Thoái Hóa Khớp

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Huyền Linh

Thoái hóa khớp là bệnh về xương khớp phổ biến, tuy không nguy hiểm cấp thiết tới tính mạng nhưng lại có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, bại liệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, cuộc sống. Chính vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan mà cần có giải pháp xử lý triệt để bệnh ngay từ ban đầu.

Thoái hóa khớp – Tổng quan kiến thức cần nắm bắt để điều trị bệnh hiệu quả hơn

Để điều trị thoái hóa khớp hiệu quả, người bệnh trước hết cần nắm rõ những kiến thức y khoa về vấn đề này. Từ đó, có cơ sở để có thể lựa chọn phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Thoái hóa khớp là gì

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm chịu tác động lâu ngày do một nguyên nhân chủ quan và khách quan nào đó, dần dần bị mài mòn. Dịch nhầy không được tiết ra đều đặn, các đầu xương trực tiếp ma sát vào nhau dẫn đến hiện tượng đau nhức, hội chứng cứng khớp và các biểu hiện tê bì liên quan.

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng
Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng

Nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp thường do:

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa của cơ thể gia tăng theo tuổi tác, vì vậy, tuổi càng cao thì tỉ lệ thoái hóa xương khớp càng tăng.
  • Di truyền: Bệnh nhân có người thân mắc các triệu chứng bệnh về thoái hóa thường có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với bình thường.
  • Do chấn thương: Một số chấn thương như:  Rách vỡ sụn khớp, trật khớp, chấn thương dây chằng,… cũng là mối nguy hại khiến người bệnh bị thoái hóa khớp. 
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sẽ không cung cấp đủ lượng canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho xương, khiến xương dần yếu đi, dễ bị tổn thương và thoái hóa.
  • Tính chất công việc: Một số đặc thù công việc như: Công việc văn phòng phải ngồi nhiều, sử dụng máy tính nhiều; Công việc lao động chân tay thường xuyên phải khuân, vác;… Những hoạt động này lặp đi lặp lại thường xuyên và với cường độ cao sẽ tạo áp lực đè nén lên hệ xương khớp,  gây ra tình trạng thoái hóa.
  • Thừa cân béo phì: Khi bị thừa cân, béo phì sẽ khiến cho các khớp bị chịu đựng một trọng lượng quá nặng, nhất là ở khớp gối và khớp háng. 
  • Hoạt động sai tư thế: Những người làm việc nặng, làm việc sai tư thế, làm việc với cường độ cao trong thời gian dài khiến cho hệ xương khớp bị tổn thương dẫn tới thoái hóa.
  • Mắc một số bệnh lý: Các bệnh lý thường là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa xương khớp là loãng xương, viêm khớp, tiểu đường, bệnh gout,… Ngoài ra, bệnh nhân lạm dụng thuốc có chứa thành phần corticoid để điều trị bệnh cũng là đối tượng rất dễ bị thoái hóa ở xương khớp.

Đây đều là những nguyên nhân rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế người bệnh cần chú ý cẩn thận để chủ động phòng tránh bệnh xảy ra.

Triệu chứng nhận biết điển hình của các bệnh thoái hóa

Tình trạng thoái hóa xương khớp thường có những biểu hiện khá cụ thể và dễ nhận biết. Hãy dựa vào những triệu chứng dưới đây và nhanh chóng đi thăm khám để phát hiện bệnh sớm. Từ đó có biện pháp xử lý phù hợp, phòng tránh những biến chứng về.

Đau nhức các khớp xương

Đau nhức là triệu chứng điển hình, gặp ở đại đa số người bệnh. Thông thường, mức độ đau nhức khi bị thoái hóa được chia ra làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Cơn đau xuất hiện âm ỉ, râm ran, người bệnh có cảm giác nhói đau tại vị trí khớp và thường có xu hướng đau nặng hơn khi vận động.
  • Giai đoạn sau: Các triệu chứng đau xuất hiện nhiều hơn với cường độ mạnh hơn, có thể xuất hiện liên tục mỗi ngày khi thời tiết trở lạnh, cả trong quá trình vận động lẫn nghỉ ngơi. Đau ngay tại 1 vị trí kèm theo tê bì ra các vùng xung quanh.
Bệnh có thể gây đau ở mọi vị trí xương khớp bị thoái hóa
Bệnh có thể gây đau ở mọi vị trí xương khớp bị thoái hóa

Tình trạng đau cũng xảy ra với mức độ khác nhau tại các vị trí thoái hóa khớp khác nhau. Ở khớp chính như khớp gối, khớp háng, khớp vai thường đau nhiều hơn so với các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân,…

Tiếng kêu ở khớp khi cử động: Sụn khớp bị hao mòn, lượng dịch bôi trơn khớp tiết ra ít dần, từ đó làm cho khớp xương bị khô. Khi di chuyển, vận động, các đầu xương sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau và phát ra tiếng kêu lục khục bên trong khớp.

Bị sưng, cứng khớp: Tình trạng cứng khớp thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng sớm khi tỉnh giấc hoặc sau khi vận động thời gian dài. Khi bệnh chuyển biến nặng, các khớp xương có thể bị sưng lên làm gia tăng tình trạng đau nhức và cứng khớp.

Biến dạng khớp xương: Thoái hóa xương khớp kéo dài sẽ gây nên một số biến chứng ở khớp xương như: biến dạng các khớp ngón tay, ngón chân bị cong vẹo, đầu gối lệch trục, vai xệ,… 

Hạn chế vận động: Các biểu hiện bệnh thoái hóa khớp gây đau khiến người bệnh cử động và di chuyển gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể phải nằm một chỗ mà không vận động hay đi lại được. Lâu dần các cơ không được vận động có thể dẫn tới tình trạng teo cơ, mất chức năng vận động.

Cách phân biệt và chẩn đoán chính xác

Thoái hóa xương khớp ở mỗi vị trí khác nhau thường biểu hiện bệnh khác nhau. Dựa vào đó mà chúng ta có thể chia thoái hóa khớp thành các dạng như sau:

Thoái hóa đốt sống (cột sống) cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp cả ở người trung và cao tuổi. Bệnh xuất hiện do những tổn thương từ bên trong hoặc tác động bên ngoài dẫn đến viêm, sưng, lắng tụ canxi ở các dây chằng. Phần xương tổn thương chèn ép vào rễ thần kinh, biểu hiện thành các cơn đau, co cứng khớp cổ khiến người bệnh khó khăn trong vận động, di chuyển cổ.

Thoái hóa khớp cổ thường gây ra những cơn đau kéo dài, lan rộng khắp vùng cổ vai gáy
Thoái hóa khớp cổ thường gây ra những cơn đau kéo dài, lan rộng khắp vùng cổ vai gáy

Biểu hiện nhận biết:

  • Cảm giác đau, mỏi, nhức buốt quanh vùng cổ vai gáy; vướng cổ, xuất hiện tiếng kêu lục cục khi quay, ngửa, cúi,….
  • Đau từ vùng cột sống kéo dài tới tai, vai, xuống hai tay, lan lên đầu, gây chóng mặt,…

Thoái hóa đốt sống (cột sống) lưng

Thoái hóa đốt sống lưng xuất hiện khi đĩa đệm, sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn trong một thời gian dài dẫn đến tổn thương, mất tính đàn hồi, xơ cứng. Những vùng khớp xương chèn ép khiến người bệnh đau, hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là thoái hóa do tuổi tác. Các triệu chứng phổ biến ban đầu là đau nhẹ, cứng khớp. Lâu dần khi trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ bị hạn chế cử động, đau nhức cả khi nghỉ ngơi hoặc làm việc.

Đây là tình trạng thoái hóa dễ dẫn đến bại liệt và có nhiều nguy cơ biến chứng nhất, vì thế người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt.

Thoái hóa khớp gối  – Chứng đau phổ biến ở mọi đối tượng

Thoái hóa khớp gối là tình trạng bệnh rất phổ biến, vì khớp gối là vị trí phải gánh chịu trọng lực cơ thể lớn và giúp cơ thể đứng vững, xoay hoặc di chuyển.

Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân cản trở mọi vận động đi lại của người bệnh
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân cản trở mọi vận động đi lại của người bệnh

Triệu chứng bệnh thoái hóa ở khớp gối thường có biểu hiện: 

  • Xuất hiện các cơn đau âm ỉ ở phía trước và bên cạnh đầu gối. 
  • Người bệnh khi ngồi xổm, đứng dậy, leo cầu thang gặp nhiều khó khăn. 
  • Tình trạng bệnh nặng hơn sẽ có dấu hiệu tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối hoặc có thể mất khả năng di chuyển.

Thoái hóa khớp háng – Hệ quả của những vận động nặng kéo dài

Thoái hóa khớp háng có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên háng. Đây cũng là một trong những vị trí rất dễ gặp phải thoái hóa do người bệnh ngồi lâu một tư thế hoặc phải vận động nặng thường xuyên.

Triệu chứng bệnh: Cảm giác đau sâu bên trong và ở phía trước háng, một số trường hợp đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi. Tình trạng thoái hóa nặng hơn có thể đau ở sau mông và lan xuống đầu gối.

Thoái hóa khớp vai – Ảnh hưởng không nhỏ của vấn đề tuổi tác

Thoái hóa khớp vai, cổ là tình trạng khớp ở vị trí đó bị khô, cứng lâu ngày dẫn đến hạn chế chức năng vận động. Bệnh đa số thường gặp ở những người tuổi trên 40 nhiều hơn.

Bệnh nhân thoái hóa khớp vai thường có biểu hiện đau, tê bì rất khó chịu
Bệnh nhân thoái hóa khớp vai thường có biểu hiện đau, tê bì rất khó chịu

Dấu hiệu nhận biết: Có biểu hiện đau mỏi phía sau vai gáy và cổ, dây thần kinh bị chèn ép có thể lan đau đến cánh tay. Tình trạng này khiến người bệnh gặp khó khăn khi xoay cổ và hạn chế vận động cánh tay.

Thoái hóa khớp cổ chân, cổ tay – Nguyên nhân cản trở mọi hoạt động thường nhật

Tình trạng thoái hóa ở các khớp ngón tay, ngón chân khiến các khớp bị sưng đau, đặc biệt là khi bệnh mới bắt đầu. Tình trạng thoái hóa kéo dài có thể dẫn đến tình trạng các ngón tay và ngón chân hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề và cong nhẹ (biến dạng khớp).

Những cơn đau do thoái hóa xương khớp gây ra thường khiến người bệnh khó khăn trong mọi vận động, sinh hoạt. Đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm trạng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì thế, hãy điều trị càng sớm càng tốt.

Gợi ý những phương pháp hiệu quả nên áp dụng

Thoái hóa xương khớp là bệnh mãn tính, tuy nhiên CÓ THỂ CHỮA KHỎI nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Khi tình trạng thoái hóa chuyển sang giai đoạn nặng việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giai đoạn này nếu không có phương pháp phù hợp có thể gây ra biến chứng nguy hiểm hoặc phải sống chung với bệnh cả đời.

Những biến chứng cần đề phòng của các bệnh thoái hóa về xương khớp
Những biến chứng cần đề phòng của các bệnh thoái hóa về xương khớp

Dưới đây là một số phương pháp chữa thoái hóa khớp hiệu quả nhất. Người bệnh có thể tham khảo thêm để áp dụng trong quá trình điều trị bệnh.

Bài thuốc dân gian giảm đau nhức xương khớp

Trong dân gian có rất nhiều cây thuốc có tác dụng chữa đau nhức do thoái hóa xương khớp rất hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc chữa thoái hóa đơn giản sau.

Sử dụng lá mơ lông

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hoặc rễ cây mơ lông và 1 nhánh gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Đem lá và rễ mơ lông rửa sạch, thái nhỏ và  gừng bỏ vỏ, rửa sạch thái lát mỏng. Cho các vị thuốc vào ấm sắc thành nước đặc uống hết trong vòng một ngày. Kiên trì sử dụng nước lá mơ mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Bài thuốc từ lá lốt

  • Chuẩn bị: Lá lốt, rễ cây bưởi bung, rễ cỏ xước và rễ cây vòi voi mỗi loại 20g
  • Cách thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ và sắc với nước cho đến khi còn khoảng 1/2. Chia nước thuốc uống 3 lần trong ngày và thực hiện liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày để mang lại hiệu quả.
Lá lốt là một trong những vị thuốc dân gian giảm đau xương khớp hiệu quả
Lá lốt là một trong những vị thuốc dân gian giảm đau xương khớp hiệu quả

Cây dây đau xương

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Dây đau xương, lá lốt, lá cây mắc cỡ mỗi loại 20g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu mới chuẩn bị  rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó sắc đặc còn khoảng 1 chén thì sử dụng. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia nước thuốc uống 2 – 3 lần trong vòng ngày. Uống thuốc hàng ngày  có tác dụng tạo chất nhầy để bảo vệ ổ khớp, tái tạo sụn khớp và giảm nhanh các triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp.

Các bài thuốc dân gian được coi là lành tính, an toàn, tuy nhiên DƯỢC TÍNH KHÔNG CAO nên chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp thoái hóa nhẹ. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh cần sử dụng các phương pháp điều trị khác và có thể sử dụng cách chữa này như một phương pháp hỗ trợ điều trị.

Phác đồ Tây y chữa thoái hóa xương khớp

Sau khi thăm khám tìm hiểu rõ nguyên nhân và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp nhất. 

Dùng thuốc Tây chữa xương khớp cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc Tây chữa xương khớp cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ

Giai đoạn điều trị triệu chứng

Các loại thuốc được sử dụng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng viêm, tê bì do thoái hóa xương khớp gây nên. 

  • Thuốc kháng viêm giảm đau (NSAID): Trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau không đạt hiệu quả, tùy theo cơ địa bệnh nhân mà bác sĩ đưa ra loại thuốc NSAID phù hợp.
  • Thuốc chứa corticoid: Đây là loại thuốc thường được tiêm vào ổ khớp trong trường hợp thoái hóa khớp kèm theo phản ứng viêm hoặc tràn dịch khớp. 
  • Sử dụng thuốc giãn cơ: Đây là nhóm thuốc thường được sử dụng đối với trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu co cứng khớp. Các lợi thuốc giãn cơ thường dùng là: Mydocalm, Myonal,…
  • Trường hợp đau rễ thần kinh do chèn ép, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng nhóm thuốc giảm đau thần kinh như: Gabapentin và Pregabalin.
Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp thường giảm đau nhanh nhưng hiệu quả không bền vững
Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp thường giảm đau nhanh nhưng hiệu quả không bền vững

Giai đoạn điều trị lâu dài: Các bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị thoái hóa sau:

  • Thuốc bồi dưỡng sụn khớp và làm giảm quá trình thoái hóa xương khớp: Glucosamine sulphate, Diacerin,…
  • Tiêm Hyaluronic acid (HA) vào ổ khớp thoái hóa: Loại thuốc này có tác dụng thay thế dịch khớp, bảo vệ các tổ chức của khớp và giúp cải thiện cấu trúc của sụn khớp. 

Can thiệp ngoại khoa – Phẫu thuật: Đây là giải pháp điều trị cuối cùng, thường được các bác sĩ chỉ định khi áp dụng tất cả các biện pháp điều trị mà không đạt kết quả.

Thông thường 2 phương pháp ngoại khoa thường được áp dụng đó là:

  • Nội soi rửa ổ khớp.
  • Cắt xương – chỉnh trục, thay khớp nhân tạo.

Điều trị bằng Tây y ít nhiều sẽ để lại các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nhất là những phản ứng phụ ảnh hưởng đến chức năng dạ dạ dày, gan, thận; tình trạng kháng thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái lại và nặng hơn ở những lần sau.

Thuốc Tây chữa thoái hóa khớp thường giảm đau nhanh nhưng hiệu quả không bền vững
Cẩn cẩn thận những nhược điểm khi dùng Tây y chữa các bệnh thoái hóa khớp

Vì vậy, để đạt hiệu quả điều trị thoái hóa khớp tốt nhất, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. Trong những trường hợp dùng Tây y không đem lại hiệu quả, người bệnh hãy tìm đến giải pháp thay thế tối ưu hơn.

Thuốc điều trị thoái hóa khớp từ Đông y

Thuốc Đông y cũng là một trong những lựa chọn an toàn, hiệu quả đối với người bị thoái hóa xương khớp. Người bệnh thoái hóa có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Quế chi, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, chi mẫu, ngưu tất, thạch cao, hoàng cầm, vương cốt đằng, cẩu tích, phòng phong và xuyên quy
  • Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu trên sắc cùng 500ml nước, sắc thuốc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml là được. Chia nước thuốc thành 2 phần, dùng uống vào buổi sáng và buổi chiều để trị bệnh.
Dùng Đông y chữa bệnh xương khớp là một trong những cách chữa an toàn, lành tính, hiệu quả cao
Dùng Đông y chữa bệnh xương khớp là một trong những cách chữa an toàn, lành tính, hiệu quả cao

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Cây trinh nữ, sinh địa và hà thủ ô mỗi vị 12g; cỏ xước và  thổ phục linh mỗi vị 16g, thiên niên kiện, lá lốt mỗi vị 10g và quế chi 8g.
  • Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, sau đó cho vào ấm và đổ nước ngập thuốc hơn khoảng 3 – 5 cm. Sau đó, sắc thuốc bằng lửa nhỏ trong khoảng 60 – 90 phút, và dùng nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày một thang, sau khoảng 20 ngày các triệu chứng đau nhức giảm đáng kể.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Cát căn, đại hoàng, ý dĩ mỗi loại 16g; quế chi, thược dược mỗi loại 12g và ma hoàng 8g.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào sắc với lượng nước vừa ngập thuốc. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2/3 thì uống. Chia nước thuốc uống thành nhiều lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang, kiên trì sẽ giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa bằng cơ chế ĐI SÂU ĐIỀU TRỊ CĂN NGUYÊN BỆNH, từ đó giúp xử lý bệnh hiệu quả, toàn diện hơn. Tuy nhiên, các thành phần thuốc là thảo dược thiên nhiên nên cần nhiều thời gian hấp thu và điều trị hơn. Vì vậy, người bệnh phải kiên trì sử dụng hàng ngày, ít nhất sau 10 – 15 ngày sử dụng mới bắt đầu thấy có chuyển biến.

Hình thức thuốc sắc thang khiến nhiều người bệnh e ngại lựa chọn
Hình thức thuốc sắc thang khiến nhiều người bệnh e ngại lựa chọn

Những phương thuốc và cách chữa thoái hóa khớp trên đây đều có tác dụng xử lý bệnh từ bên trong. Tuy nhiên, các cơn đau xương khớp thường xuyên diễn ra sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể áp dụng kèm theo những tác động trị liệu từ bên ngoài để quá trình điều trị có hiệu quả phục hồi toàn diện hơn.

Bị thoái hóa xương khớp nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình điều trị và phục hồi bệnh thoái hóa khớp. Chính vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn đúng phương pháp điều trị, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý từ chuyên gia như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho người bị thoái hóa khớp

Ăn uống điều độ, khoa học giúp khớp khỏe mạnh và thực hiện chức năng cử động tốt hơn. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh nên:

  • Bổ sung thực phẩm giàu đạm: Thịt gà, thịt lợn, hải sản,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C: Trái cây và các loại rau củ tự nhiên như đu đủ, cam, bưởi, dứa, kiwi, rau cải xanh,…
  • Thực phẩm chứa axit béo Omega-3: Cá hồi, cá thu, cá cơm, cá mòi,… hoặc óc chó,…
Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho người bệnh thoái hóa khớp
Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp cho người bệnh thoái hóa khớp

Kiêng những đồ ăn không tốt cho xương khớp

  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Thuốc lá, chất kích thích, rượu, bia, nước uống có gas
  • Đồ ăn nhiều đường, nhiều muối

Một số lưu ý cần nhớ khác 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Chú ý tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,.. với cường độ hợp lý để tránh tình trạng gây thêm tổn thương cho khớp xương.
  • Hạn chế tối đa tình trạng mang vác các vật nặng, vận động quá sức hay ngồi, vận động sai tư thế để bảo vệ xương khớp.
  • Nên tiến hành kiểm tra xương khớp định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thoái hóa khớp nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi xuất hiện những triệu chứng bệnh đặc trưng, hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời để nhanh chóng thoát khỏi các phiền toái do bệnh gây nên.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh