cầm lấy dây tập rồi kép về phía sau sát thân người.
  • Từ từ đưa cơ thể về vị trí ban đầu rồi chuẩn bị cho động tác kéo tiếp theo.

Lưu ý: Luôn giữ chắc vai trong quá trình tập.

Động tác chèo thuyền đơn giản, dễ thực hiện
Động tác chèo thuyền đơn giản, dễ thực hiện

3. Hoạt động trị liệu

Các hoạt động hằng ngày cũng đem lại tác dụng phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai. Tuy nhiên, chỉ nên hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, không tác động mạnh vào khớp vai vì có thể tăng thêm những tổn thương không đáng có.

Trong đó, các hình thức hoạt động trị liệu phù hợp với bệnh nhân viêm quanh khớp vai là:

  • Mặc quần áo.
  • Tắm rửa.
  • Mặc quần áo.
  • Đánh răng.

4. Các phương pháp khác

Như đã nói ở trên, quá trình phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai cần kết hợp song song giữa tập luyện, vận động với điều trị nội khoa và ngoại khoa (nếu cần thiết). Điều này giúp bệnh nhân phục hồi vận động toàn diện, nhanh chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

Phương pháp nội khoa

Mục đích của điều trị nội khoa là giảm triệu chứng bệnh, duy trì vận động và ngăn chặn biến chứng. Trong điều trị viêm quanh khớp vai, các loại thuốc sau thường được chỉ định:

  • Thuốc giảm đau: Sử dụng theo bậc thang, tùy vào tình trạng bệnh nhân như: Paracetamol, Codeine…
  • Thuốc kháng viêm: Chủ yếu là nhóm Non-steroid, dùng đường uống hoặc tiêm bắp: Aspirin, Diclofenac…
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Valium, Diazepam,…
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamin sulfat, Diacerein,…
  • Tiêm corticoid tại chỗ: Giảm phản ứng viêm/giảm đau, tiêm nhắc lại sau 3-6 tháng nếu cơn đau tái diễn.

Phương pháp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa hay phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể nặng. Điển hình như rách đứt gân cơ chóp xoay hoàn toàn. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ mô sẹo, chữa lành tổn thương tại khớp vai thông qua việc mổ hổ để tái tạo/thay thế khớp vai nhân tạo.

Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết
Điều trị ngoại khoa chỉ được áp dụng trong trường hợp cấp thiết

Lưu ý khi phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai

Kiên trì tập luyện các động tác, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ là nguyên tắc hàng đầu giúp khớp vai nhanh chóng phục hồi. Trong quá trình này, bản thân người bệnh cũng như người chăm sóc cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn tập luyện với cường độ vừa phải, dừng ngay khi cơ thể đau mỏi và nên thư giãn cho đến khi cảm thấy có thể tiếp tục thực hiện bài tập.
  • Tuân thủ chỉ dẫn tập luyện của bác sĩ và kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn để đảm bảo đúng động tác, không tác động sai lệch tới khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp với chiều cao, không để cơ thể tăng hoặc giảm cân quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Không mang vác vật nặng, không làm việc quá sức tránh gây tác động đến khớp vai.
  • Chủ động ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tránh xa rượu bia và những thức uống có hại cho sức khỏe.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để khớp vai nhanh chóng hồi phục.

Như vậy bài viết đã chia sẻ 4 phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai cơ bản nhất. Hy vọng với những gợi ý trên của Đông Phương Y Pháp, bệnh nhân đã có được góc nhìn tổng quan, qua đó lựa chọn hình thức can thiệp phù hợp, hiệu quả nhất. Song cơ địa và tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau, hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để có quá trình điều trị suôn sẻ.

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh học

    Trị liệu

      Đặt lịch khám chữa bệnh

      03/05

      hôm nay

      04/05

      Ngày mai

      05/05

      Ngày kìa

      +

      Khác