Mất Ngủ

Ngày đăng: 23/07/2023 Biên tập viên: Hải Yến

Tình trạng mất ngủ thường xuyên lặp lại là lời cảnh báo không thể coi thường của cơ thể. Mất ngủ về đêm đang dần trở thành một triệu chứng bệnh lý vô cùng đáng ngại trong nhịp sống hiện đại bởi nó đang có xu hướng “trẻ hóa”. Bạn đã bao giờ tự hỏi: “mất ngủ kéo dài sẽ gây ra tác hại gì? đâu là giải pháp điều trị và khắc phục chứng mất ngủ tốt nhất?”. Hãy cùng tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây.

Mất ngủ là gì?

Mất ngủ là tình trạng bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, thường ngủ không ngon giấc, khó ngủ hoặc dễ tỉnh dậy giữa đêm, thường chỉ ngủ dưới 5h/ngày. Bệnh kéo dài liên tục gây cản trở rất lớn tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của  bệnh nhân, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc thêm nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Hiện nay, không chỉ người già, người trẻ cũng rất dễ bị mất ngủ bởi nhiều yếu tố tác động và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo đó, chúng ta cần phải có những biện pháp điều trị và phòng tránh từ sớm để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Mất ngủ là căn bệnh đe dọa lớn đến cuộc sống của hiện đại
Mất ngủ là căn bệnh đe dọa lớn đến cuộc sống của hiện đại

Bệnh mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng thế nào tới cơ thể?

Nếu cơ thể mất ngủ liên tục, điều gì sẽ xảy ra? Đây là vấn đề nhận được không ít sự quan tâm tìm hiểu. Theo đó, các chuyên gia chia sẻ rằng, cơ thể không được ngủ đủ giấc có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng, cụ thể những biến chứng thường gặp nhất của bệnh lý này phải kể tới gồm:

  • Tâm lý mất kiểm soát: Bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều rối loạn tâm lý khiến tinh thần luôn lo lắng, hệ thần kinh bị tổn thương nặng, dễ chuyển thành trầm cảm, có những suy nghĩ tiêu cực, gây hại cho cơ thể.
  • Giảm sinh lý: Mất ngủ, khó ngủ kéo dài đều gây tác động rất xấu tới hệ thống nội tiết tố, làm sụt giảm các hormone sinh dục, từ đó gây ra yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm chất lượng và cả số lượng tinh trùng,…
  • Tổn thương hệ tim mạch: Các giấc ngủ không được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra biến chứng trực tiếp đối với sức khỏe hệ tim mạch. Bệnh nhân dễ mắc rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp hơn rất nhiều.
  • Đột quỵ: Biến chứng này rất nguy hiểm đối với những người bị mất ngủ thường xuyên. Do cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, não luôn phải làm việc quá công suất sẽ dẫn tới teo não. Khi này, bệnh nhân có thể bị đột quỵ bất cứ lúc nào.
  • Ung thư: Bệnh ung thư được các chuyên gia cho đánh giá rằng có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người người mắc bệnh mất ngủ. Vì cơ thể càng mệt mỏi, càng không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ là điều kiện thuận lợi cho các gốc tự do phát triển, các tế bào ung thư hình thành một cách nhanh chóng.
  • Thừa cân, béo phì: Thức khuya liên tục khiến não bộ tăng sinh các tín hiệu thèm ăn, bụng đói cồn cào. Khi này, việc bạn sử dụng các đồ ăn sẽ hấp thu các chất rất nhanh, đặc biệt nhóm chất béo tích tụ lại trong cơ thể và tạo nên mỡ thừa.
  • Da lão hóa: Biến chứng này rất thường gặp ở những người mất ngủ. Khả năng sản sinh collagen cũng như tái tạo các tế bào của da bị giảm đi đáng kể, đồng thời cũng xuất hiện nhiều mụn, nám, tàn nhang và đốm nâu.
Tình trạng mất ngủ gây ra nhiều mối nguy hại khó lường với sức khỏe
Tình trạng mất ngủ gây ra nhiều mối nguy hại khó lường với sức khỏe

Giấc ngủ rối loạn là cảnh báo của bệnh gì?

Khi bị mất ngủ liên tục, bệnh nhân không thể đi vào giấc dễ dàng, ngủ mộng mị, chập chờn trong suốt thời gian dài, rất có thể đây là lời cảnh báo cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sức khỏe sau đây:

  • Bệnh viêm khớp: Viêm khớp là một trong những bệnh xương khớp có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải khá cao hiện nay. Người bệnh sẽ có các triệu chứng đau nhức và theo thời gian sẽ gây ra mất ngủ.
  • Trào ngược dạ dày: Bệnh lý ngoài các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng hay khó thở khi nằm, tình trạng mất ngủ cũng là một trong các biểu hiện khá thường gặp của bệnh.
  • Bệnh về tuyến giáp: Khi tuyến giáp vì một nguyên do nào đó bị tổn thương, suy giảm chức năng, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng là mất ngủ liên tục, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, bứt dứt không yên.
  • Suy giảm nội tiết tố: Nữ giới khi tới giai đoạn tiền mãn kinh sẽ bị suy giảm nội tiết tố mạnh mẽ. Lúc này, cơ thể sẽ có các triệu chứng bốc hỏa, mất ngủ, tâm lý thay đổi, ham muốn tình dục giảm sút và các dấu hiệu lão hóa xuất hiện ngày một rõ ràng.
Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh khác
Mất ngủ là dấu hiệu cảnh báo của nhiều căn bệnh khác

Nguyên nhân mắc bệnh từ chính lối sống hằng ngày

Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc vô cùng quen thuộc. Phần lớn người bệnh gặp phải triệu chứng này là do:

  • Công việc, cuộc sống gây stress: Chính những lo âu, mệt mỏi khiến bạn suy nghĩ nhiều về công việc, chuyện tình cảm, gia đình… là nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp nhất. Những người trẻ tuổi chính là đối tượng dễ gặp nguyên nhân này hơn cả.
  • Dung nạp các chất kích thích (rượu bia, trà, cà phê…) thường xuyên và uống trước khi ngủ gây hưng phấn thần kinh trung ương và dẫn đến mất ngủ.
  • Môi trường: Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ồn ào… là “thủ phạm” gây mất ngủ
  • Lệch múi giờ: Khi di chuyển đến những vị trí địa lý khác cũng gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn, nếu không thể thích nghi được cũng là lý do khiến bạn bị mất ngủ
  • Sinh hoạt, ăn uống phản khoa học: Thực phẩm và thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bạn.
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, corticoid… sử dụng quá lâu cũng sẽ gây ra tác dụng phụ và dẫn đến tình trạng mất ngủ
  • Một số căn bệnh mãn tính: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên chứng bệnh này.
  • Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên sẽ đều khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Chúng tấn công vào mạch máu não, thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa và cục huyết khối, cản trở dòng máu vận chuyển oxy lên não và gây ra những rối loạn cho cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh mất ngủ.
Vô vàn nguyên do gây mất ngủ đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày
Vô vàn nguyên do gây mất ngủ đến từ thói quen sinh hoạt hằng ngày

Muốn điều trị triệu chứng mất ngủ cần xác định được đâu là nguyên nhân gây mất ngủ. Đồng thời, khi hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh cũng giúp quá trình chẩn đoán, điều trị đạt kết quả cao hơn.

Phương pháp điều trị chứng mất ngủ phổ biến nhất hiện nay

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân khiến giấc ngủ của bạn bị gián đoạn, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp và những lời khuyên tốt nhất cho quá trình điều trị. Có một số phương pháp chữa mất ngủ thường được dùng phổ biến hiện nay như:

Điều trị bằng thuốc – biện pháp tạm thời, đề phòng kháng thuốc

Hiện nay, có một số loại thuốc tân dược có khả năng điều trị bệnh mất ngủ, phổ biến nhất là nhóm benzodiazepin. Khi dùng những loại thuốc này, người bệnh cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc chống trầm cảm, căng thẳng cũng được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân gặp chứng mất ngủ.

Ngoài ra, có một số loại thuốc không thuộc nhóm benzodiazepin, chúng đa phần là những loại thuốc mới, không cần phải kê theo toa như: Melatonin, Ramelteon, thuốc chống loạn thần kinh… Bệnh nhân cũng có thể dùng đến những thực phẩm hỗ trợ như: tim sen, lá vông …

Thuốc Tây giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn nhưng không nên lạm dụng
Thuốc Tây giúp cơ thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn nhưng không nên lạm dụng

Chống mất ngủ nhờ thuốc Tây y cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, đề phòng tình trạng kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ. Phương pháp điều trị này không được khuyến khích sử dụng và đặc biệt, người bệnh cần tránh lạm dụng thuốc ngủ.

Chuẩn bị giấc ngủ – giải pháp hỗ trợ thường dùng

Đây là một cách chữa bệnh không dùng thuốc. Người bệnh cần tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi đi vào giấc ngủ.

Để chuẩn bị tốt nhất cho giấc ngủ cần chú ý  giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường cần vệ sinh sạch sẽ…

Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý – giải tỏa căng thẳng nhưng chưa thể dứt điểm chứng mất ngủ

Để có giấc ngủ chất lượng thì giải pháp tâm lý đóng vai trò vô cùng quan trọng. Hãy để cơ thể thư giãn, bỏ lại những lo lắng về công việc và cuộc sống khi đi ngủ.

Bạn có thể tập vài động tác nhẹ nhàng trước khi ngủ khoảng 10 đến 15 phút trước khi đi ngủ để thư giãn, hạn chế những căng thẳng tâm lý.

Xóa sạch nỗi lo mất ngủ với giải pháp từ vật lý trị liệu

Chữa mất ngủ nhờ các liệu pháp vật lý trị liệu là giải pháp mang nhiều ưu điểm nổi trội. Với liệu pháp này, người bệnh có thể được lựa chọn nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau như: châm cứu, điện châm (một dạng của châm cứu),  xoa bóp bấm huyệt… 

  • Vật lý trị liệu có những ưu điểm nổi trội và được rất nhiều y bác sĩ đánh giá cao như:
  • Giúp người bệnh tránh được những rủi ro và tác hại của thuốc kháng sinh
  • Mang đến hiệu quả điều trị toàn diện, bệnh nhân hoàn toàn có thể dứt điểm chứng bệnh mất ngủ và hồi phục chức năng cơ thể
  • Lưu thông khí huyết, phòng ngừa bệnh tật, lấy lại trạng thái cân bằng cho cơ thể

Tuy nhiên, khi lựa chọn vật lý trị liệu chữa mất ngủ, bệnh nhân cũng cần lưu ý cần kiên trì điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Vật lý trị liệu chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi thực hiện ở những đơn vị uy tín với đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên giỏi.

Làm gì để có một giấc ngủ chất lượng?

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngủ sâu giấc và chất lượng hơn, người bệnh cần chú ý những điều sau đây:

  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, thực phẩm chứa nhiều tryptophan như: gà tây, ngũ cốc, sữa, phô mai, bơ…
  • Thư giãn tinh thần, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp đọc sách, ngồi thiền, nghe nhạc, tập thể dục thường xuyên
  • Giao lưu bạn bè, tham gia các hoạt động ngoài trời để cải thiện tâm trạng
  • Đi ngủ đúng giờ và dậy sớm hơn
  • Tránh xa các loại chất kích thích, hạn chế đồ ngọt và đồ ăn sẵn
  • Tắm bằng nước ấm, ngâm chân mỗi tối để thư giãn
  • Chú ý đến không gian phòng ngủ, giữ cho gian phòng sạch sẽ, thông thoáng

Mất ngủ hiện nay đang là một mối lo ngại lớn của xã hội với nhiều diễn biến bệnh lý phức tạp và số lượng người mắc bệnh tăng nhanh. Những biện pháp cải thiện mang tính chất tác động bên ngoài chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị với trường hợp bệnh nhẹ. Nếu bạn gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc kéo dài cần nhanh chóng tìm đến địa chỉ uy tín để điều trị kịp thời. Đừng chủ quan với sức khỏe của mình, bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh