Không Thể Ngủ

Ngày đăng: 24/07/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng
Đánh giá bài viết

Buồn ngủ nhưng không ngủ được khiến chất lượng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày suy giảm và gây ra những mối lo quan ngại cho sức khỏe của người bệnh. Vậy không ngủ được là bệnh gì và phải làm sao để chấm dứt tình trạng này? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết dưới đây.

Không ngủ được là bệnh gì?

Không ngủ được là một dạng bệnh lý xảy ra rất phổ biến, bệnh nhân thường khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, có thể tỉnh dậy nhiều lần trong đêm. Theo đó, sức khỏe của bệnh nhân cũng bị sa sút rõ rệt, tinh thần mệt mỏi căng thẳng.

Hiện nay, tình trạng này không chỉ xảy ra ở người già, giới trẻ đang ngày càng gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt nhóm đối tượng trong khoảng 18 – 30 tuổi. Y học hiện đang phân chia bệnh thành thể cấp tính và mãn tính:

  • Thể cấp tính: Bệnh nhân thường mất ngủ trong thời gian ngắn, chỉ khoảng một vài đêm và không có tính lặp lại kéo dài hàng tháng.
  • Thể mãn tính: Không ngủ được diễn ra liên tục, kéo dài theo tháng và có thể tái phát nhiều lần trong năm. Người bệnh thường không ngủ được quá 4 tiếng, các giấc ngủ chập chờn, gián đoạn và phải mất rất nhiều thời gian để vào lại giấc.
Không ngủ được là tình trạng như thế nào?
Không ngủ được là tình trạng như thế nào?

Bệnh nhân không ngủ được do đâu?

Không ngủ được có thể xảy ra bởi nhiều yếu tố tác động từ cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Việc phát hiện sớm các nguy cơ hình thành bệnh sẽ giúp chúng ta có thể điều trị nhanh chóng cũng như phòng ngừa tái phát bệnh tốt hơn. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp nhất phải kể tới gồm:

  • Thói quen trước lúc ngủ: Thực tế tình trạng sử dụng các thiết bị máy tính, điện thoại, ăn quá no là thói quen trước khi ngủ của rất nhiều bạn trẻ. Điều này chính là nguyên do khiến chúng ta thường không ngủ được, trằn trọc khó vào giấc.
  • Sử dụng các chất kích thích: Việc uống các loại cà phê, rượu hoặc bia đều sẽ tạo ra kích thích ở hệ thần kinh trung ương, gia tăng cảm giác hưng phấn. Từ đó giấc ngủ sẽ bị cản trở, ban ngày mệt mỏi nhưng đêm về thường rất tỉnh táo.
  • Stress căng thẳng: Những người có trạng thái tâm lý lo lắng, căng thẳng, stress áp lực liên tục đều sẽ gặp phải tình trạng không ngủ được, giấc ngủ mộng mị.
  • Thay đổi múi giờ: Khi di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác và có sự chênh lệch về múi giờ, bạn có thể bị khó ngủ, nhưng tình trạng này sẽ nhanh chóng chấm dứt.
  • Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc khi dùng trong thời gian dài có thể khiến bệnh nhân không ngủ được. Nổi bật nhất là nhóm thuốc Corticoid và thuốc trị trầm cảm, huyết áp.
  • Tinh thần không ổn định: Bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn đều sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ, khó ngủ ngon hoặc không thể ngủ được.
  • Bệnh lý: Khó tiêu, đầy bụng, bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, viêm khớp, tiểu đường đều làm người bị không ngủ được dù mắt đã rất mỏi.

Mất ngủ kéo dài có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Các chuyên gia cho biết, không ngủ được kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của người bệnh. Người bệnh giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, dễ mệt mỏi, ốm yếu, sức đề kháng và miễn dịch đều suy giảm đáng kể. Ngoài ra, còn có một số biến chứng đáng lo ngại sau:

  • Tăng nguy cơ béo phì: Khi không ngủ được, cơ thể thường xảy ra tình trạng thèm ăn, đói bụng. Lúc này các thực phẩm bạn nạp vào sẽ có khả năng hấp thu các chất rất cao.
  • Nhanh lão hóa: Đây là biến chứng rất nhiều người gặp phải khi giấc ngủ không được đảm bảo. Khả năng sản sinh collagen sẽ bị suy giảm,da sạm màu, khô ráp, xuất hiện nhiều nếp nhăn cùng các vết nám, tàn nhang.
  • Mắc bệnh tim mạch: Chức năng hoạt động của não bộ, hệ thần kinh trung ương và tim mạch đều bị ảnh hưởng khi chúng ta thường xuyên không ngủ được. Nhịp đập của tim sẽ nhanh hơn bình thường, dễ tăng huyết áp và kéo theo nhiều chứng bệnh tim mạch đáng lo ngại, nguy hiểm nhất là tử vong.
  • Dễ teo não, đột quỵ: Những người có giấc ngủ không tốt, thường mất ngủ đều sẽ dễ bị đột quỵ và teo não hơn bình thường. Cụ thể là nhóm đối tượng ngủ không được 5h mỗi ngày.
  • Giảm khả năng sinh lý: Không ngủ được khi kéo dài và không có biện pháp chữa trị sẽ gây suy giảm nội tiết tố, đặc biệt đối tượng nam giới có thể bị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn, quan hệ nhanh mất sức.
  • Mắc bệnh ung thư: Ung thư đại tràng, ung thư vú và nhiều loại bệnh lý khác có thể xảy ra ở những người mất ngủ liên tục.
Không ngủ được nguy hiểm như thế nào?
Không ngủ được nguy hiểm như thế nào?

Không ngủ được phải làm sao?

Để cải thiện tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo một số cách sau:

Điều trị bằng thuốc Tây

Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định ở một số trường hợp nhất định. Một số loại thuốc tân dược có tác dụng điều trị mất ngủ phổ biến là nhóm Benzodiazepin. Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần thăm khám ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định loại thuốc, liều dùng phù hợp.

Chữa mất ngủ với thuốc tây
Chữa mất ngủ với thuốc tây

Bên cạnh nhóm thuốc Benzodiazepin, những loại thuốc như Ramelteon, Melatonin, thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc dưỡng tâm an thần,…. cũng có khả năng điều trị tình trạng không ngủ được, khó ngủ khi về đêm.

Cách chữa mất ngủ đơn giản bằng thuốc Tây cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng đề phòng các tác dụng phụ không mong muốn và các biểu hiện kháng thuốc.

Phương pháp Đông y chữa bệnh không ngủ được

Đông y sử dụng các thảo dược thiên nhiên để bào chế các bài thuốc điều trị nhiều loại bệnh lý. Bài thuốc Đông y hạn chế được các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn từ thuốc Tây.

Một số bài thuốc điều trị mất ngủ vào ban đêm phổ biến:

  • Nhất Nam Định Tâm Khang: Với hơn 30 loại thảo dược quý, bài thuốc có tác dụng điều hoàn khí huyết, lưu thông mạch máu, tăng cường chức năng tim mạch và cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.
  • Định Tâm An Thần Khang: Thuốc có khả năng thư giãn tinh thần, xoa dịu căng thẳng, mang đến chất lượng giấc ngủ ngon các thành phần thiên nhiên như củ bình vôi, viễn chí, hạt sen, lạc tiên, dạ giao đẳng,….

Vật lý trị liệu giúp an giấc

Không ngủ được phải làm sao khi mỗi đêm đều trằn trọc, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và học tập?

Đối với các trường hợp không uống được thuốc do vị thuốc khó uống hoặc mẫn cảm với thành phần có trong thuốc, vật lý trị liệu là cách điều trị mất ngủ hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Thầy thuốc thường chỉ định các hình thức trị liệu như thủy châm, bấm huyệt, cấy chỉ, xoa bóp,… Cách này có khả năng tác động trực tiếp vào huyệt vị của cơ thể, giúp đả thông kinh mạch, an thần, kích thích cơ thể sản sinh ra các hoocmon giảm đau, chữa lành các vết thương tổn ở hệ thần kinh. Từ đó giúp giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ và bệnh nhân sớm lấy lại giấc ngủ tự nhiên và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Một số liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh không ngủ được hiệu quả

Bên cạnh biện pháp dùng thuốc, bạn đọc xem thêm các biện chữa mất ngủ an toàn:

Điều chỉnh nhịp sinh hoạt khoa học
Điều chỉnh nhịp sinh hoạt khoa học
  • Điều chỉnh giờ ngủ khoa học: Người bệnh nên cố định giờ ngủ và dậy để tạo thói quen cho não bộ và cơ thể.Thời gian ngủ lý tưởng trước 11 giờ tối và thức lúc 6 giờ sáng.
  • Vệ sinh không gian ngủ: Đảm bảo không gian ngủ sạch sẽ, thông thoáng, nhiệt độ mức phù hợp, không nên để cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh sẽ gây khó ngủ. Bạn nên giảm ánh sáng trắng bằng đèn vàng, đèn mờ trước khi ngủ 2 tiếng để mắt thích nghi dần với không gian tối, tạo cảm giác dễ ngủ hơn. Đặc biệt là cách âm tốt để tránh tiếng ồn.
  • Hạn chế dùng thực phẩm kích thích trước khi ngủ: Cụ thể, trước khi ngủ 3 đến 4 tiếng, bệnh nhân hạn chế dùng cà phê, trà, nước tăng lực, bia rượu,… để tránh rối loạn giấc ngủ.
  • Kiểm soát căng thẳng: Thư giãn đầu óc, suy nghĩ lạc quan tích cực để tránh thần kinh và tâm trạng bị kích động quá mức giúp tăng chất lượng giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Vận động nhẹ: Thường xuyên tập vận động cơ thể với các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,…. để xoa dịu căng thẳng, stress,
  • Âm nhạc trị liệu: Khi không ngủ được, bạn có thể nghe các bản nhạc nhẹ không lời, nhạc piano,… giúp đầu óc thoải mái, dễ chìm vào giấc ngủ.
  • Dùng thảo dược trị liệu: Một số loại thảo dược như hoa cúc, tâm sen, đinh lăng, lạc tiên,… có khả năng điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Chúng thường được dùng làm nguyên liệu trong các món ăn, các loại thức uống như trà để dùng hằng ngày.

Địa chỉ chữa mất ngủ, không ngủ được tin cậy

Người bệnh không tự ý áp dụng các liệu pháp điều trị vì nếu chữa sai cách sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm cho cơ thể. Để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở điều trị uy tín và chuyên môn cao để được thăm khám và áp dụng biện pháp chữa phù hợp với cơ địa, tình trạng bệnh của mình.

Thăm khám đơn vị chữa mất ngủ uy tín, tin cậy
Thăm khám đơn vị chữa mất ngủ uy tín, tin cậy

Bạn đọc tham khảo một số cơ sở chữa rối loạn giấc ngủ hiệu quả sau:

  • Trung tâm Đông phương y pháp: Phương châm điều trị đặt sự an toàn người bệnh lên hàng đầu, trung tâm là số ít đơn vị nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả với liệu trình Đông phương Thần hiệu Định tâm chữa mất ngủ, khó ngủ không dùng thuốc.
  • Trung tâm Thuốc dân tộc: Trung tâm hội tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Các liệu pháp Đông y được trung tâm đã và đang ứng dụng một cách tối ưu nhằm giải quyết tận gốc căn nguyên căn bệnh và nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
  • Nhất Nam y viện: Đơn vị được thành lập với sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ hàng đầu tại Nhất Nam y ứng dụng phương pháp điều trị khoa học tân tiến cùng các bài thuốc quý có nguồn gốc từ Triều Nguyễn để mang đến sức khỏe cho người bệnh.

Bài viết này đã cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, tác hại và cách chữa trị chứng không ngủ được. Để thuyên giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ hiệu quả và an toàn, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh