Bấm Huyệt Chữa Bệnh Tim Mạch Được Không? Cách Bấm Chuẩn Theo Đông Y

Ngày cập nhật: 27/04/2024 Biên tập viên: Hải Yến

Sử dụng y học cổ truyền để điều trị các bệnh mãn tính như tim mạch là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Trong đó có cách trị liệu bằng xoa bóp, bấm huyệt. Vậy bấm huyệt chữa bệnh tim mạch có đem lại hiệu quả không và phương pháp này thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết sau.

Bấm huyệt chữa bệnh tim mạch có hiệu quả không?

Bấm huyệt là một phương pháp trị liệu truyền thống và phổ biến trong y học cổ truyền. Phương pháp này thường sử dụng một lực nhẹ hoặc kích thích vào những điểm cụ thể trên cơ thể, nhằm mục đích điều trị các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh tim mạch.

Những người bị bệnh tim mạch thường gặp các vấn đề như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, bệnh đau tim, thiếu máu cơ tim, đột quỵ,… Theo y học cổ truyền, khi tác động vào một số điểm huyệt trên cơ thể có thể giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Phương pháp bấm huyệt có thể giúp cải thiện nhiều triều chứng của bệnh tim mạch
Phương pháp bấm huyệt có thể giúp cải thiện nhiều triều chứng của bệnh tim mạch

Cụ thể, phương pháp bấm huyệt chữa bệnh tim mạch có thể giúp cải thiện một số triệu chứng như:

  • Ổn định nhịp tim mà không cần dùng thuốc, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, cải thiện chức năng tim.
  • Khi mạch được tác động với một lực vừa phải sẽ giúp cơ thể thư giãn, cải thiện tâm trạng người bệnh và giảm áp lực lên tim, mạch máu.
  • Hỗ trợ quá trình phục hồi tổn thương của tim mạch nhờ khả năng tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng tắc mạch phát sinh biến chứng.
  • Giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch, sức đề kháng. Từ đó tăng khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Nhìn chung, phương pháp trị liệu này cũng mang lại hiệu quả nhất định, nhưng chỉ là giải pháp tạm thời. Với trường hợp bệnh nặng, tim bị tổn thương sẽ không thể phục hồi dựa vào cách bấm huyệt bên ngoài mà cần có sự can thiệp chuyên sâu. Đồng thời, trước khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh tim mạch, người bệnh cần được tư vấn và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch chuẩn theo Đông y

Dưới đây là một số huyệt phù hợp với từng loại bệnh tim mạch mà bạn có thể tham khảo.

Bấm huyệt trị bệnh huyết áp cao

Bệnh lý huyết áp cao luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm và đe dọa sức khỏe bất cứ lúc nào. Vì vậy, phương pháp bấm huyệt được xem như cách khắc phục đơn giản, đơn giản, dễ thực hiện, giúp ổn định huyết áp và cứu tạm thời. Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng hàng ngày nhằm mục đích duy trì, cân bằng huyết áp và ổn định sức khỏe.

Một số vị trí huyệt thường áp dụng:

  • Huyệt thái xung: Nằm ở mặt trên của bàn chân, giữa xương ngón cái và ngón trỏ.
  • Huyệt lao cung: Nằm tại vị trí chính giữa lòng bàn tay, trong khe giữa của xương đốt bàn tay số 3 và 4.
  • Huyệt hợp cốc: Có vị trí ở chỗ lõm giữa xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.
  • Huyệt bách hội: Nằm ở phần lõm trên đỉnh đầu, cắt đường thẳng kéo nối hai đỉnh vành tai.

Cách bấm huyệt: 

  • Sử dụng ngón cái hoặc ngón trỏ với lực vừa phải để ấn lên vị trí huyệt. 
  • Hít vào khoảng 5 giây, rồi nín thở trong 2 giây. Sau đó, nâng ngón cái hoặc ngón trỏ lên, đồng thời thở ra một cách nhẹ nhàng. 
  • Động tác này nên thực hiện từ 5 đến 10 lần mỗi bên, với tần suất 2 – 3 lần/ngày, vào các buổi sáng, chiều, tối.

Bấm huyệt chữa bệnh tim mạch – Bệnh huyết áp thấp

Từ lâu, Y học cổ truyền đã sử dụng cách bấm huyệt như một phương pháp chữa trị đối với bệnh lý huyết áp thấp. Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp thấp là do cơ thể hư nhược lâu ngày, khí huyết lưu thông kém,… Do đó, phương pháp bấm huyệt sẽ kích thích đúng vào những vị trí huyệt nhất định, giúp tăng cường lưu thông khí huyết và cải thiện tình trạng của người bệnh.

Tác động vào huyệt thần môn giúp cải thiện triệu chứng bệnh huyết áp thấp
Tác động vào huyệt thần môn giúp cải thiện triệu chứng bệnh huyết áp thấp

Một số vị trí huyệt thường áp dụng:

  • Huyệt thần môn: Nằm ở phía xương trụ và nằm trên lằn chỉ của cổ tay.
  • Huyệt trung chủ: Có vị trí nằm ở mu bàn tay và ở giữa ngón xương bàn tay vị trí thứ 4 và thứ 5.
  • Huyệt dương trì: Nằm ở chỗ lõm trên lằn ngang của khớp xương cổ tay, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ của bàn tay.

Cách bấm huyệt: 

  • Tư thế thả lỏng người, dùng ngón trỏ hoặc cái của tay bấm lên vị trí huyệt trong vòng khoảng 10 giây, cho đến khi có cảm giác tức nặng.
  • Sau đó, đổi sang huyệt ở tay còn lại.
  • Có thể lặp lại 3 – 4 lần nếu thấy triệu chứng chưa cải thiện.

Bấm huyệt chữa rối loạn nhịp tim

Thông thường, người trưởng thành sẽ có nhịp tim bình thường từ 60 – 90 lần/phút. Khi tim đập bất thường, dưới hoặc cao hơn mức này, được gọi là rối loạn nhịp tim. Tùy theo mức độ, tình trạng này có thể không có triệu chứng hoặc gây ra hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí là tử vong.

Vị trí các huyệt:

  • Huyệt nội quan: Nằm ở mặt trước cẳng tay, khe giữa hai gân (gập bàn tay vào cẳng tay sẽ xác định hai gân cơ này), cách nếp gấp cổ tay 2 thốn.
  • Huyệt hạ quan: Khi ngậm miệng lại, bạn sẽ chỗ lõm phía trước tai, dưới xương gò má. Đó chính là vị trí của huyệt hạ quan.
  • Huyệt tâm bảo khu: Huyệt này nằm chính giữa, chỗ hõm nhất của lòng bàn tay.

Cách bấm huyệt:

  • Dùng ngón cái của bàn tay kia day nhẹ vào vị trí huyệt ở tay bên này trong thời gian khoảng 2 phút. 
  • Sau đó đổi bên và lặp lại cách thực hiện. 
  • Kích thích huyệt từ từ. Lưu ý bấm sao cho bạn cảm thấy tức nặng trên huyệt để đạt được hiệu quả.

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim thiếu máu cục bộ

Tình trạng tim thiếu máu cục bộ có thể xuất hiện với triệu chứng đau ngực hoặc không có biểu hiện lâm sàng. Cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim. Theo đó, xoa bóp bấm huyệt là giải pháp có thể phòng và làm giảm các cơn đau thắt ngực.

Bấm huyệt đản trung giúp giảm cơn đau thắt ngực nhanh chóng
Bấm huyệt đản trung giúp giảm cơn đau thắt ngực nhanh chóng

Vị trí các huyệt:

  • Huyệt chương môn: Xác định bằng cách co khuỷu tay khép vào nách, huyệt chương môn nằm ngang với điểm cuối cùng của khuỷu tay (mút cuối xương sườn nổi số 1).
  • Huyệt đản trung: Ở nam giới, vị trí huyệt là giao điểm của đường giữa xương ức với đường nối hai núm vú. Ở nữ giới, vị trí là đường ngang qua bờ trên hai khớp xương ức thứ 5 của cơ thể.
  • Huyệt giản sử: Là vị trí từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 3 thốn. 
  • Huyệt thiếu xung: Nằm ở đầu ngón tay út, cách gốc móng ngón tay khoảng 2mm (về phía trong). 

Cách thức thực hiện: 

  • Người bệnh nằm ngửa. 
  • Thầy thuốc dùng các ngón tay miết từ giữa ngực ra hai bên. Tiến hành miết theo kẽ sườn ra hai bên từ 3 – 4 lần.
  • Sau đó day, ấn, bấm các huyệt chương môn, đản trung, giản sử, thiếu xung. 
  • Ngoài ra, người bệnh có thể tự thực hiện bấm các huyệt trên cơ thể mình hàng ngày. Thời gian day, ấn mỗi ngày từ 15 – 20 phút.

Bấm huyệt chữa bệnh đột quỵ

Đột quỵ trong y học cổ truyền được gọi là trúng phong. Trong giai đoạn cấp cứu, bệnh thường được chữa trị bằng phương pháp Tây y hiện đại. Ở giai đoạn phục hồi có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt giúp cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân.

Bấm huyệt có thể thúc đẩy lưu lượng khí, cân bằng âm dương trong cơ thể, từ đó cải thiện tinh thần, hạn chế stress. Bên cạnh đó, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện chức năng các chi và nâng cao sức khỏe tinh thần cho người bệnh.

Các huyệt thường được sử dụng như:

  • Huyệt ở tay: Cần phục hồi chức năng thông qua huyệt hợp cốc, bát tà, tý nhu, nội quan…
  • Huyệt ở chân: Bấm huyệt hoàn khiêu, túc tam lý, huyết hải, tâm âm giao, phong long…
  • Huyệt ở khu vực đầu mặt cổ: Bấm huyệt thiên đột, hạ quan, giáp xa, địa thương, bách hội,…

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đối với chứng đột quỵ như sau:

  • Để người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái.
  • Dùng ngón giữa, ngón tay trỏ hoặc ngón áp út ấn vào huyệt đạo một lực từ nhẹ đến mạnh trong thời gian khoảng 1 – 2 phút, sau đó thả ra.
  • Với mỗi huyệt đạo lặp lại động tác bấm huyệt từ 5 – 10 lần.

Trường hợp nên và không nên thực hiện bấm huyệt chữa bệnh về tim mạch

Bấm huyệt chữa bệnh tim mạch là phương pháp trị liệu không xâm lấn, không sử dụng thuốc, ít tác dụng phụ, an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Liệu pháp dành cho tất cả những ai có mong muốn cải thiện các bệnh lý về tim mạch, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng, hoặc trao đổi với bác sĩ để được tư vấn có nên bấm huyệt hay không.

Một số trường hợp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh tim mạch
Một số trường hợp cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh tim mạch

Dưới đây là những trường hợp không nên thực hiện bấm huyệt chữa bệnh tim mạch:

  • Bệnh nhân có vết thương ngoài da hoặc mất nhiều máu.
  • Những người bị viêm khớp, khi khớp đang sưng nóng, đỏ và đau.
  • Trường hợp có huyết khối tĩnh mạch chi dưới.
  • Trường hợp bị phát ban, lở loét trên da.
  • Những người mới uống rượu bia bấm huyệt có thể gây khó thở, tăng tình trạng rối loạn nhịp tim.

Lưu ý khi thực hiện cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch

Mặc dù mang lại hiệu quả nhất định, nhưng khi thực hiện bấm huyệt chữa bệnh tim mạch, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu chưa nắm rõ vị trí huyệt cần tác động thì không tự ý bấm huyệt đạo trên cơ thể, tránh tình trạng tác động sai huyệt, sai cách.
  • Nhằm đảm bảo an toàn, phương pháp bấm huyệt chỉ nên tiến hành bởi thầy thuốc, bác sĩ có tay nghề giỏi.
  • Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh tim mạch chỉ mang tính tạm thời. Người bệnh cần chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá tình trạng bệnh.
  • Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, luyện tập phù hợp, tránh căng thẳng, thức khuya để sớm cải thiện sức khỏe.
  • Trong quá trình bấm huyệt nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy dừng lại và thông báo cho bác sĩ để được tư vấn, xử lý kịp thời.

Những thông tin về phương pháp bấm huyệt chữa bệnh tim mạch trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế, bấm huyệt không thể điều trị dứt điểm bệnh lý tim mạch. Do đó, người bệnh cần được thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    04/05

    hôm nay

    05/05

    Ngày mai

    06/05

    Ngày kìa

    +

    Khác