Huyệt Thần Đình Ở Đâu? Công Dụng Chữa Bệnh Ra Sao?

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: An Nguyệt

Huyệt Thần đình là huyệt đạo có vai trò quan trọng đối với thần kinh. Trong y học cổ truyền, huyệt này được sử dụng để điều trị đau đầu, mất ngủ… Vậy, huyệt đạo này nằm ở đâu và công dụng cụ thể như thế nào?

Huyệt Thần đình là gì?

Huyệt Thần đình là huyệt đạo số 24 trong 108 đại huyệt trên cơ thể con người. Huyệt vị này còn được biết đến với một số tên gọi khác như Phát tế hay Trung y cương mục.

Huyệt Thần đình là một trong số 108 đại huyệt trên cơ thể
Huyệt Thần đình là một trong số 108 đại huyệt trên cơ thể

Cái tên Thần đình là sự kết hợp của 2 từ, “thần” và “đình”. Trong đó, “thần” mang ý nghĩa tinh thần, còn “đình” có nghĩa là cái sân trước nhà. Vì vậy, huyệt đạo này được xem như nơi chứa phần tinh thần, có thác động đến tâm trí của con người.

Cách xác định vị trí huyệt Thần đình

Huyệt Thần đình thuộc đường giữa của cơ thể, ở vị trí phía sau chân tóc, cách khoảng 0.5 thốn hoặc 4.5 khoát phía trước của huyệt Bá Hội. Theo đó, để xác định vị trí thần đình cần xác định vị trí chân tóc phía trước và di chuyển ngón tay 0.5 khoát lên trên. Điểm tham chiếu của huyệt Thần đình từ khoảng cách giữa đường chân tóc trước và huyệt Bá Hội ở giao điểm của đường giữa và đường nối đỉnh tai khoảng 5 khoát.

Vị trí chích xác của huyệt Thần đình
Vị trí chích xác của huyệt Thần đình

Với người hói hoặc không có tóc, cách xác định huyệt là lấy ở huyệt ấn đường thẳng lên khoảng 3,5 thốn. Do vị trí này mà huyệt được xem như cửa của nguyên thần hoặc dinh đường phía trước não phủ.

Những công dụng của huyệt Thần đình

Do nối liền với hệ thần kinh, nội tạng nên khi bấm huyệt chính xác vào thần đình sẽ mang lại hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến não bộ. Dưới đây là những tác dụng điều trị nổi bật nhất:

  • Trị đau đầu: Đau đầu là tình trạng phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Với người bị đau đầu mãn tính, bấm huyệt thần đình được xem là biện pháp điều trị lâu dài, giúp giảm nhanh các cơn đau nhức.
  • Trị nghẹt mũi: Nghẹt mũi thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn mỗi khi chuyển mùa. Khi bị nghẹt mũi, áp dụng giải pháp bấm huyệt Thần đình có tác dụng lưu thông huyệt đạo, dẫn khí lưu thông đến kinh mạch bị tắc nghẽn, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi, đồng thời tăng cường chức năng của hệ tuần hoàn.
 Bấm huyệt thần đình đúng cách giúp trị nghẹt mũi hiệu quả
Bấm huyệt đúng cách giúp trị nghẹt mũi hiệu quả
  • Chảy máu cam: Bấm huyệt đạo thần đình đúng cách giúp kích thích quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm triệu chứng chảy máu cam và nâng cao sức khỏe.
  • Trị bệnh về mắt: Các vấn đề về mắt như mắt có màng, đau mắt đỏ, chảy nước mắt… khiến người bệnh khó chịu và có thể gây nhiều hệ lụy. Bấm huyệt Thần đình được cho là chữa nhanh chóng bệnh đau mắt đỏ, chảy nước mắt… Ngoài ra, châm cứu vào huyệt đạo này còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng đau, phục hồi sinh khí trong mắt.
  • Cải thiện chứng hồi hộp, tim đập nhanh: Tình trạng tim đập nhanh kéo dài có thể kéo theo nhiều hệ lụy như suy tim, đột quỵ… Với trường hợp này, hãy dùng hai ngón tay ấn liên tục vào vị trí thần đình để nhịp tim ổn định và dễ thở hơn.
  • Xoa dịu tinh thần: Huyệt đạo này được cho là có khả năng trấn an và kích thích tinh thần. Theo y học cổ truyền, bấm huyệt hoặc châm cứu vào huyệt giúp điều trị chứng lo âu, trầm cảm, giảm triệu chứng của bệnh động kinh, giúp tinh thần ổn định. Ngoài ra, bấm huyệt cũng được ứng dụng trong điều trị rối loạn tâm thần học ở bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực.

Cách bấm huyệt, massage đầu hiệu quả

Theo các bác sĩ, cách bấm huyệt không quá khó nhưng vẫn cần phải thực hiện đúng theo tác để tránh những hệ quả đáng tiếc xảy ra khi thực hiện sai cách. Các bước bấm huyệt Thần Đình bao gồm:

  • Lựa chọn tư thế thoải mái, thư giãn trước khi tiến hành bấm huyệt.
  • Tiếp theo phải xác định đúng vị trí của huyệt đạo.
  • Dùng hai ngón tay đặt lên vị trí của huyệt đạo.
  • Day ấn huyệt với một lực vừa phải trong khoảng 2 phút.
  • Nên thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối để cải thiện sức khỏe.
Nên thực hiện bấm huyệt đúng cách và đều đặn
Nên thực hiện bấm huyệt đúng cách và đều đặn

Để đạt được hiệu quả trong điều trị bệnh, thầy thuốc Đông y thường phối họp nhiều huyệt đạo với nhau. Thông thường, huyệt Thần đình có thể kết hợp với các huyệt sau:

  • Huyệt Phế du: Giúp giảm chứng sợ hãi, lo lắng
  • Huyệt Hậu đỉnh hoặc huyệt Bản thần: Có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm bớt lo lắng do thường xuyên suy nghĩ.
  • Huyệt Quan nguyên: Có tác dụng tăng cường nguyên khí, bồi bổ thận âm, dưỡng thận và trấn tĩnh thần kinh.
  • Huyệt Thần quế: Có công dụng trị nhức đầu, động kinh, chóng mặt, xua phong.
  • Huyệt Nội quan, huyệt Thần môn, huyệt Tam âm giao: Mang đến công dụng cải thiện chứng mất ngủ.
  • Huyệt Lạc khước: Giúp xoa dịu cơn nhức đầu.
  • Huyệt Hợp cốc, huyệt Thái xung, huyệt Phong trì: Có tác dụng phòng chống co giật ở trẻ sơ sinh

Có thể thấy, huyệt Thần đình là một trong những huyệt đạo ở vùng đầu. Nếu tác động đúng cách vào huyệt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho não bộ, đồng thời khắc phục một số triệu chứng như đau đầu, nghẹt mũi, các bệnh về mắt…

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh