Đau Đầu Khi Mang Thai & Hệ Lụy Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang
Đánh giá bài viết

Đau đầu khi mang thai là tình trạng có thể gặp phải ở bất cứ bà bầu nào. Nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng này sẽ mang lại nhiều hệ lụy nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ. Do đó, mẹ bầu không nên chủ quan mà cần nhận biết và sớm khắc phục tình trạng này.

Bị đau đầu khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Theo thống kê, có hơn 80% phụ nữ xuất hiện triệu chứng đau đầu trong thời gian mang bầu. Đặc biệt ở giai đoạn đầu của thai kỳ, khi cơ thể chưa quen với sự thay đổi do mang thai nên tỉ lệ bị đau đầu chiếm 60% trên tổng số trường hợp.

Nguyên nhân gây đau đầu ở bà bầu thường do nhiều khía cạnh khác nhau và có thể phân chia theo từng giai đoạn:

Đau đầu khi mới mang thai (3 tháng đầu):

  • Trong 3 tháng đầu cơ thể mẹ bầu có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, trọng lượng, lượng máu,… Những thay đổi này khiến mẹ bầu căng thẳng, khó chịu và rất dễ bị đau đầu.
  • Những lo lắng thời kỳ đầu mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi ở mẹ bầu.
  • Một số nguyên nhân khác do sinh hoạt không đúng cách như hoạt động thể chất quá ít, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, sống ở nơi ồn ào,…
Rất nhiều bà bầu bị đau đầu khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu
Rất nhiều bà bầu bị đau đầu khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu

Đau đầu trong thai kỳ 3 tháng giữa và 3 tháng cuối:

  • Bà bầu đau đầu thiếu chất gì? – Thiếu sắt: Do đó, ở giai đoạn này, nếu bà bầu chỉ bổ sung thực phẩm giàu sắt là không đủ mà cần bổ sung viên uống bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Ngủ quá ít: Thời điểm mang thai này cơ thể mẹ bầu đã trở nên nặng nề hơn do đó việc nằm ngủ khiến bụng bị đau tức, khó chịu dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, một số bà bầu càng đến gần ngày sinh tinh thần càng căng thẳng, lo âu, khó đi vào giấc ngủ.
  • Chế độ ăn uống: 3 tháng giữa và cuối thai kỳ tình trạng nôn nghén thường không còn nữa, khi đó mẹ bầu ăn uống được nhiều hơn và thai nhi cũng phát triển nhanh hơn. Nếu mẹ bầu ăn uống không đủ chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến cơ thể mệt mỏi và bị đau nhức đầu.
  • Các cơ bị căng ra: Các cơ ở giai đoạn thai kỳ này căng ra, có thể gây ra cơn đau nhức, tê mỏi khắp người khiến mẹ bầu lo lắng, mất ngủ và gián tiếp dẫn đến cảm giác đau đầu khi mang thai.
  • Tăng cân đột ngột: Ở giai đoạn này cơ thể mẹ bầu tăng cân nhanh chóng làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình máu lưu thông lên não và gây ra chứng đau đầu.
  • Cao huyết áp: Tình trạng này thường xuất hiện từ tuần thứ 20 sau thai kỳ trở đi, nếu không điều trị có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, sinh non, tiền sản giật,…
  • Đái tháo đường thai kỳ: Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nhức đầu mẹ bầu có thể gặp phải.

Biểu hiện đau đầu ở bà bầu

Hầu hết các bà bầu chỉ bị đau đầu mà không kèm theo triệu chứng nào khác. Tuy nhiên một số trường hợp bà bầu có thể bị đau nhức đầu kèm theo các dấu hiệu dưới đây:

  • Đau đầu chóng mặt: Đây là biểu hiện dễ nhận thấy nhất và đặc trưng nhất khi bị đau nhức đầu.
  • Bà bầu đau đầu buồn nôn: Đau đầu buồn nôn khi mang thai thường xuất hiện ở 3 tháng đầu do tình trạng ốm nghén gây ra. Một số trường hợp bà bầu có phản ứng thai nghén tương đối nghiêm trọng như buồn nôn liên tục ảnh hưởng đến ăn uống. Tình trạng này kéo dài khiến bà bầu mệt mỏi, dễ cáu gắt,…
  • Đau đầu mất ngủ khi mang thai: Bà bầu đau đầu mất ngủ rất dễ gặp phải khi triệu chứng bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày sẽ khiến cho bà bầu mệt mỏi, mất sức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Đau đầu sổ mũi khi mang thai: Thông thường khi nhiễm lạnh, mắc các bệnh cảm cúm, bà bầu bị đau đầu và sốt hoặc sổ mũi. Nếu bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày chăm sóc đúng cách, nếu nặng hơn cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
  • Bà bầu đau đầu khó thở: Đau đầu kèm chứng khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Trường hợp này mẹ bầu cần hết sức chú ý và có giải pháp cải thiện kịp thời.
  • Bà bầu đau nửa đầu bên phải: Xuất hiện các cơn đau nhức nửa đầu bên phải dữ dội, đau tê nửa đầu bên phải, thậm chí cơn đau lan ra toàn bộ vùng đầu, quanh vùng thái dương, vùng trước trán và đau lên đỉnh đầu. Đây thường do mẹ bầu mắc bệnh lý u não, đột quỵ, dây thần kinh chẩm bị tổn thương, bệnh migraine,…
  • Bà bầu đau nửa đầu bên trái: Biểu hiện nhận biết tình trạng này là thấy đau tê, đau nhức, thậm chí đau nhói khu vực đầu nửa bên trái, cơn đau có thể chỉ xuất hiện xung quanh hốc mắt, lan sang gần phía tai trái, hoặc lan đến tận đỉnh đầu bên và ra sau gáy. Có biểu hiện này thường do bà bầu gặp phải bệnh lý như: Chấn thương sọ não, viêm màng não, viêm não, đột quỵ, u não, xuất huyết màng não, viêm xoang đau nửa đầu bên trái,…

Đau đầu khi mang thai có gây biến chứng nguy hiểm không?

Nếu bà bầu bị đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi, stress ở mức nhẹ thì không gặp nguy hiểm. Các triệu chứng bệnh có thể tự khỏi khi mẹ bầu thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Tuy nhiên, đau đầu do một số nguyên nhân khác, nhất là trong giai đoạn thai nhi được 24 – 26 tuần là rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi cơ thể mẹ bầu đau đầu chóng mặt khi mang thai cần hết sức chú ý và có thể đến thăm khám bác sĩ nếu cần thiết.

Đau đầu khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm
Đau đầu khi mang thai có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm

Một số biến chứng nguy hiểm mẹ bầu có thể gặp phải nếu đau nhức đầu trong thời gian thai kỳ mà không điều trị dứt điểm:

  • Nguy cơ tiền sản giật: Đau đầu khi mang thai có thể do bệnh cao huyết áp gây ra, và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể khiến mẹ bị tổn thương gan, thận, chảy máu và khiến thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung.
  • Ảnh hưởng sức khỏe thai nhi: Các cơn đau đầu thường xuyên khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi dẫn đến tình trạng chán ăn, bỏ ăn, từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và cả thai nhi. Nếu không kiểm soát tốt khi sinh ra trẻ có thể bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém,…

Các cách chữa đau đầu ở bà bầu

Khi bị đau đầu, mẹ bầu nên áp dụng một số cách điều trị an toàn và hiệu quả sau:

Sử dụng mẹo giảm đau dân gian

Sử dụng mẹo dân gian được cho là giải pháp giảm đau đầu an toàn và mang lại hiệu quả rất khả quan. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau nhức đầu, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Giảm đau nhức đầu với tỏi

Tỏi là nguyên liệu rất an toàn và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu. Do đó, để giảm triệu chứng đau đầu tại nhà mẹ bầu nên giã nát 2 – 3 tép tỏi và ngửi nhiều lần. Hoặc lấy 1 tép tỏi to, bóc bỏ vỏ rồi dùng để đút vào 2 bên lỗ tai cũng có hiệu quả.

Dùng gừng giảm đau đầu tại nhà

Gừng giúp diệt khuẩn và điều trị tình trạng đau đầu vô cùng hiệu quả.

  • Mẹ bầu có thể dùng 5g gừng tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi thái nhỏ để đun cùng 2 cốc nước.
  • Sau đó uống nước gừng mỗi ngày 2 lần, uống khi còn ấm giúp giảm cảm giác đau đầu rất tốt.

Xoa bóp, massage cho bà bầu bị đau đầu

Dùng tay xoa bóp, massage nhẹ nhàng các bộ phận vai, lưng, cổ có thể giảm triệu chứng đau đầu khi mang thai rất hiệu quả. Vì khi tác động lực lên các cơ sẽ giúp cơ được thư giãn, tránh căng cứng hoặc đau nhức.

Từ đó cũng khiến cho tinh thần mẹ bầu được thư giãn, thoải mái hơn không bị đau đầu nữa.

Xoa bóp, massage giúp cơ thể thư giãn và giảm đau nhức đầu rất hiệu quả
Xoa bóp, massage giúp cơ thể thư giãn và giảm đau nhức đầu rất hiệu quả

Lưu ý: Khi mẹ bầu chỉ nên massage vùng đầu và các khớp chân tại nhà, không nên tự ý thực hiện massage toàn thân. Vì một số vị trí nhạy cảm có thể tác động đến cơ thể làm gia tăng tình trạng sinh non. Để đảm bảo hiệu quả giảm đau đầu nhanh và an toàn nhất mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được chuyên viên có kinh nghiệm thực hiện.

Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng hoặc lạnh cũng là cách giúp giảm đau nhức đầu tại nhà cho bà bầu. Áp dụng cách chườm ấm hỗ trợ làm giãn nở mạch máu, từ đó giúp lưu thông máu tốt hơn và hỗ trợ loại bỏ các cục máu nghẽn gây đau đầu.

Phương pháp chườm lạnh giúp thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô cơ và da từ đó cũng giúp giảm chứng đau đầu cho bà bầu hiệu quả.

Cách dùng: Sử dụng túi chườm hoặc khăn nhúng vào nước ấm/ lạnh để chườm lên vùng trán 10 – 15 phút.

Tắm nước ấm

Đau đầu khi mang thai mẹ bầu có thể tự làm giảm triệu chứng này bằng cách tắm nước ấm. Nước ấm có tác dụng đả thông mạch máu, giúp thư cơ thể giãn giảm đau rất tốt.

Để gia tăng hiệu quả, mẹ bầu có thể kết hợp một số thảo dược như lá bạc hà, lá chanh, sả, vỏ cam, bưởi,…  Mùi thơm tự nhiên của các thảo dược này sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.

Các cách chữa đau đầu dân gian rất an toàn, tuy nhiên nếu không kiên trì hiệu quả giảm đau đầu mang lại không cao. Chính vì vậy, mẹ bầu cần áp dụng các cách này hàng ngày để không bị cơn đau đầu hành hạ nữa.

Điều trị đau đầu cho bà bầu bằng bài thuốc Đông y

Áp dụng các bài thuốc Đông y cũng là cách trị chứng đau nhức đầu trong thời gian thai kỳ rất hiệu quả. Dựa vào cơ địa và tình trạng của mỗi người, thầy thuốc sẽ kê đơn và gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.

Một số bài thuốc mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng gồm:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị:

  • Đỗ trọng, đại táo, tục đoạn, cam thảo mỗi loại 10g.
  • Tía tô và hoài sơn mỗi loại 16g.
  • Ngải diệp, bạch truật, liên nhục, liên kiều cùng phục long can mỗi loại 12g.
  • Sinh khương 3g.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 700ml nước, đến khi nước cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Sau đó lọc lấy nước thuốc uống 3 lần trong ngày, kiên trì mỗi ngày trong khoảng 1 tuần sẽ có hiệu quả.

Có thể dùng thuốc Đông y chữa đau nhức đầu cho bà bầu
Có thể dùng thuốc Đông y chữa đau nhức đầu cho bà bầu

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Ngọc nữ đỏ, cành vông non, cành sung non, củ gai, ngải cứu, tía tô và hà thủ ô theo liều lượng thầy thuốc chỉ định.

Cách thực hiện: Đem các vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm sắc cùng với nước để uống hàng ngày. Mỗi ngày nên uống 1 thang, kiên trì sử dụng chứng đau đầu sẽ giảm đáng kể.

Lưu ý: 

  • Khi sử dụng bài thuốc Đông y cần kiên trì sử dụng ít nhất 3 – 5 ngày triệu chứng đau nhức đầu mới suy giảm.
  • Mẹ bầu cần sắc và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh tự ý gia giảm thuốc gây hại cho cơ thể.
  • Để đạt hiệu quả nhanh nhất, mẹ bầu nên kết hợp dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

Để đảm bảo giảm triệu chứng bệnh nhanh và an toàn nhất, bà bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, nhất là khi có biểu hiện:

  • Cơn đau đầu dữ dội, nhất là ở tam cá nguyệt 2 hoặc 3 (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).
  • Cơn đau xuất hiện một cách đột ngột, dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm, ban đêm có thể khiến mẹ bầu bị thức giấc cơn đau làm bạn thức giấc.
  • Đau nhức đầu đi kèm với dấu hiệu sốt, cứng cổ.
  • Cơn đau nhức đầu ngày càng nặng hơn, kèm nhiều triệu chứng khác như nhìn mờ, rối loạn thị giác, nói mớ, buồn ngủ, có cảm giác tê buốt hoặc có thay đổi về cảm giác/tri giác,…
  • Đau đầu sau khi mẹ bầu gặp chấn thương
  • Tình trạng đau đầu xuất hiện ngay khi mẹ bầu đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại.

Sau khi thăm khám toàn diện, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp xoa bóp, hoặc điều chỉnh thói quen sinh hoạt để giúp giảm nhanh triệu chứng đau nhức đầu. Ngoài ra, một số trường hợp đau nặng, khó kiểm soát bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu sử dụng thuốc giảm đau Acetaminophen. Đây được đánh giá là loại thuốc giảm đau an toàn và ít tác dụng phụ nhất cho bà bầu.

Bà bầu chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ
Bà bầu chỉ nên dùng thuốc giảm đau khi có chỉ định từ bác sĩ

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối mẹ bầu cần dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu sử dụng thuốc sai cách, lạm dụng hoặc uống không đúng giờ sẽ khiến bệnh nặng hơn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Lưu ý khi điều trị đau đầu ở phụ nữ mang thai

Một số lưu ý khi điều trị tình trạng đau đầu, đau nửa đầu khi mang thai cần ghi nhớ:

Về điều trị: 

  • Bà bầu bị đau đầu khi mang thai không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào để điều trị, kể cả các thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc. Trong trường hợp muốn sử dụng thuốc Tây y nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi điều trị cần tránh kết hợp quá nhiều phương pháp với nhau, nhất là sử dụng các loại thuốc. Vì có thể các loại thuốc này chứa thành phần kị nhau sẽ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
  • Nếu tình trạng đau đầu mệt mỏi kéo dài không giảm, thậm chí trở nên nghiêm trọng như cản trở giấc ngủ, kèm dấu hiệu sốt, đau bụng, đau răng, đau mắt,… tốt nhất bà bầu  nên đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng dẫn điều trị.

Về chế độ ăn uống:

  • Nên bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như EPA, DHA, sắt, canxi, axit folic, iot, vitamin B,.. Các thực phẩm tốt cho bà bầu bị đau đầu cần ăn thường xuyên gồm: Cá béo, đậu trắng, hạnh nhân, quả anh đào, dưa lưới, khoai tây, sữa ít béo,…
  • Mẹ bầu cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để cơ thể bị đói vì khi đói, lượng đường huyết trong máu sụt giảm dẫn đến cơn nhức đầu.
  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể và giúp hạn chế nguy cơ đau đầu khi mang thai.
  • Cần tránh sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas,… vì chúng không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn khiến cho triệu chứng đau đầu gia tăng.
Bà bầu nên bổ sung đủ dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh
Bà bầu nên bổ sung đủ dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh

Về sinh hoạt:

  • Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để giúp cơ thể khỏe khoắn và khiến tinh thần trở lên lạc quan và vui vẻ hơn, từ đó giảm nguy cơ bị đau đầu.
  • Nghỉ ngơi khoa học, ngủ đủ giấc giúp giảm bớt chứng đau đầu khi mang thai rất hiệu quả. Nếu bị mất ngủ, mẹ bầu cần hạn hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính để tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Bà bầu nên chọn không gian sống yên tĩnh để tránh tiếng ồn làm gia tăng triệu chứng đau nhức đầu.

Đau đầu khi mang thai để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, khi có dấu hiệu đau đầu mẹ bầu nên điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    26/04

    hôm nay

    27/04

    Ngày mai

    28/04

    Ngày kìa

    +

    Khác