Huyệt Á Môn: Vị trí, cách xác định và các lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Cơ thể gồm 108 huyệt đạo, mỗi huyệt đều có vai trò và tác dụng điều trị bệnh tuyệt vời. Huyệt á môn là một trong số huyệt đó, bài viết này sẽ thông tin chi tiết về vị trí, cách xác định huyệt cũng như một số điểm cần thận trọng khi ứng dụng huyệt vị vào công tác điều trị.

Vị trí huyệt á môn nằm ở đâu?

Huyệt á môn có ý nghĩa tên gọi gắn liền với công dụng chữa bệnh câm, á môn theo tiếng Hán nghĩa là miệng. Huyệt còn có khá nhiều tên gọi khác như: hoành thiệt, ám môn, thiệt yếm, thiệt oành, thiệt chủng, thiệt căn hay yếm thiệt.

Á môn là một trong nhóm huyệt mạch hồi dương cứu nghịch, tùy khổng, nằm tại huyệt thứ 15 của mạch đốc. Cách xác định huyệt cũng khá đơn giản, huyệt nằm ở điểm chính giữa của cổ và chân tóc. Bệnh nhân ngồi thẳng, cúi đầu, chân tóc vào khoảng 0,5 đốt, vị trí giữa đốt 1 và 2 chính là huyệt á môn.

Nếu không có chân tóc gáy, người bệnh có thể lấy huyệt ở điểm lõm của gáy, dưới 0,5 thốn so với kinh huyệt phong thủ và môn gai của đốt đội.

Xác định huyệt rất quan trọng khi điều trị, nếu thực hiện sai vị trí sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy nếu không tìm được vị trí huyệt chính xác, người bệnh không tự ý thực hiện bất kỳ phương pháp chữa bệnh nào với huyệt á môn.

Huyệt Á Môn nằm ở điểm chính giữa của cổ và chân tóc
Huyệt Á Môn nằm ở điểm chính giữa của cổ và chân tóc

Huyệt á môn và những công dụng chữa bệnh

Thầy thuốc thường ứng dụng huyệt á môn để chữa một số bệnh lý sau đây:

  • Bệnh câm điếc: Có nhiều tác nhân gây bệnh câm điếc, thậm chí là do bẩm sinh. Theo Y học cổ truyền, huyệt á môn có công dụng chính là chữa bệnh lý câm điếc. Vì vậy khi được ứng dụng điều trị đúng cách, phù hợp với thể trạng và bệnh tình người bệnh, hiệu quả điều trị câm điếc với huyệt á môn sẽ phát huy rõ rệt.
  • Mất tiếng đột ngột: Do khàn tiếng, cổ họng gặp khó khăn trong việc điều tiết tuyến enzim, huyệt á môn có thể giúp cải thiện được tình trạng này.
  • Bệnh chảy máu cam: Bệnh lý thường gặp ở trẻ em khi thời tiết thay đổi thất thường. Mức độ chảy máu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh, trường hợp nặng có thể gây ra ngất xỉu, đau đầu, chóng mặt,…. Phương pháp day ấn huyệt á môn sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả
  • Bệnh đau cột sống: Vận động mạnh, ngồi một chỗ quá lâu, chấn thương, thoát vị đĩa đệm…. đều có thể gây ra tổn thương cột sống. Các kỹ thuật day bấm huyệt á môn khi được áp dụng thường xuyên và thực hiện đúng cách sẽ hỗ trợ tốt quá trình phục hồi triệu chứng đau cột sống.
  • Bệnh đau vai gáy: Tình trạng đau vai gáy nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, có nguy cơ gây ra các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Để khắc phục bệnh tình và cải thiện hoạt động sinh hoạt hằng ngày, ấn huyệt á môn là biện pháp được nhiều người thực hiện.
Bấm huyệt Á Môn có thể chữa bệnh đau cột sống
Bấm huyệt Á Môn có thể chữa bệnh đau cột sống

Ứng dụng huyệt á môn để chữa bệnh như thế nào?

Có thể thấy huyệt á môn đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể, nếu được thực hiện đúng cách và đều đặn, tình trạng bệnh lý sẽ được cải thiện nhanh chóng. Đồng thời, tăng cường sức khỏe, bổ sung miễn dịch cho cơ thể.

Thông thường, thầy thuốc sẽ áp dụng phương pháp massage, bấm hay châm cứu huyệt á môn. Kỹ thuật massage, bấm huyệt sử dụng lực của các ngón tay tác động vào huyệt và các khu vực xung quanh. Đối với các đối tượng sợ kim châm, tác động vào bên trong da thì massage, day bấm sẽ phù hợp.

Thủ thuật châm cứu sẽ sử dụng kim châm tiêm vào da để tác động trực tiếp vào huyệt đạo. Phương pháp này yêu cầu người thực hiện phải có kỹ thuật cao và dày dặn kinh nghiệm thực hiện để đảm bảo hiệu quả và tránh các nguy có không mong muốn.

Thao tác châm cứu huyệt á môn thường được thực hiện như sau:

  • Châm kim thẳng, sâu khoảng 0,3 đến 2 thốn.
  • Giữ mũi kim hướng đến phía miệng của bệnh nhân, ngang với trái tai.
  • Tùy bệnh tình và thể trạng của người bệnh mà thầy thuốc sẽ chỉ định thời gian cứu và lộ trình châm cứu phù hợp.

Phối hợp huyệt á môn với một số huyệt khác

Để tăng hiệu quả điều trị, thầy thuốc thường phối hợp các huyệt vị liên quan, dưới đây một số huyệt có thể kết hợp với á môn:

  • Điều trị nặng đầu, đau nhức đầu: Phối với huyệt Thông Thiên (Bàng quang.7) và huyệt Phụ Dương (Bàng quang.59).
  • Điều trị cứng lưỡi: Phối với huyệt Quan Xung (Tam tiêu.1).
  • Điều trị đau nhức lưng: Phối với huyệt Phong Phủ (Đốc.16).
  • Điều trị chứng câm điếc: Phối với huyệt Hợp Cốc (Đại trường.4), huyệt Ế Phong (Ttr.17), huyệt Nhĩ Môn (Tam tiêu.21), huyệt Liêm Tuyền (Nh.23), huyệt Thính Hội (Đ.2) và huyệt Thính Cung (Ttr.16).
  • Điều trị động kinh: Phối với huyệt Nhân Trung (Đốc.26) và huyệt Hậu Khê (Ttr.3).
  • Điều trị câm do trúng gió: Phối với huyệt Dũng Tuyền (Th.1).
  • Điều trị do rối loạn não bộ: Phối với huyệt Nhân Trung (Đốc.26), huyệt Hưng Phấn và huyệt Túc Tam Lý (Vi.36).
  • Điều trị uốn ván: Phối với huyệt Đại Chùy (Đốc.14), huyệt Cân Súc (Đốc.8), huyệt Nhân Trung (Đốc.26), huyệt Hậu Khê (Ttr.3), huyệt Yêu Dương Quan (Đốc.3) và huyệt Thân Mạch (Bàng quang.62).
  • Điều trị động kinh: Phối với huyệt Nhân Trung (Đốc.26), huyệt Phong Long (Vi.40) và huyệt Hậu Khê (Ttr.3).
  • Điều trị não kém phát triển: Phối với huyệt Ế Minh, huyệt Đại Chùy (Đốc.14), huyệt Túc Tam Lý (Vi.36), huyệt Tích Tam Huyệt.
  • Điều trị cứng lưỡi: Phối với huyệt Thiếu Thương (P.11) và huyệt Ngư Tế (P.9).
  • Điều trị chảy máu cam: Phối với huyệt Hợp Cốc (Đtr 4), huyệt Chiếu Hải (Th 6), huyệt Phong Phủ, huyệt Nội Đình (Vi 44), Thượng Tinh (Đc 21), huyệt Túc Tam Lý (Vi 36).

Việc phối hợp huyệt này chỉ nên được thực hiện khi có kiến thức dày dặn về hệ thống huyệt đạo và nắm rõ các vị trí của huyệt trên cơ thể. Người bệnh tránh tự ý phối hợp các huyệt không có căn cứ rõ ràng để điều trị bệnh.

Có thể kết hợp bấm nhiều huyệt khác nhau để chữa bệnh
Có thể kết hợp bấm nhiều huyệt khác nhau để chữa bệnh

Lưu ý khi ứng dụng châm cứu huyệt á môn

Vì châm cứu tác động trực tiếp vào huyệt nên xoa bóp bấm huyệt cũng như châm cứu cần lưu ý một số điều sau để hạn chế tối đa các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân:

  • Không châm quá chếch lên hoặc quá sâu vì phía trước á môn là hành tủy, nếu lỡ chạm vào hành tủy có thể rối loạn hô hấp và nhịp tim, thậm chí là ngừng thở.
  • Huyệt á môn ở vị trí sau não nên không được gây bất kỳ tổn thương nào trong quá trình châm cứu, người bệnh có nguy cơ câm điếc khi á môn bị ảnh hưởng.
  • Bệnh nhân không được tự ý thực hiện vì châm cứu cần kỹ thuật và chuyên môn cao, châm sai vị trí hoặc sai cách sẽ gây ra những biến chứng trầm trọng.
  • Trong quá trình điều trị, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh lập tức liên hệ với cơ sở cung cấp vật lý trị liệu uy tín để được điều trị kịp thời.
  • Phối hợp chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để phục hồi cơ chế tự điều trị bệnh.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đủ giấc, đúng giờ để tình trạng bệnh được cải thiện nhanh chóng.
  • Nếu cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Không sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào,….. vì sẽ tương tác với thuốc và giảm hiệu quả của thuốc.
  • Cân bằng tâm lý, tránh để tình trạng căng thẳng quá độ.

Bên cạnh tác dụng chữa bệnh của huyệt á môn, một số lưu ý quan trọng trên bệnh nhân cần hết sức thận trọng trong công tác điều trị. Hy vọng những thông tin trong bài viết này đẽ cung cấp cho độc giả kiến thức và vận dụng được tốt trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

XEM NGAY:

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh