4 Cách Bấm Huyệt Chống Buồn Ngủ, Giúp Bạn Tập Trung Hơn

Ngày cập nhật: 08/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Bấm huyệt chống buồn ngủ là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Vậy có thể tác động vào những huyệt đạo nào để có thể chống lại cơn buồn ngủ, giúp bạn tỉnh táo hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được Đông Phương Y Pháp giải đáp chi tiết về vấn đề này. 

Bấm huyệt chống buồn ngủ là gì?

Trong cuộc sống,đôi khi công việc quá bận rộn hoặc các mối lo toan khiến chúng ta bị khó ngủ, mất ngủ. Từ đó dẫn tới việc buồn ngủ, ngủ rũ vào ban ngày, gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc và thành tích học tập. Vậy nên để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã áp dụng cách bấm huyệt chống buồn ngủ.

Bấm huyệt chống mất ngủ giúp tinh thần tỉnh táo hơn
Bấm huyệt chống mất ngủ giúp tinh thần tỉnh táo hơn

Khi bấm huyệt chống buồn ngủ, chúng ta sẽ tác động lên một số huyệt đạo nhất định để đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu và giúp bạn trở nên tỉnh táo hơn. Lúc này, tinh thần sẽ trở nên khỏe khoắn, minh mẫn trở lại để bạn có thể tập trung, ghi nhớ hoặc sáng tạo tốt hơn.

Lợi ích của việc bấm huyệt chống buồn ngủ

Bấm huyệt chống buồn ngủ không chỉ có tác dụng tức thời. Nếu được tác động đúng cách, bấm huyệt còn hỗ trợ kích thích dây thần kinh, tăng cường tuần hoàn máu, đào thải độc tố, cải thiện quá trình trao đổi chất và giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Giúp cơ thể trở nên tỉnh táo, minh mẫn, sáng suốt, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và sáng tạo.
  • Cải thiện sức khỏe toàn diện và góp phần phòng ngừa, điều trị các bệnh lý như mất ngủ, đau đầu, đau lưng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa.
  • Do là phương pháp tự nhiên không cần dùng tới thuốc, các chất kích thích như cà phê nên không gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, rối loạn nhịp tim, nghiện,…
  • Có thể áp dụng bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu mà không gây ra sự gián đoạn hay mất tập trung như khi nghe nhạc, chơi game, học tập,…

5 Cách bấm huyệt chống buồn ngủ hiệu quả

Trên cơ thể mỗi người có hàng trăm huyệt đạo khác nhau, trong đó có các vị trí huyệt vị có khả năng cải thiện tình trạng buồn ngủ không đúng lúc. Để bấm huyệt chống buồn ngủ, các bạn có thể tác động lên các huyệt vị sau đây:

Chống buồn ngủ bằng huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc được xác định bởi điểm giao giữa phần xương của ngón tay cái và ngón tay trỏ. Trong đó, phía gần ngón trỏ hơn chính là vị trí huyệt đạo mà bạn cần xác định. Theo nghiên cứu, huyệt Hợp Cốc sẽ có chức năng lưu thông máu, làm cơ thể ấm nóng và hòa hoãn cơn buồn ngủ.

Chống buồn ngủ bằng huyệt Hợp Cốc
Chống buồn ngủ bằng huyệt Hợp Cốc

Theo đó, mọi người dùng tay còn lại nắm lấy mu bàn tay với lực mạnh. Sau đó dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Hợp Cốc, vừa ấn vừa dùng sức để dần chuyển lực về hướng ngón trỏ là được. Thực hiện khoảng vài lần cho mỗi bên tay cho tới khi cơn buồn ngủ được kiểm soát và bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Bấm huyệt Phong Phủ chống buồn ngủ

Đây là huyệt đạo nằm ở trung tâm của phần sau đầu, ngay trên phần tóc gáy một chút. Người ta thường tác động lên huyệt Phong Phủ bằng cách bấm huyệt để loại bỏ căng thẳng, cải thiện trí nhớ, tăng cường sự minh mẫn và hạn chế tình trạng mất tập trung.

Bạn cần ôm lấy toàn bộ phần sau đầu bằng cả hai tay, dùng ngón tay cái của hai tay trái và phải để ấn vào huyệt Phong Phủ với lực vừa phải. Sau đó thực hiện động tác ấn, giãn trong 30 phút và lặp lại cách bấm huyệt tỉnh ngủ này khoảng 5 lần.

Bấm huyệt chống buồn ngủ bằng huyệt Phong Phủ sẽ có hiệu quả tốt trong trường hợp bạn bị mất tập trung, khó ghi nhớ.

Chống buồn ngủ với huyệt Phong Trì

Nằm ở trung tâm phần sau đầu và dưới xương chẩm, trên phần tóc gáy. Huyệt Phong Trì thường được ứng dụng để giải tỏa căng thẳng, loại bỏ độc tố cũng như kích thích tuần hoàn máu.

Chống buồn ngủ với huyệt Phong Trì
Chống buồn ngủ với huyệt Phong Trì

Chống buồn ngủ với huyệt Phong Trì được thực hiện bằng cách giữ thẳng người, đặt hai tay ở hai bên huyệt, ngẩng đầu cao. Dùng tay massage theo vòng tròn trong 1 phút và lặp lại khoảng 5 lần.

Phần lớn những cơn buồn ngủ thường đến từ những cơn đau đầu, chóng mặt, tình trạng stress do áp lực công việc. Do đó, bạn có thể bấm huyệt Phong Trì để cải thiện triệu chứng và giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu hơn.

Tác động lên huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội nằm ở trên đỉnh đầu, chính là giao điểm của đường nối hai tai và đường nối từ giữa lông màu ra tới phần sau gáy. Khi tác động lên huyệt Bách Hội sẽ giúp điều tiết dây thần kinh tự trị của toàn cơ thể, giải tỏa mệt mỏi và tăng cường dương khí.

Để chống buồn ngủ thông qua huyệt Bách Hội, bạn cần dùng ngón trỏ ấn lên huyệt với lực vừa phải. Lưu ý vừa ấn vừa kết hợp day the hình tròn trong khoảng 30 giây và thực hiện liên tục trong 5 lần. Do nằm ngay trên đỉnh đầu nên bạn có thể dễ dàng tác động lên huyệt Bách Hội nếu cơn buồn ngủ ập đến khi bạn đang làm việc hoặc đang học.

Lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt chống buồn ngủ

Khi bấm huyệt chống buồn ngủ, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chỉ bấm huyệt khi có kiến thức về huyệt đạo và biết chính xác các huyệt vị nằm ở đâu.
  • Không nên lạm dụng việc bấm huyệt chống lại cơn buồn ngủ, thay vào đó mọi người cần rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng ngủ rũ vào ban ngày cũng như tăng cường sức khỏe, sự tập trung và khả năng ghi nhớ hiệu quả hơn.
  • Không bấm huyệt cho phụ nữ mang thai hoặc đang gặp các vấn đề tâm lý bất ổn, dễ kích động mạnh hoặc đang có vết thương hở.
Không bấm huyệt cho phụ nữ mang thai
Không bấm huyệt cho phụ nữ mang thai
  • Ngoài việc bấm huyệt bạn cũng có thể sử dụng một số loại đồ ăn có tính thanh mát, có vị chua để giúp tinh thần được tỉnh táo hơn.
  • Khi buồn ngủ có thể ra ngoài, rửa mặt hoặc đi dạo xung quanh cho bớt buồn ngủ. Sau đó mới nên quay trở lại để tiếp tục công việc (nếu có thể).
  • Hãy tới bệnh viện thăm khám nếu tình trạng buồn ngủ vào ban ngày của bạn diễn ra thường xuyên, nhất là khi bạn đã ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Trên đây là một số thông tin về các bấm huyệt chống buồn ngủ mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, cơn nguồn ngủ rất khó kiềm chế nên chúng chỉ giúp bạn tỉnh táo trong một thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống – nghỉ ngơi một cách khoa học để không rơi vào tình trạng trên.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Doãn Hồng Phương

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    13/05

    hôm nay

    14/05

    Ngày mai

    15/05

    Ngày kìa

    +

    Khác