Hướng Dẫn 4 Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Răng Hiệu Quả, Đơn Giản

Ngày đăng: 10/04/2024 Biên tập viên: An Nguyệt
Đánh giá bài viết

Bấm huyệt chữa đau răng là một phương pháp điều trị không dùng thuốc được nhiều người quan tâm hiện nay. Bằng việc tác động lên các huyệt vị cụ thể sẽ giúp đả thông huyệt đạo tắc nghẽn, xoa dịu cơn đau và hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng cho người bệnh. Dưới đây là những cách bấm huyệt phổ biến bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Gợi ý 4 cách bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả

Bấm huyệt trị đau răng là liệu pháp tác động trực tiếp vào huyệt vị, kích thích đường dẫn truyền thần kinh, điều hòa khí huyết và sản sinh ra Endorphin – Một hoạt chất giúp giảm đau tự nhiên có trong cơ thể. Nhờ vậy, cơn đau răng nhanh chóng thuyên giảm, hạn chế nguy cơ răng bị viêm nhiễm hay chuyển biến xấu hơn cho người bệnh.

Vậy đau răng bấm huyệt nào? Nếu đang bị cơn đau răng hành hạ mà không muốn sử dụng thuốc, bạn có thể khắc phục bằng cách tác động ngay vào những huyệt chữa đau răng sau:

Bấm huyệt Hợp Cốc

Vị trí: Huyệt Hợp Cốc nằm ở chính giữa khe của hai đốt ngón ngỏ và ngón cái. Khép chặt bàn tay lại sẽ thấy huyệt nằm ở vị trí cao nhất của khối cơ nổi lên.

Chức năng: Huyệt Hợp Cốc có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, an thần và tăng cường hệ miễn dịch. Bấm huyệt trị nhức răng Hợp Cốc không chỉ giúp giảm đau răng tạm thời mà còn còn hỗ trợ cải thiện chứng đau đầu, đau bụng, giúp ngủ ngon và làm dịu cơn ho, cảm cúm.

Bấm huyệt Hợp Cốc
Bấm huyệt Hợp Cốc

Cách bấm huyệt:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt. Bạn có để tìm huyệt Hợp Cốc theo 2 cách sau:

+ Cách 1: Nắm bàn tay lại, ngón trỏ gập lại đặt lên mu bàn tay. Đầu ngón trỏ sẽ chạm vào vị trí huyệt Hợp Cốc, nằm ở chỗ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ.

+ Cách 2: Dùng nếp gấp của ngón cái bên kia đặt vào khớp nối giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay cần bấm huyệt. Huyệt Hợp Cốc là vị trí mà đầu ngón tay chạm vào.

  • Bước 2: Dùng ngón tay cái của bàn tay này ấn vào huyệt Hợp Cốc của bàn tay kia. Day ấn với lực vừa phải, cảm thấy hơi đau là được.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế day ấn trong khoảng 2-3 phút. Thực hiện lặp lại động tác 3-5 lần cho mỗi huyệt. Có thể kết hợp day ấn với động tác xoay tròn nhẹ nhàng tại vị trí huyệt đạo.

Bấm huyệt Giáp Xa

Vị trí: Huyệt Giáp Xa nằm trước góc hàm trên, trên bờ dưới xương hàm cách khoảng một khoát ngón tay.

Chức năng: Huyệt Giáp Xa có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, thông kinh lạc và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Bấm huyệt có thể giúp người bệnh khắc phục các vấn đề sức khỏe như đau răng, viêm khớp thái dương hàm, liệt mặt, mắt mờ, đau đầu, chóng mặt, … Vì vậy, đây là một trong những điểm bấm huyệt hết đau răng thường xuyên được tác động.

Bấm huyệt Giáp Xa
Bấm huyệt Giáp Xa

Cách bấm huyệt:

  • Bước 1: Xác định huyệt Giáp Xa. Dùng ngón trỏ đặt vào chỗ lõm trước góc hàm, nơi cơ nổi lên khi cắn chặt răng. Vị trí đầu ngón tay chạm vào chính là huyệt Giáp Xa.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn và day trực tiếp vào huyệt, tác động với lực vừa phải đến khi cảm thấy hơi đau.
  • Bước 3: Giữ nguyên vị trí và lực tác động trong khoảng 2 đến 3 phút, lặp đi lặp lại 3-5 lần cho mỗi huyệt. Nên kết hợp day ấn với động tác xoay tròn nhẹ nhàng tại vị trí huyệt đạo.

Bấm huyệt Thái Khê

Vị trí: Huyệt Thái Khê thuộc kinh Thận, nằm ở vị trí mắt cá chân trong, nơi lõm gần gót chân. Huyệt cách gót chân khoảng 1 thống (tương đương 3cm).

Chức năng: Huyệt Thái Khê nổi bật với khả năng giảm đau nhức hiệu quả, đặc biệt là ở vùng răng, gót chân và các khớp cổ chân. Mặt khác, bấm huyệt chữa nhức răng Thái Khê còn giúp cải thiện chức năng thận, giảm căng thẳng, lo âu, hỗ trợ an thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bấm huyệt Thái Khê
Bấm huyệt Thái Khê

Cách bấm huyệt:

  • Bước 1: Xác định vị trí của huyệt Thái Khê. Để xác định vị trí chính xác, bạn có thể dùng tay vuốt từ mắt cá chân trong xuống gót chân, khi cảm thấy chỗ lõm đầu tiên thì đó chính là huyệt Thái Khê.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn trực tiếp vào huyệt Thái Khê. Day ấn với lực vừa phải, cảm thấy hơi đau là được.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế day ấn trong khoảng 2-3 phút. Thực hiện lặp lại động tác 3-5 lần cho mỗi huyệt. Có thể kết hợp day ấn với động tác xoay tròn nhẹ nhàng tại vị trí huyệt đạo.

Bấm huyệt Hạ Quan

Vị trí: Huyệt Hạ Quan thuộc kinh Tiểu Tràng, nằm ở vị trí trước tai, dưới gò má.

Chức năng: Ấn huyệt giảm đau răng Hạ Quan giúp hạ cơn đau nhức rõ rệt, đặc biệt là đau răng, đau đầu, đau tai và đau cổ họng. Đồng thời huyệt đạo cũng tác động tốt đến thị lực và tinh thần, giảm tình trạng khô mắt, mỏi mắt cũng như nâng cao chất lượng giấc ngủ của người bệnh.

Bấm huyệt Hạ Quan
Bấm huyệt Hạ Quan

Cách bấm huyệt: 

  • Bước 1: Xác định huyệt Hạ Quan. Để xác định vị trí chính xác, bạn có thể dùng ngón trỏ đặt vào chỗ lõm trước tai, sau đó dùng ngón giữa đặt vào khớp cắn, điểm giao nhau của hai ngón tay chính là huyệt Hạ Quan.
  • Bước 2: Đưa hai ngón tay nhấn mạnh vào huyệt đạo, vừa day vừa ấn với lực vừa phải đến khi có cảm giác đau nhẹ.
  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế day ấn trong khoảng 2-3 phút. Thực hiện lặp lại động tác 3-5 lần cho mỗi huyệt. Có thể kết hợp day ấn với động tác xoay tròn nhẹ nhàng tại vị trí huyệt đạo.

Bên cạnh trị chứng đau nhức răng miệng, những huyệt đạo trên còn giúp giảm tình trạng nghiến răng ở nhiều người. Do đó, nếu có thói quen xấu nghiến răng, vẹo hàm khi ngủ, bạn hoàn toàn có thể áp dụng liệu trình bấm huyệt chữa nghiến răng để khắc phục.

Đánh giá phương pháp bấm huyệt chữa đau răng

Ngay khi bị đau răng, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là phải đi nha sĩ. Tuy nhiên không phải ai cũng sẵn sàng đi nha khoa bởi tâm lý sợ đau, sợ phải dùng thuốc hay can thiệp sâu bằng máy móc. Một số trường hợp, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đó là lý do vì sao bấm huyệt đau răng ngày càng được ưa chuộng.

Mặc dù được đánh giá là phương pháp lành tính nhưng bấm huyệt vẫn có những hạn chế nhất định. Do đó, để biết được bấm huyệt giảm đau răng có đáp ứng mong muốn của bản thân hay không, người bệnh cần hiểu rõ về ưu – nhược điểm của phương pháp này. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Giảm đau tức thời: Bấm huyệt tác động trực tiếp vào các huyệt đạo có liên quan đến răng, giúp giảm đau nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
  • An toàn, không tác dụng phụ: Bấm huyệt là phương pháp tự nhiên, không sử dụng thuốc nên hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ.
  • Dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí: Nếu nắm chắc vị trí huyệt đạo và kỹ thuật bấm huyệt, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, nhờ người thân hỗ trợ thay vì phải đến các phòng khám y học cổ truyền. Điều này sẽ giúp người bệnh tiết kiệm đáng kể.
  • Phù hợp với nhiều đối tượng: Bấm huyệt an toàn cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi, những đối tượng thường hạn chế sử dụng thuốc.
Bấm huyệt tác động trực tiếp vào các huyệt đạo giúp giảm đau tức thời
Bấm huyệt tác động trực tiếp vào các huyệt đạo giúp giảm đau tức thời

Nhược điểm:

  • Dễ tái phát: Giảm đau răng bằng bấm huyệt chỉ có tác dụng tức thời, cơn đau có thể quay trở lại sau một thời gian ngắn.
  • Không giải quyết được căn nguyên bệnh: Bấm huyệt chỉ hỗ trợ giảm đau, không điều trị được nguyên nhân sâu xa của bệnh lý răng miệng. Đối với các trường hợp sâu răng, viêm nha chu,… cần có sự can thiệp của nha sĩ để điều trị triệt để.
  • Hiệu quả phụ thuộc khả năng đáp ứng của người bệnh: Không phải ai bấm huyệt cũng đỡ đau răng do vấn đề về cơ địa, khả năng đáp ứng của cơ thể. Trong trường hợp này, bạn buộc phải can thiệp bằng các phương pháp khác.

Chữa đau răng bằng cách bấm huyệt cần lưu ý gì?

Để hiệu quả phương pháp ấn huyệt trị đau răng mang lại là tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Biết chính xác nhức răng bấm huyệt nào, tránh bấm sai có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể.
  • Chữa đau răng bằng bấm huyệt cần tác động huyệt đạo với lực vừa đến mạnh để kích thích các cung phản xạ. Do đó, cần xác định đúng vị trí và thực hiện đúng kỹ thuật để tránh gây ra thương tổn cho cơ thể.
  • Nếu cơn đau xuất phát từ các bệnh lý răng miệng, cần chủ động thăm khám, điều trị chuyên sâu kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng, ăn uống khoa học.
  • Chủ động bổ sung canxi, flour thông qua thực phẩm chức năng, bữa ăn hàng ngày để giúp răng miệng chắc khỏe, hạn chế bệnh tật.
  • Người bị thương tổn hoặc có di chứng tại khu vực cận huyệt đạo cần tham vấn bác sĩ, thầy thuốc trước khi áp dụng phương pháp ấn huyệt chữa đau răng.

Với những chia sẻ trên, mong đã phần nào giải đáp cho bạn đọc thắc mắc đau răng thì bấm huyệt nào cũng như các thực hiện chi tiết. Trong trường bấm huyệt chữa đau răng không đỡ, tái phát liên tục, hãy chủ động thăm khám nha sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    29/04

    hôm nay

    30/04

    Ngày mai

    01/05

    Ngày kìa

    +

    Khác