Uống Trà Atiso Có Mất Ngủ Không? Hướng Dẫn Dùng Atiso Đúng Cách

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Từ lâu, trà Atiso đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ nhờ có tác dụng an thần, giảm stress. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn uống trà Atiso có mất ngủ không? Trên thực tế, nhiều người đã gặp tác dụng ngược khi sử dụng Atiso trị mất ngủ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Tác dụng của trà Atiso đối với sức khỏe và giấc ngủ

Từ xa xưa, Atiso đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc chữa bệnh. Tất cả các bộ phận của cây Atiso đều có giá trị dược liệu. Trong đó, phần lá và nụ hoa được sử dụng nhiều nhất, thường dùng làm trà ở dạng tươi hoặc sấy khô. 

Đặc biệt, trong thành phần của Atiso rất giàu chất chống oxy hóa, silymarin, axit folic,  vitamin C, cynarin, magiê, phốt pho, carbon hydrat,  mangan, protein,… Vì vậy, uống trà Atiso đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:

Uống trà Atiso mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Uống trà Atiso mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư.
  • Thanh nhiệt, giảm nóng trong.
  • Ổn định huyết áp.
  • Nâng cao sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa đột quỵ, đau tim.
  • Hỗ trợ đào thải độc tố cho gan.
  • Kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
  • Cải thiện tình trạng loãng xương, viêm khớp, thoái hóa khớp.
  • Tăng cường quá trình trao đổi chất dinh dưỡng.
  • Cải thiện chức năng hoạt động của não bộ.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa mụn trứng cá.

Ngoài ra, trong Atiso có chứa hàm lượng nhỏ caffeine, giúp tinh thần tỉnh táo, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Khi sử dụng trà Atiso vào ban ngày sẽ cảm thấy cơ thể tràn đầy năng lượng. Nếu dùng vào buổi tối, bạn sẽ thấy thư thái, thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Vậy uống trà Atiso có mất ngủ không? Tại sao một số người sử dụng loại trà này lại bị phản tác dụng? 

Giải đáp: Uống trà Atiso có mất ngủ không?

Mặc dù uống trà Atiso được xem là biện pháp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng và sử dụng sai cách thì sẽ gây hại cho cơ thể, gây ra tình trạng mất ngủ.

Lý giải về điều này, các chuyên gia y tế cho biết, caffeine có trong Atiso là một chất kích thích tự nhiên. Chúng có tác dụng kích thích não và hệ thần kinh, giúp con người tỉnh táo và ngăn ngừa sự mệt mỏi. Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ nhiều cafein sẽ làm tăng thời gian đi vào giấc ngủ. Đồng thời, nó cũng có thể làm giảm tổng thời gian ngủ, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Bên cạnh đó, trong trà Atiso còn chứa nhiều sắt. Nếu sử dụng quá nhiều trà sẽ khiến cơ thể bị dư thừa sắt, trong khi lại thiếu những chất khoáng khác như mangan, kẽm, crom… Từ đó gây ra tình trạng mất cân đối khoáng chất, cơ thể dễ mệt mỏi, bị táo bón, khó ngủ, nặng hơn là mất ngủ. 

Giải đáp uống trà Atiso có mất ngủ không
Giải đáp uống trà Atiso có mất ngủ không

Như vậy, với câu hỏi uống trà Atiso có mất ngủ không thì câu trả lời là có thể, nếu bạn sử dụng sai cách. Cụ thể, trà Atiso sẽ gây mất ngủ trong những trường hợp nào?

Uống trà Atiso gây mất ngủ khi nào?

Dù trong Atiso chỉ chứa một lượng nhỏ caffeine, không gây hại cho cơ thể, nhưng thành phần này vẫn có thể gây mất ngủ, khó ngủ trong những trường hợp sau:

  • Sử dụng quá nhiều Atiso, như pha trà quá đặc sẽ rất dễ gây ra tình trạng mất ngủ. 
  • Thông thường, chất caffeine sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau khi uống Atiso từ 30 – 60 phút, tùy vào cơ địa mỗi người. Nếu sử dụng trà Atiso muộn vào buổi tối, gần thời gian đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn ở 2 khía cạnh: khó đi vào giấc ngủ hơn và ngủ không sâu giấc.
  • Thói quen uống trà Atiso hàng ngày, thay thế hoàn toàn nước lọc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị khó ngủ, mất ngủ.

Việc lạm dụng và uống quá nhiều trà Atiso không chỉ khiến bạn mất ngủ mà còn gây hại cho cơ thể như: 

  • Kích thích các cơn co thắt ở đường ruột, dẫn đến ợ chua, đầy bụng, tiêu chảy,…  
  • Gây quá tải cho hoạt động của gan và thận.
  • Làm tăng tính hàn trong cơ thể.

Vì vậy, việc sử dụng trà Atiso đúng cách, hiệu quả là rất quan trọng.

Hướng dẫn cách dùng trà Atiso trị mất ngủ hiệu quả

Uống trà Atiso có mất ngủ không sẽ tùy thuộc vào cách dùng của người bệnh. Để không gây mất ngủ và đạt được những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên sử dụng trà atiso theo những cách dưới đây:

Uống trà Atiso tươi

Việc tận dụng cây Atiso tươi để làm trà sẽ giúp bạn thu được tối đa dược chất có trong thảo dược. Cách thực hiện như sau:

Uống trà Atiso tươi trị mất ngủ là cách làm đơn giản, hiệu quả
Uống trà Atiso tươi trị mất ngủ là cách làm đơn giản, hiệu quả
  • Rửa sạch khoảng 10 – 20 gram Atiso tươi và thái nhỏ.
  • Đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau khi nước sôi thì cho nhỏ lừa và đun khoảng 10 phút để các hoạt chất giải phóng hết vào trong nước.
  • Sử dụng uống vài lần trong ngày khi còn ấm hoặc có thể làm lạnh trà trước khi dùng.

Cách uống trà atiso khô

Với Atiso ở dạng phơi hoặc sấy khô sẽ giúp bảo quản nguyên liệu được lâu hơn và dễ dàng sử dụng bất cứ lúc nào. Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 5 – 10 gram Atiso khô rửa sạch và cho vào ấm nấu với 1 lít nước.
  • Thực hiện đun sôi trong khoảng 5 phút.
  • Chia làm vài phần bằng nhau và sử dụng uống hết trong ngày.

Hãm trà bằng nước sôi

Giống như nhiều loại trà khác, cách pha trà Atiso không hề phức tạp. Về cơ bản bạn chỉ cần dùng nước sôi để hãm là có thể dùng được. Cụ thể như sau:

  • Cho 10g hoa Atiso khô vào ấm.
  • Rót một lượt nước sôi ngập mặt rồi gạn bỏ đi để tráng sơ qua.
  • Tiếp tục đổ thêm 2 lít nước sôi vào trong ấm, đậy kín nắp và ủ trà trong khoảng 15 phút.
  • Chắt lấy nước uống và chỉ nên dùng trong ngày

Sử dụng trà atiso dạng túi lọc

Cách uống trà Atiso dạng túi lọc được nhiều người ưa chuộng vì tính tiện lợi, phù hợp cho dân văn phòng và những người bận rộn. Các bước thực hiện:

  • Lấy 1 túi trà lọc bỏ vào trong ly nước sôi.
  • Ủ khoảng 5 phút, rồi bỏ túi lọc đi và sử dụng.
  • Không nên uống quá 3 – 4 túi mỗi ngày.

Cách làm trà atiso mật ong

Kết hợp trà Atiso với mật ong là cách được nhiều người sử dụng. Mật ong không chỉ khắc chế được caffeine trong Atiso mà còn giúp giải tỏa thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ. Các bước thực hiện:

Uống trà Atiso với mật ong giúp giải tỏa thần kinh, dễ đi vào giấc ngủ hơn
Uống trà Atiso với mật ong giúp giải tỏa thần kinh và dễ đi vào giấc ngủ hơn
  • Chuẩn bị 2 thìa mật ong, 1 quả chanh, 1 – 2 gói trà Atiso túi lọc, thêm vài nhánh bạc hà rửa sạch (nếu có).
  • Cho Atiso và bạc hà vào trong ấm, ủ với nước nóng khoảng 80 độ trong 10 phút.
  • Sau đó, bỏ túi trà ra và cho thêm mật ong, cùng một ít nước cốt chanh.
  • Khuấy đều và  thưởng thức.

Lưu ý khi dùng trà Atiso để tránh bị mất ngủ

Với công dụng đa dạng, Atiso được nhiều người sử dụng với những mục đích khác nhau như trị mất ngủ, giảm cân, làm đẹp da, cải thiện lượng đường trong máu,… nhưng lại e ngại uống trà Atiso có mất ngủ không. Vì vậy, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng trà Atiso một cách hiệu quả và an toàn nhất.

  • Không nên dùng trà Atiso để thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
  • Không uống nhiều hơn 1 lít trà Atiso mỗi ngày.
  • Tránh uống trà sau 16h00, nhằm đảm bảo lượng caffeine có trong Atiso không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Nên uống hết trà ngay trong ngày, không để qua đêm. Bởi các hoạt chất trong Atiso dễ bị biến đổi hoặc nhiễm khuẩn khi để qua đêm, ngay cả khi được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Không nên uống trà Atiso liên tục trong nhiều ngày. Hãy nghỉ 3 – 4 ngày sau khi uống 2 tuần liên tục, sau đó mới uống tiếp.
  • Nếu bạn bị dị ứng, ngứa da, nổi mề đay, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, sưng miệng,… khi uống trà Atiso. Hãy dừng sử dụng và không uống Atiso dưới bất kỳ hình thức nào khác.
  • Một số đối tượng cần tránh sử dụng trà Atiso bao gồm: Những người bị mất ngủ mãn tính. Bệnh nhân có vấn đề về túi mật. Người ăn uống kém, cơ thể gầy yếu.

Những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp “uống trà Atiso có mất ngủ không”. Trà Atiso mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều hoặc uống vào ban đêm sẽ dễ mất ngủ, do có chứa một lượng nhỏ caffeine. Vì vậy, hãy sử dụng hợp lý để có thể tận hưởng được hết những lợi ích mà loại trà này mang lại.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

28/04

hôm nay

29/04

Ngày mai

30/04

Ngày kìa

+

Khác