6 Cách Cạo Gió Hết Đau Đầu Và Giải Cảm Nhanh Chóng Tại Nhà

Ngày cập nhật: 26/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Trong Y học cổ truyền, cạo gió là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị đau đầu, cảm sốt, nhức mỏi cơ thể. Với mỗi trường hợp bệnh lý sẽ áp dụng kỹ thuật cạo gió khác nhau. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Y học cổ truyền tại Đông Phương Y Pháp sẽ hướng dẫn các cách cạo gió hết đau đầu hiệu quả và nhanh chóng tại nhà. Đồng thời giải đáp một số vấn đề liên quan đến phương pháp này giúp quá trình trị bệnh an toàn nhất.

Hướng dẫn 6 cách cạo gió trên đầu hiệu quả

Phương pháp cạo gió sử dụng các vật dụng như thìa nhôm, dây chuyền, nhẫn bạc, trứng gà hoặc dược liệu như lá trầu, rượu, gừng,… tác động lên một số bộ phận của cơ thể giúp khai thông kinh mạch, điều hòa khí huyết, đào thải khí độc khỏi cơ thể, từ đó thuyên giảm triệu chứng đau nhức đầu hiệu quả.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các cách cách cạo gió ở đầu được áp dụng phổ biến trong Y học cổ truyền.

Cách cạo gió hết đau đầu bằng miếng bạc

Đây là cách thực hiện đơn giản và nhiều người áp dụng bởi chỉ cần duy nhất một miếng bạc như nhẫn, đồng xu bạc hoặc có thể dùng thìa nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cạo gió.
  • Người bệnh ngồi tư thế thoải mái, sau đó dùng dùng lực cạo nhẫn (hoặc đồng xu bạc, thìa nhỏ) lên 2 bên đường gân dưới cổ (ngay dưới ót gáy) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai. Chú ý thực hiện thứ tự cạo theo chiều từ cổ đến vai, từ đốt xương sống lưng số 2, số 3 ra 2 bên vai.
  • Tiến hành cạo từng vùng trên với lực vừa phải trong khoảng 3 – 5 phút rồi ngưng.
Cạo gió hết đau đầu bằng miếng bạc
Cạo gió hết đau đầu bằng miếng bạc

Cạo gió với trứng gà và bạc

Phương pháp được áp dụng để điều trị đau đầu trong những trường hợp cảm lạnh, cảm gió, cảm nắng,…

Chuẩn bị: 2 quả trứng gà, dây chuyền bạc hoặc dây chuyền đồng bạc nguyên chất.

Cách thực hiện:

  • Luộc chín trứng gà, đem bóc vỏ, bỏ lòng đỏ, chỉ lấy lòng trắng.
  • Đặt lòng trắng trong miếng vải, sau đó nhét bạc vào giữa và bọc kín lại.
  • Chọn nơi kín gió, người bệnh ngồi hoặc nằm ngay ngắn, thư giãn. Dùng bọc trứng trên vuốt từ đỉnh đầu xuống mặt, mũi, vai, ngực, cánh tay bên ngoài, cánh tay bên trong lòng, tiếp tục xuống mu bàn tay, ngón tay, bụng.
  • Sao đó cạo gió tiếp tại vị trí phía sau cơ thể như đầu, gáy, lưng, lòng bàn chân, ngón chân đến khi trứng nguội và nát hẳn.

Nếu thấy miếng bạc chuyển sang màu đồng nghĩa là bị cảm nắng, chuyển màu đen là cảm lạnh, màu đen nhánh có ánh xanh là cảm bị cả cảm nắng và cảm gió.

Cách cạo gió hết đau đầu bằng cám rang cùng lá ngải cứu

Sử dụng cám rang và lá ngải cứu giúp trị cảm lạnh, cải thiện triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi và đau mỏi cơ xương. Cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm cám gạo, 1 nắm ngải cứu hoặc cúc tần.

Cách thực hiện:

  • Cho cám gạo vào chảo rang nóng lên, sau đó cho ngải cứu vào rang cùng tới khi lá săn lại và tỏa hương thơm.
  • Dùng vải sạch bọc hỗn hợp trên lại để đánh cảm. Tứ tự cạo từ đỉnh đầu xuống mặt, sau đó cạo cổ, ngực, bụng và chân tay. Nếu hỗn hợp nguội, bạn đổ ra và tiếp tục rang lại cho nóng lên rồi tiếp tục cao.
Cạo gió hết đau đầu bằng cám rang cùng lá ngải cứu
Cạo gió hết đau đầu bằng cám rang cùng lá ngải cứu

Đánh cảm bằng gừng và rượu

Những trường hợp bị đau đầu do cảm lạnh được khuyến khích áp dụng phương pháp đánh cảm bằng gừng và rượu. Cả 2 nguyên liệu này đều có tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và đào thải hàn khí hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 chén rượu trắng, 100g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch gừng, sau đó đập dập và cho vào một chiếc khăn mỏng.
  • Nhúng khăn bọc gừng vào bát rượu trắng và dùng bọc vải này vuốt từ đỉnh đầu xuống thân và phần dưới cơ thể, lần lượt như sau: Mặt, mũi, bả vai, ngực, cánh tay bên trong, bên ngoài, mu bàn tay, lòng bàn tay, các ngón tay, bụng, lòng bàn chân, mu bàn chân, đầu ngón chân.
  • Cuối cùng nhúng lại bọc vải gừng vào bát rượu và vuốt vùng cơ thể phía sau: Ót, gáy, lưng, hông, mông.

Cách cạo gió hết đau đầu bằng lá trầu không

Phương pháp cạo gió bằng lá trầu cũng được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng bệnh đau đầu do cảm mạo trong thời gian ngắn.

Chuẩn bị: 5 lá trầu không và 1 chén rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu, sau đó giã nhỏ rồi bọc trong mảnh vải mỏng.
  • Nhúng bọc lá trầu vào rượu trắng, sau đó xoa xoa lên trán, toàn bộ mặt, ngực, bả vai, toàn bộ bên trong và bên ngoài mu bàn tay, bụng.
  • Bước tiếp theo lại nhúng bọc trầu không vào bát rượu và vuốt lên vùng cơ thể phía sau như ót gáy, lưng, mông, bắp chân, lòng bàn chân,…

Chú ý chỉ cạo theo 1 chiều từ trên xuống dưới, lực đạo tùy thuộc vào vị trí, thường các vị trí như lưng sẽ dùng lực mạnh hơn ở ngực, bụng, gáy,… Sau khi thực hiện, hàn khí trên cả cơ thể được loại bỏ và các triệu chứng như đau đầu, nhức mỏi gáy sẽ cải thiện rõ rệt.

Cạo gió hết đau đầu bằng lá trầu không
Cạo gió hết đau đầu bằng lá trầu không

Giựt gió trị đau đầu

Ngoài sử dụng các vật dụng và nguyên liệu hỗ trợ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp dùng tay không để giựt gió nhức đầu, giúp thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 ngón tay giật mạnh lên lông mày, sau đó miệt nhẹ nhàng theo chiều từ đầu lông mày tới thái dương.
  • Xác định huyệt Ấn Đường ở giữa 2 đầu lông mày, dùng đầu ngón tay dau ấn trong 3 – 5 phút, sau đó miết lên theo hướng lên đỉnh đầu.
  • Cuối cùng, dùng tay xoa bóp, massage nhẹ nhàng trên trán và xung quanh lông mày.

Thực hiện các động tác trên sau 15 phút sẽ thấy cảm giác đau nhức đầu thuyên giảm rõ rệt.

Một số trường hợp không nên cạo gió trị đau đầu

Cạo gió là phương pháp giải cảm, chữa đau đầu hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng cách này. Chuyên gia Y học cổ truyền tại Đông Phương Y Pháp cho biết, nếu tùy tiện cạo gió cho các đối tượng dưới đây sẽ tiềm ẩn những tai biến nguy hiểm:

Người bị đau nhức đầu do cảm phong nhiệt

Khi bị cảm phong nhiệt, người bệnh sẽ bị sốt cao, nếu áp dụng phương pháp cạo gió trị bệnh sẽ khiến huyết áp tăng đột ngột, người bệnh sẽ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, đột quỵ, thậm chí tử vong. Dấu hiệu để nhận biết người bị cảm phong nhiệt như sốt nóng, đau đầu, ớn rét, chảy nước mũi trong, đau họng, miệng khô, ra mồ hôi, ho có đờm, sợ gió, đau lưng, miệng khô, khát và nước tiểu vàng.

Người bị cao huyết áp

Những bệnh nhân bị cao huyết áp và bệnh tim mạch được khuyến cáo không thực hiện các cách cạo gió hết đau đầu. Nguyên nhân bởi những tác động mạnh khi cạo gió sẽ khiến huyết áp tăng cao đột ngột do giãn mạch, thậm chí gây xuất huyết não, liệt nửa người, mắt không thể nhắm, méo miệng, nguy hiểm hơn có thể làm bùng phát cơn đau tim đột ngột nguy hiểm tính mạng.

Trẻ em không nên cạo gió

Làn da trẻ nhỏ khá mỏng manh, khi thực hiện cạo gió hoặc giựt gió có thể làm tổn thương da, gây xung huyết và nhiễm trùng da. Bên cạnh đó, khi trẻ đau đầu kèm triệu chứng sốt cao, việc đánh gió sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ càng tăng, tiềm ẩn nguy cơ gây co giật, hôn mê và nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Phụ nữ có thai không áp dụng cách cạo gió hết đau đầu

Chuyên gia khuyến cáo không áp dụng các cách cạo gió trị đau đầu cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Các tác động mạnh từ động tác cạo gió, bắt gió, giựt gió sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi trong bụng mẹ. Đặc biệt những phụ nữ trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây tăng nguy cơ sảy thai.

Phụ nữ có thai không áp dụng cách cạo gió hết đau đầu
Phụ nữ có thai không áp dụng cách cạo gió hết đau đầu

Người bệnh máu không đông (Hemophilia)

Chuyên gia cho biết, cạo gió, bắt gió có thể gây chèn ép và đứt vỡ mạch máu dưới da. Điều này gây nguy hiểm đến tính mạng của những người bị bệnh máu không đông.

Người đau vai gáy và người bị bệnh da liễu

Cạo gió gây xuất huyết dưới da và có thể gây tụ máu, chèn ép mạch tạo ra các phản xạ co thắt cơ, khiến cơn đau nhức vai gáy nghiêm trọng hơn.

Người đang mắc các bệnh da liễu như viêm da, dị ứng, chàm, vảy nến,… hoặc trên da đang có vết thương hở cũng tuyệt đối không áp dụng các cách cạo gió. Các tác động mạnh trên da sẽ khiến tình trạng kích ứng nghiêm trọng hơn.

Lưu ý khi  áp dụng cách cạo gió hết đau đầu

Trong quá trình áp dụng các cách cạo gió hết đau đầu, người bệnh và người tiến hành cạo gió cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả trị bệnh và an toàn sức khỏe.

  • Sau khi cạo gió, vùng da tại đây sẽ bị ứng đỏ. Tuy nhiên đây là phản ứng bình thường do động tác cạo mạnh khiến mao mạch dưới da bị vỡ và xuất huyết. Sau khoảng 3 – 5 ngày tình trạng ứng đỏ sẽ biến mất.
  • Cạo gió tại nơi kín gió, an tĩnh, tránh những nơi gió lùa có thể khiến người bệnh bị cảm lạnh nghiêm trọng hơn.
  • Các dụng cụ và nguyên liệu sử dụng khi cạo gió cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để tránh nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
  • Tùy thuộc vào tình trạng đau đầu để duy trì thời gian cạo phù hợp, nhưng tốt nhất không nên cạo gió quá 10 phút cho mỗi bộ phận để đảm bảo da không bị tổn thương.
  • Tuyệt đối không cạo gió lên vùng cột sống, các vị trí da đang có trầy xước, vết thương hở, lở loét chảy máu.
  • Người bệnh vừa được cạo gió xong (trong 30 – 60 phút đầu) tuyệt đối không tắm hoặc vệ sinh các vùng da trên cơ thể bằng nước lạnh.
  • Các lần cạo gió cần cách nhau từ 5 – 7 ngày, tránh cạo gió liên tục và cạo đè lên các vết cũ chưa biến mất sẽ làm tổn thương da.
  • Các cách cạo gió hết đau đầu chỉ phù hợp cho trường hợp bệnh liên quan đến cảm mạo, cảm cúm, cảm lạnh. Chứng bệnh này thường xuất hiện phổ biến vào mùa đông xuân do cơ thể bị gió lạnh xâm nhập cơ thể.
  • Trường hợp cạo gió không giảm đau đầu, thậm chí các triệu chứng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ tiến hành thăm khám và điều trị sớm.

Trên đây là hướng dẫn những cách cạo gió hết đau đầu đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà. Phương pháp mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt, nhưng cần đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và đúng đối tượng. Trường hợp đau đầu kéo dài, áp dụng nhiều phương pháp nhưng không thuyên giảm, người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám để bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    06/05

    hôm nay

    07/05

    Ngày mai

    08/05

    Ngày kìa

    +

    Khác