Huyệt Thiên Tông: Vị trí, cách xác định và tác dụng đau trị vai gáy

Ngày đăng: 25/05/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Huyệt Thiên Tông là huyệt mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau nhức vùng vai gáy và cánh tay rất hiệu quả. Vậy, huyệt này nằm ở đâu và tác động như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Tên gọi, đặc tính huyệt Thiên Tông

Tên gọi: Thiên Tông.

Giải nghĩa: Thiên nghĩa là trời, chỉ phần ở trên cao. Tông là gốc. Huyệt vị nằm tại vùng giáp ranh của gốc bả vai vì vậy được gọi là Thiên Tông (theo Trung Y Cương Mục).

Xuất xứ: Thuộc Giáp Ất Kinh.

Đặc tính: 

  • Huyệt thứ 11 trong kinh Tiểu Trường.
  • Huyệt vị là nơi hội tụ khí huyết của Tiểu tràng kinh thân trên, do đó có tác dụng hiệu quả trong giải tà ở Thái Dương kinh và tuyên thông khí trệ ở sườn ngực.

Vị trí huyệt Thiên Tông

Vị trí: Huyệt nằm dưới hố giữa xương gai bả vai hoặc kéo đường ngang qua mỏm gai đốt sống lưng 4 tại chỗ kéo đường dày nhất của gai sống vai.

Hình ảnh huyệt Thiên Tông
Hình ảnh huyệt Thiên Tông

Cách xác định huyệt: Có 2 cách xác định đơn giản nhưng cực kỳ chuẩn xác như sau:

  • Cách 1: Xác định vị trí xương hình tam giác tại bả vai, sau đó thực hiện lần từ trên xuống thì điểm lõm nhất chính là huyệt Thiên Tông.
  • Cách 2: Xác định điểm giao nhau giữa đường kéo ngang qua mỏm gai đốt sống lưng và đường kéo dày nhất của vùng gai sống vai.

Giải phẫu:

  • Ở phía dưới huyệt là cơ dưới vai, xương bả vai.
  • Thần kinh vận động cơ là nhánh dây trên vai.
  • Da vùng huyệt được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.

Tác dụng và cách phối huyệt trị bệnh

Tác dụng: Trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp, tê mỏi vùng vai, đau vai gáy, tê bì cánh tay.

Cách phối huyệt trị bệnh được lưu lại trong sách y học cổ truyền như sau:

  • Phối với Ngũ Lý (Đại trường.13) trị tay đau (Tư Sinh Kinh).
  • Phối với huyệt Kiên Liêu (Tam tiêu.14), huyệt Nhu Du (Tr.10), huyệt Nhu Hội (Tam tiêu.13) trị vai sưng, tê đau thần kinh vai (Trung Quốc Châm Cứu Học).
  • Phối với huyệt Bỉnh Phong (Tiểu trường.12), huyệt Cao Hoang Du (Bàng quang.43), huyệt Kiên Ngoại Du (Tiểu trường.14) trị vùng vai sưng đau (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).
  • Phối với huyệt Dương Lăng Tuyền (Đ.34), huyệt Kiên Liêu (Tam tiêu.14), huyệt Kiên Ngung (Đại trường.15) và huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) trị viêm ở quanh khớp vai (Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Phối với huyệt Chiên Trung (Nh.17), huyệt Nhũ Căn (Vị 18) và huyệt Thiếu Trạch (Tiểu trường.1) trị tuyến vú viêm, thiếu sưa (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Hướng dẫn cách tác động lên huyệt để trị bệnh

Cũng giống như các huyệt vị khác, trong y học có 2 cách tác động huyệt Thiên Tông để trị bệnh như sau:

Cách bấm huyệt:

  • Người thực hiện bấm huyệt tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt vị.
  • Sau đó dùng ngón tay cái day, bấm huyệt với một lực vừa phải trong khoảng 1 – 2 phút.

Cách châm cứu huyệt Thiên Tông: 

  • Chuẩn bị kim châm chuyên dụng sau đó xác định chính xác vị trí huyệt Thiên Tông.
  • Tiến hành châm thẳng hoặc xiên ra 4 phía, sâu khoảng 0,5 – 1 thốn, cứu khoảng 3 –  5 tráng, ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.

Một số ứng dụng huyệt trong y học

Huyệt thường được ứng dụng trong chữa các bệnh liên quan đến hệ cơ xương khớp quanh vùng bả vai, cổ, gáy. Hướng dẫn các cách tác động lên huyệt Thiên Tông để trị bệnh vùng vai gáy và cánh tay như sau:

Xoa bóp các huyệt trị đau quanh khớp vai

Đau quanh khớp vai giai đoạn đầu chỉ đau âm ỉ, ê ẩm, mỏi hoặc đau vừa phải xung quanh khớp. Các triệu chứng ảnh hưởng ít thậm chí không ảnh hưởng tới hoạt động của khớp.

Bấm huyệt Thiền Tông giúp giảm triệu chứng đau nhức quanh khớp vai hiệu quả
Bấm huyệt Thiền Tông giúp giảm triệu chứng đau nhức quanh khớp vai hiệu quả

Giai đoạn nặng hơn đau tăng ở 1 bên vai hoặc cả 2 bên, rõ rệt nhất vào ban đêm, có khi đau lan xuống cánh tay hoặc lên cổ. Nếu điều trị kịp thời, đúng cách các triệu chứng bệnh sẽ giảm và khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, điều trị sai cách khiến động sẽ bị hạn chế như: tay không giơ lên được, không giơ ngang ra được, không đưa ra phía sau như thường được.

Để ngăn ngừa tình trạng đau gia tăng ảnh hưởng đến khả năng vận động khớp bả vai, người bệnh có thể thực hiện bấm lần lượt các huyệt vị dưới đây:

  • Thiên Tông: Nằm tại vị trí chính giữa xương bả vai, ngang với mỏm gai sau đốt sống lưng 4.
  • Kiên Tỉnh: Vị trí cánh tay giơ ngang huyệt, tại chỗ lõm trên vai.

Nếu người bệnh đau từng cơn kéo dài không dám vận động, ngoài 2 huyệt Thiên Tông và Kiên Tỉnh nên tác động thêm các huyệt ở vùng xa như:

  • Hợp Cốc: Nằm ở vị trí khép ngón cái vào ngón trỏ huyệt ở đỉnh mô cơ vùng hộ khẩu
  • Khúc Trì: Khi gấp cẳng tay vào cánh tay, bàn tay để trên ngực cho nổi rõ nếp gấp khuỷu, huyệt nằm ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu phía cẳng tay.

Người bệnh cần thực hiện day ấn với lực vừa đủ trong khoảng 1 phút tại vị trí mỗi huyệt. Có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày hoặc ấn huyệt ngay khi xuất hiện cơn đau giúp giảm nhanh triệu chứng.

Châm cứu Thiên Tông huyệt trị đau vai gáy do khí huyết ứ trệ

Bệnh nhân đau vai gáy do khí huyết ứ trệ có thể áp dụng cách châm cứu các huyệt đạo sau:

Châm cứu là cách trị bệnh đau nhức vai gáy do khí huyết ứ trệ hiệu quả
Châm cứu là cách trị bệnh đau nhức vai gáy do khí huyết ứ trệ hiệu quả
  • Huyệt Phong Trì: Nằm gần chân tóc, phía sau tai, thuộc vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang và cơ ức đòn chũm.
  • Huyệt Thiên Trụ: Nằm ở vị trí sau gáy, dưới khu vực u lồi chẩm mé ngoài, cách ngang huyệt á môn 1,3 thốn.
  • Huyệt Kiên Tỉnh: Nằm ở điểm cao nhất của phần đầu xương đòn trên vai trái, cách cổ khoảng 3 thốn.
  • Huyệt Thiên Tông: Khi châm có thể châm thẳng hoặc xiên qua 4 phía, sâu 0,1 – 0,5 thốn, thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.
  • Huyệt Dương Trì: Vị trí ở phần hằn cổ tay, nằm ngay tại lõm khớp cổ tay.
  • Huyệt Dương Lăng Tuyền: Nằm ở phần đầu gối, tại vị trí lõm ở phía trước và bên dưới của đầu xương mác.

Đối với cách tác động huyệt trị bệnh này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ/ thầy thuốc có chuyên môn thực hiện. Đồng thời cần kiên trì áp dụng hàng ngày mới mang lại hiệu quả giảm đau nhức nhanh chóng.

Bấm huyệt Thiên Tông điều trị đau mỏi cánh tay

Tê nhức đau mỏi cánh tay đặc biệt là khi giơ cao hoặc cầm nắm vật nặng là tình trạng rất nguy hiểm. Triệu chứng ban đầu chỉ gây khó chịu, sau đó giảm hoạt động vùng cánh tay, nếu để lâu ngày có nguy cơ gây tê liệt.

Cánh tay đau mỏi giảm nhanh chóng nếu bấm huyệt hàng ngày
Cánh tay đau mỏi giảm nhanh chóng nếu bấm huyệt hàng ngày

Để giảm triệu chứng nhức mỏi, giúp cánh tay hoạt động như bình thường và ngăn ngừa biến chứng, người bệnh nên thực hiện bấm huyệt Thiên Tông như sau:

  • Để người bệnh nằm sấp, hai tay dang ngang, sau đó người trị liệu quỳ bên đùi, chồm về phía trước và hai bàn tay ôm hai bên sườn người bệnh.
  • Sau đó dùng đầu hai ngón tay cái cùng lúc ấn lên hai huyệt Thiên Tông.
  • Bên cạnh đó cần kết hợp ấn lên các huyệt Khúc Viên và Phách Hộ trên xương vai, giúp làm tăng hiệu quả giảm tê nhức, đau mỏi.

Lưu ý khi tác động lên huyệt Thiên Tông để trị bệnh

Một số lưu ý khi tác động lên huyệt trị bệnh như sau:

  • Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể có thời gian phục hồi thể trạng.
  • Khi điều trị bệnh xương khớp vùng vai gáy cần tránh mang vác vật nặng, duy trì một tư thế trong thời gian dài khiến các khớp chịu áp lực lớn làm thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra  nhanh hơn.
  • Người bệnh cần kiên trì bấm huyệt hoặc châm cứu trong thời gian dài để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Thiên Tông có tác động rất lớn đến cơ xương khớp vùng bả vai và cánh tay. Vì vậy khi đau nhức ở khu vực này bạn có thể tìm hiểu và áp dụng cách tác động huyệt để trị bệnh.

Tìm hiểu thêm

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Đặt lịch khám chữa bệnh