Gợi Ý Cách Bấm Huyệt Chữa Đại Tràng Đơn Giản, Hiệu Quả

Ngày đăng: 10/01/2023 Biên tập viên: Nguyễn Giang

Bấm huyệt chữa đại trang là phương pháp trị liệu phổ biến trong Đông y nhưng không phải tất cả mọi người đều hiểu rõ về phương pháp này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt và những lưu ý không nên bỏ qua.

Bấm huyệt chữa đại tràng có hiệu quả không?

Viêm đại tràng là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa phổ biến. Bệnh xảy ra khi niêm mạc ruột già bị viêm lan tỏa hoặc khu trú vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường có các triệu chứng như chướng bụng, đau quặn thắt, khó chịu, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu không được can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bấm huyệt chữa đại tràng giúp cải thiện cảm giác khó chịu như đầy bụng, tiêu chảy
Bấm huyệt chữa đại tràng giúp cải thiện cảm giác khó chịu như đầy bụng, tiêu chảy

Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Liệu pháp này giúp kích thích cơ học lên da thịt, nhằm tăng chuyển hóa tại chỗ, giảm đau và điều hòa chức năng các tạng phủ.

Với bệnh viêm đại tràng, xoa bóp bấm huyệt có một số công dụng như sau:

  • Giúp giảm đau bụng đồng thời cải thiện cảm giác khó chịu do viêm đại tràng gây ra.
  • Hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, cải thiện chứng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ăn uống kém.
  • Kích thích cơ thể tăng cường hoạt động động trao đổi chất.
  • Tăng cường chuyển hóa dưỡng chất và thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng oxy đến vị trí bị tổn thương, từ đó đẩy nhanh quá trình lành thương.

Gợi ý cách xoa bóp, bấm huyệt chữa viêm đại tràng hiệu quả

Để cải thiện các triệu chứng mà bệnh viêm đại tràng gây ra như đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… bệnh nhân có thể xoa bóp kết hợp bấm huyệt.

Cách xoa bóp giúp cải thiện chức năng tiêu hóa

Khi xoa bóp, người bệnh sử dụng gốc bàn tay hoặc toàn bộ lòng bàn tay tạo một lực vừa phải để thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như thư giãn cơ trơn của ống tiêu hóa. Với bệnh nhân viêm đại tràng, nên xoa bóp trước khi bấm huyệt nhằm làm nóng vùng bụng và giảm nhẹ cơn đau ở bụng dưới.

Xoa bụng trên và toàn bụng:

  • Người bệnh nằm ngửa hoặc ngả người về phía sau 45 – 50 độ.
  • Hai bàn tay đặt lên nhau và xoa bóp xung quanh vùng rốn khoảng 100 lần với lực vừa phải.
  • Sau đó, xoa bóp vùng bụng theo chiều ngược lại 100 lần để làm ấm bụng và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Xoa bóp giúp làm ấm bụng và thúc đẩy tuần hoàn máu
Xoa bóp giúp làm ấm bụng và thúc đẩy tuần hoàn máu

Xoa bóp mặt trước cẳng chân:

  • Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, gác cẳng chân phải lên đùi bên trái, ngón cái xòe ra, bốn ngón chân còn lại khép chặt.
  • Tiếp theo, dùng hổ khẩu (khe ngón tay trỏ và ngón tay cái) đặt vào bờ trước xương chày dưới gối. Những ngón tay còn lại ôm chặt lấy phần cẳng chân.
  • Sau đó, xát từ trên cẳng chân xuống mắt cá chân với lực vừa phải từ 30 – 50 lần cho tới khi cẳng chân nóng lên.

Cách bấm huyệt chữa đau đại tràng

Để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình thực hiện bấm huyệt chữa đại tràng cần đúng cách. Dưới đây là một số cách bấm huyệt phổ biến bạn đọc có thể tham khảo:

Bấm huyệt Đại Trường Du:

  • Vị trí: Huyệt Đại Trường Du gồm 2 huyệt đối xứng nhau qua Đốc mạch. Chiếu theo cột sống, huyệt nằm ở phía trên xương chậu và ngang với đốt sống eo số 4.
  • Cách day bấm: Người bệnh nằm sấp, người thực hiện ở tư thế quỳ ngay bên đùi bệnh nhân. Hai bàn tay ôm ngang hông tại vị trí huyệt đạo. Sau đó, dùng 2 ngón tay cái day ấn mạnh vào huyệt. Phương pháp này giúp tăng hiệu quả hoạt động của đường ruột, giảm triệu chứng đau bụng dưới, chướng bụng, táo bón…
Huyệt đại trường du gồm 2 huyệt đối xứng nhau
Huyệt đại trường du gồm 2 huyệt đối xứng nhau

Bấm huyệt Tiểu Trường Du:

  • Vị trí: Huyệt nằm ngay phía dưới đầu xương chậu 1 đốt ngón tay và cũng gồm 2 huyệt đối xứng qua Đốc mạch.
  • Cách day bấm: Người bệnh nằm sấp, người thực hiện quỳ bên đùi bệnh nhân. Đặt hai tay ôm ngang hông bệnh nhân, ngay vị trí huyệt Tiểu Trường Du. Sau đó, ngón cái ấn mạnh vào vị trí huyệt đạo rồi chuyển qua ấn huyệt vị. Ngoài ra cũng có thể mát-xa từng lưng đến eo để tăng hiệu quả trị liệu. Bấm huyệt Tiểu Trường Du giúp tăng cường chức năng của đường ruột, hạn chế chướng bụng…

Bấm huyệt Thiên Khu:

  • Vị trí: Nằm cách rốn 2 thốn khi đo ngang, mỗi bên có một huyệt.
  • Cách day bấm: Dùng hai ngón tay cái đặt lên hai huyệt Thiên Khu, các ngón tay còn lại ôm lấy mạng sườn và day bấm huyệt khoảng 2 phút. Day bấm huyệt Thiên Khu có tác dụng nhuận tràng, nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, thường dùng chữa sôi bụng, đầy bụng…

Bấm huyệt Quan Nguyên:

  • Vị trí: Huyệt Quan Nguyên là cửa ngõ ra vào của nguyên khí, nằm phía trên rốn khoảng 3 thốn và trên xương mu 2 thốn.
  • Cách day bấm: Đặt hai bàn tay lồng lên nhau tại vị trí huyệt Quan Nguyên, mũi tay hướng về phía rốn. Dùng một lực đủ mạnh để tác động lên huyệt sao cho lớp mỡ bụng phía trên huyệt bị lõm xuống, đồng thời day ấn nhẹ nhàng quanh vùng rốn. Bấm huyệt này giúp giảm các triệu chứng đau đại tràng như đầy bụng, đau bụng, đi ngoài….

Bấm huyệt Túc Tam Lý:

  • Vị trí: Nằm ở dưới khớp gối. Xác định vị trí huyệt bằng cách di chuyển ngón tay từ dưới cổ chân ngược lên gần khớp gối, ngón tay mắc ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày. Từ đây đo ngang ra ngoài một khấc ngón tay chính là vị trí của huyệt.
  • Cách day bấm: Người bệnh ngồi và thả lỏng cơ thể. Dùng ngón tay cái tác động vào vị trí huyệt khoảng 1 phút. Bấm huyệt Túc Tam Lý giúp làm tăng nhu động ruột, cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và ruột…
Huyệt Túc tam lý ở dưới khớp gối
Huyệt Túc tam lý ở dưới khớp gối

Những lưu ý quan trọng khi bấm huyệt chữa viêm đại tràng

Để đạt hiệu quả cao và an toàn với sức khỏe, khi bấm huyệt chữa viêm đại tràng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Trước khi bấm huyệt cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là bệnh nhân có vấn đề về xương khớp.
  • Bấm huyệt chỉ là liệu pháp hỗ trợ trong điều trị. Đây không phải là phương pháp điều trị chính bệnh viêm đại tràng. Do đó, người bệnh cần kết hợp các biện pháp trị liệu khác.
  • Việc bấm huyệt phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn, tay nghề cao để đảm bảo không sai kỹ thuật, tránh biến chứng nguy hiểm.
  • Để hạn chế những tác dụng ngoài ý muốn, cần bấm huyệt theo hướng dẫn của thầy thuốc cần cắt ngắn móng tay và điều chỉnh lực vừa phải.
  • Không xoa bóp bấm huyệt khi cơ thể bị sốt cao, viêm nhiễm, đang mang thai, mới phẫu thuật, tâm lý bất ổn…
  • Tuyệt đối không bấm huyệt chữa đại tràng khi bụng quá no hoặc quá đói. Nên bấm huyệt sau khi ăn khoảng 2 tiếng.
  • Nếu vùng da có huyệt đạo bị tấy đỏ hay lở loét, không được bấm huyệt vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Là liệu pháp tác động vật lý nên hiệu quả khá chậm. Vì vậy, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày trong thời gian dài.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý nền như cao huyết áp, suy tim… cũng cần thận trọng khi xoa bóp bấm huyệt.
  • Người bệnh nên trị liệu tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có được hiệu quả cao nhất.
Nên bấm huyệt sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ
Nên bấm huyệt sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ

Bấm huyệt chữa đại tràng là phương pháp trị liệu an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi thực hiện cần đảm bảo xác định đúng vị trí huyệt đạo và làm đúng kỹ thuật. Tốt nhất, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ hoặc chuyên gia giàu kinh nghiệm.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    18/03

    hôm nay

    19/03

    Ngày mai

    20/03

    Ngày kìa

    +

    Khác