Đau Đầu Khi Mang Thai 3 Tháng Cuối: Lưu Ý & Cách Khắc Phục

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Đau đầu thai kỳ, đặc biệt là đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối là một căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Mời chị em tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này và các biện pháp khắc phục trong bài viết ngay sau đây.

Nhức đầu khi mang thai 3 tháng cuối có nguyên nhân là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối là do thay đổi hormone. Có tới 80% chị em gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai. Do nồng độ hormone trong cơ thể sẽ thay đổi mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng. Theo đó đau đầu xảy ra như một phản ứng tự nhiên của cơ thể để đáp ứng với sự thay đổi này.

Ngoài ra, trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng là nguyên nhân không thể không kể đến. Em bé phát triển làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh của người mẹ. Lúc này, việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở bà bầu.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối phổ biến khác gồm:

  • Do bệnh lý: Một số căn bệnh nội khoa như viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm,… có thể gây ra chứng đau đầu.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những thai phụ ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, uống không đủ nước, thường xuyên thức khuya hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa cafein cũng có thể gây ra triệu chứng đau đầu.
  • Do môi trường sống: Môi trường sống và làm việc có nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… Lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu, mệt mỏi cho bà bầu.

Không phải tất cả các trường hợp đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối đều dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số trường hợp chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu, không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác.

Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì bầu 7 tháng bị đau đầu thường có triệu chứng của tiền sản giật. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai.

Nếu thấy đau đầu kèm theo những dấu hiệu như: Bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hoặc những vấn đề bất thường ở gan, thận thì chị em cần cảnh giác,cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các biện pháp khắc phục tình trạng bà bầu bị đau đầu 3 tháng cuối

Cơn đau đầu mang đến cảm giác khó chịu, khiến chị em mệt mỏi, thiếu sức sống. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ cũng như thai nhi. Do vậy, đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối hay tham khảo ngay các cách giúp giảm đau sau đây.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng với bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp thai phụ khắc phục tình trạng đau đầu mà còn là một trong những yếu tố hàng đầu hỗ trợ sức khỏe cho quá trình sinh nở thuận lợi diễn ra.

Tùy theo thói quen và sở thích ăn uống mà chị em có thể chia thức ăn thành nhiều bữa trong ngày. Bà bầu nên ăn 3 bữa chính kèm theo 2 bữa phụ, đồng thời bổ sung vào thực đơn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin.

Bên cạnh đó, cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước và đường cần thiết để cơ thể không bị kiệt sức, mệt mỏi. Có thể chuẩn bị sẵn hoa quả sấy khô, bánh quy, sữa để ăn khi đói cũng là một cách hiệu quả.

Cần có một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh và trái cây. Cũng như bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein, magie, canxi, sắt,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bà bầu nên tránh các loại đồ uống độc hại, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi

Thả lỏng tinh thần, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn là biện pháp chữa đau đầu cho bà bầu vô cùng hiệu quả. Theo các nghiên cứu, khi thai được nghỉ ngơi đầy đủ và giảm được áp lực tinh thần sẽ giúp cơ thể luôn giữ được trạng thái thoải mái, vui vẻ, máu huyết lưu thông tốt hơn.

Một mẹo nhỏ cho bà bầu là hãy tạo cho mình thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nên chọn không gian sống trong lành, yên tĩnh và có đèn dịu nhẹ để giúp cơ thể thư giãn và ngủ say giấc hơn. Không nên làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, nên thư giãn tại không gian yên tĩnh, thoáng đãng, nhiều cây cối.

Tập luyện thể dục thể thao khắc phục đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể trạng hiệu quả cho bà bầu. Việc vận động thường xuyên, phù hợp giúp cơ thể chị em được dẻo dai, đồng thời giúp các khớp xương linh hoạt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động thuận lợi trơn tru hơn. Từ đó sức khỏe được nâng cao đẩy lùi rất nhanh tình trạng đau đầu và giúp bản thân thai phụ lúc nào cũng tràn trề sức sống.

Bà bầu có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và phù hợp như đi bộ, thiền, yoga, thiền,… vào thời gian rảnh rỗi ở nhà.

Sử dụng tinh dầu

Aromatherapy là một phương pháp trị liệu bằng tinh dầu thiên nhiên. Thông qua hương thơm hay khi sử dụng trực tiếp, tinh dầu có thể giảm đau cho cơ thể, giảm sự hồi hộp, căng thẳng, hạ huyết áp, cải thiện giấc ngủ, giảm rụng tóc và ngứa ngáy do bệnh eczema gây ra.

Liệu pháp mùi hương mang đến những tác dụng tích cực đối với tình trạng đau đầu thai kỳ
Liệu pháp mùi hương mang đến những tác dụng tích cực đối với tình trạng đau đầu thai kỳ

Đây là giải pháp nhiều bác sĩ khuyến khích bà bầu bị đau đầu khi mang thai tháng cuối áp dụng tại nhà. Một số loại tinh dầu tốt cho cơ thể chị em như: tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế,…

Việc bà bầu đau đầu 3 tháng cuối ngửi mùi tinh dầu sẽ giúp cơ thể được thư giãn, giúp giảm đau nhanh và tinh thần được thoải mái.

Uống trà gừng hỗ trợ điều trị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Gừng không chỉ gia vị quen thuộc với căn bếp mà còn là loại nguyên liệu chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Uống một tách trà gừng nóng và nằm thư giãn trong vòng 15 phút sẽ giúp cơn đau đầu của thai phụ thuyên giảm rõ rệt.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một vài lát gừng tươi (đã được gọt vỏ, rửa sạch), một ly nước ấm và một chút mật ong để điều vị.
  • Cho gừng tươi, thêm mật ong vào ly nước ấm và dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp lên.
  • Tiến hành uống ngày khi thấy có dấu hiệu đau đầu để đạt kết quả chữa trị tốt nhất.

Chườm lạnh hoặc ấm

Một cách mà bà bầu không thể bỏ qua khi trị liệu đau đầu không cần dùng thuốc là chườm lạnh hoặc ấm. Tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh đau đầu mà thai phụ sẽ lựa chọn phương pháp chườm phù hợp.

Cụ thể như sau:

  • Đau đầu do gặp phải stress, áp lực công việc và cuộc sống thì nên chườm lạnh ở vùng cổ để giảm đau.
  • Đau đầu do bệnh viêm xoang, viêm mũi nên chườm ấm quanh mũi và mắt để kích thích máu khí huyết lưu thông.
  • Đau nửa đầu nên dùng khăn lạnh đắp lên trên vùng trán.

Cách massage dành cho bầu 3 tháng cuối bị đau đầu

Một trong những cách khắc phục cơn đau đầu đơn giản và mang lại tác dụng nhanh chóng nhất chính là massage da đầu. Khi massage cần lưu ý, chị em cần để cơ thể thực sự thư giãn và thực hiện lần lượt theo các bước sau đây:

  • Rót với một lượng tinh dầu vừa đủ cho vào trong bát rồi đặt làm ấm phần dầu lên. Đồng thời sử dụng lược chia tóc ra thành từng phần nhỏ một.
  • Dùng phần đầu ngón tay nhúng vào dầu, xoa bóp phần da dầu theo hướng xoay tròn.
  • Chị em chú ý tới từng động tác, thực hiện sao cho chậm rãi và nhẹ nhàng thay vì sử dụng lực quá mạnh.
  • Nhúng phần đầu ngón tay vào dầu thêm lần nữa, sau đó xoa bóp tại các khu vực ở phía sau cổ và cả hai bên tai.
  • Nên để dầu lưu lại ở trên tóc tầm 30 phút – 1 giờ rồi gội cho sạch và sấy khô tóc.

Bên cạnh đó, massage bàn tay trị đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối cũng được ghi nhận những hiệu quả tích cực:

  • Sử dụng 4 đầu ngón tay, đặc biệt phần dưới ngón tay để nhấn vào vị trí nằm giữa ngón cái và ngón trỏ. Tập trung để nhấn và xoa nhưng tuyệt đối không dùng lực quá mạnh để giúp cho cơn đau được cải thiện nhanh chóng.
  • Sử dụng tay nhấn giữ vùng thái dương tầm 2 phút cho tới khi cảm thấy hơi khó chịu thì thả tay ra, lặp lại những động tác này thêm 2 – 3 lần.
Massage, day ấn là cách khắc phục cơn đau đầu đơn giản mà hiệu quả
Massage, day ấn là cách khắc phục cơn đau đầu đơn giản mà hiệu quả

Để tăng tác dụng giảm đau, chị em có thể tác động vào một số huyệt đạo sau đây:

  • Huyệt Phong trì: Bấm huyệt tại vị trí khoảng lõm tại bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài của cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
  • Huyệt Bách hội: Xoa bóp tại điểm gặp nhau của cả hai đường vuông góc nối giữa của cả 2 đỉnh vành tai và đường chạy với dọc giữa phần đầu, liệt khuyết. Huyệt này sẽ nằm ở ngay dưới dầu xương quay nối với thân xương, chỉ ngang cổ tay 1,5 thốn.
  • Huyệt Suất cốc: Xoa bóp huyệt đạo được nằm ở ngay trên đỉnh của vành tai, ngay trong chân tóc 1,5 thốn.

Tuy nhiên, tác dụng vào các huyệt đạo nếu thực hiện không chính xác có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Do vậy, để đạt được hiệu quả trị liệu tốt nhất, bà bầu nên tìm đến các cơ sở chuyên môn về châm cứu, bấm huyệt.

Phòng tránh đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối

Để phòng ngừa đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối, chị em nên chú ý những lời khuyên dưới đây:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào, kể cả các loại có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược. Khi sử dụng phải được sự đồng ý và theo dõi của bác sĩ sản khoa. Nên thực hiện thăm khám định kỳ sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Ngoài thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì bà bầu có thể bổ sung thêm dưỡng chất từ thuốc bổ mỗi ngày để nâng cao hệ miễn dịch giúp cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phát triển tối ưu. Các dưỡng chất chị em cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, Sắt, Vitamin B12, acid folic, canxi, I ốt, magie,…

Khi thấy xuất hiện triệu chứng đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối, chị em tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các biện pháp đã kể trên. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra quá trầm trọng, kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hãy đến gặp bác sĩ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    26/04

    hôm nay

    27/04

    Ngày mai

    28/04

    Ngày kìa

    +

    Khác