Chữa Đau Đầu Bằng Ngải Cứu Từ Thảo Dược Thiên Nhiên

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Trịnh Linh

Chữa đau đầu bằng ngải cứu là phương pháp quen thuộc với rất nhiều người bị đau đầu mãn tính. Sau mỗi lần áp dụng, cảm giác đau đớn không còn, đầu nhẹ nhàng, khoan khoái. Đó là những gì mà người bệnh cảm nhận được. Tuy nhiên, có rất nhiều bài thuốc từ lá ngải cứu. Và không phải tất cả mọi người đều biết hết. Vậy nên hãy theo dõi bài viết dưới đây để lựa chọn cho bản thân phương pháp hợp lý nhất nhé!

Chữa đau đầu bằng ngải cứu là một trong những phương pháp dân gian hiệu quả
Chữa đau đầu bằng ngải cứu là một trong những phương pháp dân gian hiệu quả

Vì sao có thể chữa đau đầu bằng lá ngải?

Ngải cứu có tên Latin là Artemisia Absinthium, là một loại cây thảo. Ngải cứu có thể sống lâu năm và chiều cao có thể lên tới 1m. Lá ngải cứu chẻ lông chim và mọc so le nhau. Mặt dưới của lá màu trắng, phủ lông trong khi mặt trên màu xanh lục sẫm và nhẵn. Ngải cứu có mùi thơm hơi hắc, ưa ẩm và rất dễ trồng. Chúng sinh trưởng mạnh vào mùa xuân và mùa hè.

Theo Đông y, cây ngải cứu có tính ấm, có mùi thơm, có tác dụng ôn kinh chỉ huyết, khứ hàn, an thai, cầm máu, giảm đau, rất phù hợp sử dụng cho những người ở tình trạng đau đầu.

Theo Tây y, ngải cứu có nhiều rất nhiều chất kháng khuẩn và tinh dầu như: Adenin, Cholin, Cineol, Dehydro Matricaria Este, Tricosanol, Tetradecatrilin…. đều có tính giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, trong ngải cứu còn có một hợp chất hóa học có tên là Thujone.

Hợp chất này có khả năng tác động lên Gamma Aminobutyric (GABA) – Một chất dẫn truyền thần kinh. Vì thế mà Thujone có thể kích thích não bộ. Thậm chí là gây ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Do đó, khi sử dụng một liều lượng vừa phải có thể chữa đau đầu bằng lá ngải.

Tóm lại, lá ngải là một loại cây cỏ có tác dụng rất lớn trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Ngải cứu dễ trồng, dễ kiếm, giá thành rẻ. Bài thuốc từ lá ngải lại đơn giản nên mọi người hoàn toàn có thể tự thực hiện ở nhà mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn.

Ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu giúp giảm đau đầu hiệu quả
Ngải cứu có chứa nhiều tinh dầu giúp giảm đau đầu hiệu quả

Cách chữa đau đầu bằng lá ngải hiệu quả nhất

Lá ngải cứu vừa là một loại thực phẩm, vừa là một loại dược phẩm. Vì vậy, nấu thành một món ăn hay bài chế thành một vị thuốc, lá ngải sẽ đều phát huy được tác dụng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc sự kết hợp nào của lá ngải cứu cũng cho được kết quả như ý muốn và an toàn tuyệt đối. Nên mọi người hãy chữa đau đầu bằng lá ngải cứu thông công thức an toàn sau nhé!

Món ăn chữa đau đầu từ ngải cứu

Tuy ngải cứu có vị đắng và mùi hơi ngái, ban đầu sẽ rất khó khăn. Nhưng sau một thời gian, mọi người sẽ cảm nhận thấy sau vị đắng ở đầu lưỡi sẽ là vị ngọt nơi cuống họng. Đồng thời, mùi ngái ngái cũng sẽ không còn nữa.

Trứng rán ngải cứu: Nhặt một nắm lá ngải cứu non, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ. Đập 2-3 quả trứng gà hoặc vịt tùy thích vào bát. Bỏ ngải cứu cùng gia vị vào trộn đều xong rán. Món ăn này có thể thêm vào bữa cơm gia đình, vừa đổi món, vừa chữa đau đầu hiệu quả.

  • Trứng vịt lộn hầm ngải cứu: Là món ăn chữa đau đầu bằng lá ngải thông dụng nhất. Xào qua một nắm lá ngải cứu non. Sau đó cho nước cùng một quả trứng vịt lộn và gia vị vào hầm đến khi chín. Thế là đã được một bát canh hầm bổ dưỡng. Ngoài ra, sử dụng trứng vịt lộn chữa đau đầu cũng là một mẹo dân gian được áp dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
  • Trứng gà, lá ngải hầm đậu đen: Hầm đậu đen cho thật nhừ, sau đó cho trứng gà, rồi cuối cùng là một nắm lá ngải. Nấu chung cho đến khi tất cả nguyên liệu đều chín là có thể ăn. Món ăn này không chỉ trị đau đầu mà còn chữa hoa mắt, chóng mặt, nóng trong. Đặc biệt rất tốt cho gan.
  • Nước lá ngải cứu: Với những người có thể ăn được lá ngải cứu không, có thể dùng lá ngải giã nát hoặc xay lấy nước cốt. Sau đó cho thêm vào một thìa mật ong hoặc một chút tinh bột nghệ. Đây là cách giúp cho tình trạng đau đầu được cải thiện một cách rõ rệt. Ngoài ra, cách này cũng giúp ổn định và phòng chống một số bệnh dạ dày.
Trứng rán ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc chữa đau đầu
Trứng rán ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc chữa đau đầu

Bài thuốc chữa đau đầu bằng lá ngải cứu

Các món ăn từ ngải cứu có thể giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị đau đầu. Chúng sẽ có tác dụng chậm và lâu dài. Để giảm đau đầu nhanh hơn, mọi người có thể áp dụng một số bài thuốc sau:

  • Ngải cứu rang muối: Sao ngải cứu cùng muối trong chảo nóng. Đến khi lá ngải se lại thì cho vào túi vải hoặc mảnh vải quấn lại. Chườm túi ngải lên trán, vùng thái dương hoặc gối lên đầu nằm ngủ. Đây là phương pháp chữa đau đầu bằng hơ ngải cứu rất hữu hiệu. Ngải cứu rang muối sẽ giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết giúp máu, oxy vận chuyển lên não đầy đủ nhờ đó cơn đau đầu sẽ được đẩy lùi một cách nhanh chóng. Thêm đó, cách làm này lại vô cùng lành tính và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
  • Xông hơi bằng lá ngải cứu: Chữa đau đầu bằng lá ngải kết hợp với một số thảo dược dân gian khác như lá sả, lá bưởi…. bằng cách xông hơi. Rửa sạch nguyên liệu, đun một nồi nước với hỗn hợp các loại lá. Sau đó chùm chăn hoặc ngồi trong phòng kín để xông hơi. Ngoài chữa đau đầu, phương pháp này còn giảm đau nhức xương khớp, giúp cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn
Ngải cứu rang muối đắp lên đầu sẽ giúp giảm đau đầu nhanh chóng
Ngải cứu rang muối đắp lên đầu sẽ giúp giảm đau đầu nhanh chóng

Những lưu ý khi chữa đau đầu bằng lá ngải

Mặc dù được đánh giá là loại thảo dược lành tính, nhưng theo nghiên cứu, khi sử dụng lá ngải cứu để chữa đau đầu vẫn xảy ra một số hiện tượng phản ứng phụ. Ví dụ như: chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, tổn thương thần kinh, chân tay run rẩy. Nặng hơn thì có thể gây đỏ da, bỏng rát, thay đổi nhịp tim, co thắt dạ dày và ruột. Thậm chí một số ít trường hợp còn bị suy nhược, suy thận. Vì thế, dù lá ngải có rất nhiều công dụng tốt, mọi người vẫn nên lưu ý khi sử dụng.

Lưu ý liều lượng sử dụng

Lá ngải cứu có chứa một hợp chất tên là Thujone có khả năng gây ức chế thần kinh. Sử dụng với liều lượng vừa đủ, ngải cứu sẽ có tác dụng giảm đau. Nhưng nếu dùng liều cao, thần kinh có khả năng sẽ bị phấn khích quá mức gây đến một số hiện tượng như: Co giật, run tay chân. Thậm chí có thể mê sảng, co cứng và nặng nề nhất là dẫn đến tê liệt. 

Theo khuyến cáo của các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng, khi sử dụng lá ngải để nấu ăn, mọi người chỉ nên sử dụng mỗi lần khoảng 30g; và không nên dùng quá 4 lần trong một tuần.

Chữa đau đầu bằng lá ngải không nên quá lạm dụng các nguyên liệu, sử dụng liều lượng vừa đủ sẽ mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn đảm bảo an toàn.

Không sử dụng ngải cứu đúng liệu lượng có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ
Không sử dụng ngải cứu đúng liệu lượng có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ

Lưu ý đối tượng sử dụng

Người có sức khỏe tốt, không bệnh tật nếu sử dụng lá ngải cứu quá lượng cho phép cũng có thể sinh ra các phản ứng phụ. Vậy nên đối tượng gặp các vấn đề sức khỏe sau đây nên cân nhắc có nên sử dụng cách chữa đau đầu bằng lá ngải hay không.

  • Phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Ăn quá nhiều ngải cứu sẽ gây ra hiện tượng tử cung bị co bóp. Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến việc sinh non hoặc sẩy thai.
  • Người rối loạn đường ruột cấp tính: Nhuận tràng là một trong những tác dụng chính của ngải cứu. Vì vậy khi bị viêm ruột cấp tính, người bệnh không nên sử dụng lá ngải. Điều này sẽ tránh làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người mắc bệnh gan: Trong cây ngải cứu có chứa một số tinh dầu. Các chất này có thể gây rối loạn chuyển hóa chức năng gan. Vì thế những người mắc bệnh gan nếu ăn hoặc uống nước ngải cứu, gan có thể bị trúng độc và suy yếu nhanh hơn.
  • Ngoài các đối tượng trên, những người bị sỏi thận, bị xơ vữa động mạch cũng được cảnh báo nên hạn chế sử dụng ngải cứu
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng sử dụng lá ngải sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng sử dụng lá ngải sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai

Chữa đau đầu bằng lá ngải là một bài thuốc hay, ít tốt kém và hiệu quả đã được sử dụng rất lâu đời. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm cũng như qua nghiên cứu khoa học đã cho thấy: Khi sử dụng lá ngải cứu, người dùng nên chú ý đến tình hình sức khỏe bản thân. Nếu không có bệnh lý và cơ thể khỏe mạnh, người bị đau đầu có thể áp dụng một trong các phương pháp được trình bày ở trên với liều lượng cho phép. Nếu gặp các vấn đề sức khỏe thì người bệnh không nên sử dụng thảo dược một cách tùy tiện mà hãy đến thăm khám và xin chỉ dẫn từ bác sĩ.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    27/04

    hôm nay

    28/04

    Ngày mai

    29/04

    Ngày kìa

    +

    Khác