Các Huyệt Ở Bắp Chân: Vị Trí Cụ Thể Và Công Dụng Chữa Bệnh

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Các huyệt ở bắp chân đều rất quan trọng vì liên kết mật thiết với cơ thể và lục phủ ngũ tạng. Vì thế, trong y học cổ truyền, các huyệt ở cẳng chân được ứng dụng để điều trị bệnh lý về xương khớp.

Các huyệt ở bắp chân quan trọng nhất bạn cần biết

Vùng bắp chân có nhiều huyệt đạo, mỗi huyệt lại có vị trí và công dụng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các huyệt đạo đó nằm ở đâu và cách bấm huyệt ra sao để được khai thông:

Huyệt Túc Tam Lý

Các đặc điểm cơ bản của huyệt Túc Tam Lý:

  • Vị trí: Ở gần sát khu vực đầu gối. Để xác định huyệt, bệnh nhân ngồi trên ghế, 2 cẳng chân vuông góc với đùi. Úp bàn tay vào giữa đầu gối và xác định chỗ lõm phía ngoài của khớp gối. Đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân, hơi nhích ra ngoài là huyệt Túc Tam Lý.
  • Tác dụng: Khi tác động vào huyệt Túc Tam Lý giúp chữa một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đái tháo đường, dị ứng, thiếu máu, thấp khớp…
  • Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái bấm mạnh vào góc huyệt vị khoảng 1 – 3 phút. Mỗi ngày day bấm từ 1 – 2 lần.
Các huyệt ở bắp chân có tác dụng hỗ trợ điều trị về xương khớp
Các huyệt ở bắp chân có tác dụng hỗ trợ điều trị về xương khớp

Huyệt A Thị

Đặc điểm của huyệt A Thị:

  • Vị trí: Nằm ở các vị trí linh hoạt, được xác định thông qua cảm giác đau của người bệnh khi bị bệnh. Huyệt còn có tên gọi khác là Bất định huyệt, Thiên ứng huyệt hay Áp thống điểm.
  • Công dụng: Day bấm huyệt A thị có tác dụng thông kinh, lưu thông máu huyết, giảm đau cục bộ.
  • Cách bấm huyệt: Hai tay ấn nhẹ lên 2 chân để xác định vị trí đau. Sau đó dùng ngón cái day bấm vào vị trí huyệt từ ngoài vào trong theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 phút.

Huyệt Tam Âm Giao

Đặc điểm của huyệt Tam Âm Giao:

  • Vị trí: Nằm ở phần lõm phía sau xương chày, cách mắt cá chân khoảng 6,5 cm. Huyệt còn có tên gọi khác là Đại Âm, Thừa Mệnh hay Thừa Mạng.
  • Công dụng: Bấm huyệt Tam Âm Giao đúng cách được xem là phương pháp chữa bệnh tiểu rắt, bí tiểu, rối loạn kinh nguyệt hay trướng bụng hiệu quả.
  • Cách bấm huyệt: Day ấn một lực vừa phải tại vị trí huyệt theo vòng tròn trong 7 – 10 phút. Mỗi ngày thực hiện một lần.

Huyệt Ủy Trung

Tìm hiểu về huyệt Ủy Trung:

  • Vị trí: Tại giữa điểm gấp sau gối. Huyệt còn có tên gọi khác là Thối Ao, Ủy Trung Ương, Trung Khích…
  • Tác dụng: Tác động đúng cách vào huyệt này giúp hỗ trợ điều trị chứng đau mỏi thắt lưng hiệu quả. Ngoài ra còn giúp giảm đau chân, tê nhức, chữa viêm khớp gối…
  • Cách bấm huyệt: Sử dụng 2 ngón tay ấn vào huyệt ở hai bên chân rồi day liên tục khoảng 50 lần.

Huyệt Thừa Sơn

Đặc tính của huyệt Thừa Sơn:

  • Vị trí: Ở cuối bắp chân, tại chỗ hõm giữa khe cơ sinh đôi ngoài và trong. Huyệt có tên gọi khác là Ngọc Trụ, Ngư Phúc, Nhục Trụ hay Trường Sơn.
  • Công dụng: Chữa co rút, đau nhức cơ bắp chân, sưng gối, đau thần kinh tọa, sa trực tràng, trĩ…
  • Cách bấm huyệt: Một tay nắm chặt phần bắp chân, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào vị trí huyệt và day 100 lần. Sau đó đổi chân còn lại. Mỗi ngày bấm huyệt 1,2 lần để đạt hiệu quả cao nhất.
Huyệt Thừa Sơn giúp chữa co rút, đau nhức cơ bắp
Huyệt Thừa Sơn giúp chữa co rút, đau nhức cơ bắp

Huyệt Dương Lăng Tuyền

Các đặc điểm cơ bản của huyệt Dương Lăng Tuyền:

  • Vị trí: Chỗ lõm phía ngoài ống chân, ở dưới đầu gối 1 tấc. Huyệt có tên gọi khác là Dương Chỉ Lăng Tuyền
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị viêm khớp gối, đau lưng hông, đau nhức chi dưới, đau thần kinh gian sườn, viêm túi mật, hoa mắt, chữa các bệnh lý về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, chứng bụng…
  • Cách bấm huyệt: Tại vị trí huyệt đạo, dùng tay day ấn 30 – 50 lần theo chiều kim đồng hồ để khơi thông mạch máu. Mỗi lần bấm kéo dài từ 3 – 5 phút.

Huyệt Âm Lăng Tuyền

Một số đặc điểm của huyệt Âm Lăng Tuyền:

  • Vị trí: Ở mé trong xương dưới đầu gối, cạnh trong đầu trên và dưới đầu to của xương chày. Huyệt còn được gọi là Âm Lăng, Âm Chi Lăng Tuyền.
  • Tác dụng: Hỗ trợ điều trị chứng chướng bụng, chán ăn, khó tiêu, rối loạn kinh nguyệt, đau nhức chi dưới…
  • Cách châm cứu: Xác định đúng vị huyệt đạo rồi cho kim châm cứu vào huyệt, sâu khoảng 0,5 – 1 tấc. Thực hiện cứu khoảng 5 – 10 phút.

Tác dụng của bấm các huyệt ở bắp chân với cơ thể

Khi sử dụng phương pháp bấm huyệt ở cẳng chân hay các huyệt ở bắp chân sẽ giúp tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện trao đổi chất dinh dưỡng, giúp cơ, xương, khớp mềm mại, dẻo dai. Ngoài ra, việc xoa bóp chân giúp vùng da được cung cấp máu tốt hơn, đồng thời loại trừ khả năng ứ đọng ở tĩnh mạch, giúp nuôi dưỡng xương tốt hơn.

Xoa bóp bấm huyệt ở chân giúp cơ thể thư giãn
Xoa bóp bấm huyệt ở chân giúp cơ thể thư giãn

Mặt khác, việc xoa bóp bấm các huyệt đạo ở bắp chân còn giúp lỗ chân lông nở ra, qua đó các chất độc trong cơ thể dễ dàng bị đào thải ra bên ngoài. Cảm giác thư giãn từ chân sẽ lan đến toàn cơ thể giúp xua tan mệt mỏi.

Bên cạnh đó, massage các huyệt đạo ở bắp chân còn giúp chữa một vài bệnh. Đó là bởi các huyệt đạo ở bắp chân đề tương ứng với lục phủ ngũ tạng cũng như liên quan mật thiết với dây thần kinh.

Cách xoa bóp huyệt ở bắp chân giúp giảm đau nhức chân

Việc di chuyển, vận động khớp chân nhiều và làm việc quá sức đều có thể dẫn tới tình trạng đau nhức chân. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu thực hiện động tác xoa bóp, day bấm các huyệt ở bắp chân sẽ giúp giảm đau nhức và tăng cường sức mạnh đôi chân. Để hỗ trợ giảm đau, người bệnh có thể thực hiện day bấm, xoa bóp các huyệt ở bắp chân như sau:

  • Trước hết, rửa chân sạch sẽ rồi ngâm vào nước ấm khoảng 5 – 7 phút rồi lau khô bằng khăn sạch. Bước này rất quan trọng vì nó giúp lưu thông khí huyết ở vùng chân, tăng hiệu quả xoa bóp.
  • Tiếp đến lấy một lượng dầu massage vừa đủ hoặc tinh dầu ra tay và xoa lòng bàn tay vào nhau đến khi nóng dần lên.
  • Sau đó dùng tay đã thấm tinh dầu xoa nhẹ nhàng lên vị trí bắp chân bị đau nhức. Dùng các ngón tay ấn từ nhẹ đến mạnh vào các huyệt ở bắp chân khoảng 10 – 15 lần mỗi bên chân.
  • Cuối cùng xoa bóp theo chiều ngang bắp chân và lặp lại 10 – 15 lần.
Xoa bóp các huyệt ở bắp chân giúp giảm đau nhức
Xoa bóp các huyệt ở bắp chân giúp giảm đau nhức

Với những thông tin về các huyệt ở bắp chân trên đây, hy vọng các bạn sẽ biết cách xoa bóp giảm đau mỏi chân hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi day bấm tại nhà, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh