Phồng Đĩa Đệm L4-l5 Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Ra Sao?

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Phồng đĩa đệm l4-l5 ngày càng đe dọa cuộc sống của nhiều người. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Nếu không nhận biết sớm để điều trị, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin về bệnh lồi đĩa đệm l4-l5 chi tiết nhất. 

Lồi đĩa đệm l4-l5 là gì?

Cột sống chúng ta gồm các đốt sống chồng lên nhau, trong đó 5 đốt sống thắt lưng được đánh số từ L1 đến L5. Chứng phồng đĩa đệm là một dạng tổn thương hay được xem là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm phồng và lồi ra sau, vòng sợi bị suy yếu, nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ nên chưa chèn ép thần kinh.

Tìm hiểu bệnh lý phồng đĩa đệm l4-l5
Tìm hiểu bệnh lý phồng đĩa đệm l4-l5

Trong sinh hoạt thường ngày, thắt lưng phải chịu nhiều áp lực nên có nguy cơ gặp nhiều tổn thương. Tình trạng lồi đĩa đệm l4-l5 xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi. Đây là 2 đốt sống thấp nhất của thắt lưng nên khi có tác động lên cột sống, chúng sẽ bị đè nén nhiều nhất. 

Phồng đĩa đệm l4-l5 có nguy hiểm không?

Dù phình đĩa đệm l4 l5 chỉ là dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm, nhưng bệnh lý này vẫn ảnh hưởng đến bệnh nhân nếu để kéo dài quá lâu. Một số biến chứng có thể mắc phải như sau:

  • Đau rễ thần kinh: Khi bạn bị phồng đĩa đệm l4-l5 chúng sẽ thường trượt lên nhau và tác động đến rễ thần kinh. Vì thế những cơn đau nhức xuất hiện và có xu hướng tăng dần. 
  • Rối loạn cảm giác: Khi dây thần kinh bị tổn thương, phần da tại đó sẽ bị rối loạn cảm giác, thậm chí mất cảm giác.
  • Rối loạn cơ vòng: Nhân nhầy bị chèn ép gây áp lực lên cơ quan bài tiết dẫn đến rối loạn cương dương, bí tiểu,…
  • Thoát vị đĩa đệm: Nếu để tình trạng phồng đĩa đệm l4-l5 kéo dài, cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn. Hơn thế nữa, biến chứng đáng lo ngại nhất chính bại liệt nếu không được điều trị kịp thời.

Vì sao bạn bị phồng đĩa đệm l4-l5?

Phồng đĩa đệm L4 L5 đang có xu hướng trẻ hoá. Vì thế, nhiều người thắc mắc nguyên nhân do đâu mà bệnh lý xuất hiện.

Tuổi tác

Khi sang giai đoạn trung niên, xương khớp và đĩa đệm bắt đầu các dấu hiệu lão hoá. Phần chất nhầy không còn được sản xuất nhiều khiến đĩa đệm và vòng xơ suy yếu, khả năng đàn hồi giảm rõ rệt.

Chấn thương

Khi bạn gặp tai nạn như té ngã, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động, phần cột sống bị va đập mạnh có thể dẫn đến các chấn thương. Khi đó, bao xơ bị rách và nhân nhầy tràn ra ngoài.

Chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày dẫn đến phồng đĩa đệm l4-l5
Chấn thương trong sinh hoạt hằng ngày dẫn đến phồng đĩa đệm l4-l5

Tính chất công việc gây lồi đĩa đệm l4/5

Khi bạn phải làm việc nặng nhọc hoặc sinh hoạt không đúng tư thế, cột sống lâu dần sẽ bị vẹo, gây phồng đĩa đệm. Các dây thần kinh và đĩa đệm phải chịu quá nhiều áp lực thì việc sinh hoạt sẽ bị tổn thương.

Yếu tố di truyền 

Phồng đĩa đệm l4/5 có thể đến từ nguyên nhân di truyền. Nếu gia đình có người mắc bệnh, bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ cao. Ngoài ra, nếu chính bản thân mắc các bệnh lý bẩm sinh, sẽ tiến triển thành lồi đĩa đệm l4 l5: Cong vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, gai cột sống, gù lưng,…

Bệnh phồng đĩa đệm l4-l5 có thể từ nguyên nhân di truyền
Bệnh phồng đĩa đệm l4-l5 có thể từ nguyên nhân di truyền

Một số nguyên nhân khác

Thừa cân, dùng nhiều chất kích thích,…cũng là nguyên nhân gây phồng đĩa đệm L4-L5 tại thắt lưng. Sự chèn ép đĩa đệm lớn, xương khớp hấp thụ chất dinh dưỡng kém, dung nạp các chất có hại như rượu bia, thuốc lá làm thúc đẩy tiến trình lão hoá đĩa đệm.

Những dấu hiệu của phồng đĩa đệm L4-L5

Để có thể điều trị phồng đĩa đệm l4-l5 nhanh chóng và hiệu quả, người bệnh cần nhận biết sớm các dấu hiệu. Dù ở vài bệnh nhân sẽ không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có thể chẩn đoán phình đĩa đệm l4/5 từ những điều sau:

Đau thắt lưng: Người bệnh sẽ có thấy đau âm ỉ. Theo thời gian, tần suất cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Đau chân: Cơn đau thắt lưng lan xuống vùng đùi, bắp chân, thậm chí là bàn chân.

Dấu hiệu nhận biết sớm phồng đĩa đệm l4-l5
Dấu hiệu nhận biết sớm phồng đĩa đệm l4-l5

Tê mỏi: Cảm giác kiến bò ở phần thân dưới từ hông đến ngón chân.

Yếu cơ: Khi mắc phồng đĩa đệm l4-l5 các cơ sẽ suy yếu dần.

Trong giai đoạn đầu của bệnh lý, các triệu không quá rõ nên dễ khiến người bệnh chủ quan hoặc không biết mình mắc bệnh.

Cách điều trị lồi đĩa đệm l4 l5 hiệu quả

Để điều trị tình trạng phình đĩa đệm l4/5 có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể lựa chọn một trong số những phương pháp sau:

Sử dụng thuốc Tây y trị lồi đĩa đệm l4/5

Trong Tây y, bác sĩ thường khuyên dùng là các loại thuốc giảm đau, chống viêm,… như: Acetaminophen, diclofenac, indomethacin,…Cơn đau của chứng phồng đĩa đệm l4-l5 sẽ bị đẩy lùi. Tuy nhiên, phương pháp dùng thuốc đôi khi sẽ mang lại tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tránh lạm dụng và không nên tự ý thay đổi liều lượng. 

Thuốc Tây được lựa chọn nhiều khi điều trị lồi đĩa đệm l4 l5
Thuốc Tây được lựa chọn nhiều khi điều trị lồi đĩa đệm l4 l5

Bài thuốc Đông y

Nhiều người e ngại việc sử dụng thuốc Tây sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi dùng lâu dài. Vì vậy, phương pháp thuốc Đông y an toàn, lành tính trở thành một lựa chọn đáng cân nhắc.

Cách điều trị theo Y học cổ truyền chính là giải phóng tà khí và hàn khí ra khỏi cơ thể. Các loại thảo dược có công dụng nâng cao sức khỏe, hỗ trợ lưu thông khí huyết và cung cấp các chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp, cột sống,…

Một số vị thuốc được dùng trong chữa bệnh phồng đĩa đệm l4-l5 cần được kể tên như: Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Xuyên khung, Cam thảo, Thục địa,… Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà các bác sĩ Đông Y sẽ gia giảm các loại thảo dược sao cho phù hợp. Nhưng cách điều trị này cần người bệnh phải kiên trì và kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh để có hiệu quả tốt nhất.

Kiên trì sử dụng thuốc Đông y để cải thiện phình đĩa đệm l4 l5
Kiên trì sử dụng thuốc Đông y để cải thiện phình đĩa đệm l4 l5

Áp dụng các mẹo dân gian tại nhà trị phồng đĩa đệm l4-l5

Bài thuốc dân gian từ thiên nhiên có thể tự thực hiện đơn giản và nhanh chóng tại nhà. Khi phát hiện các dấu hiệu của phồng đĩa đệm l4 l5 người bệnh có sử dụng các mẹo sau:

Bài thuốc 1: Rửa và phơi khô 15g mỗi loại thảo dược sau: chìa vôi, tầm gửi, cỏ ngươi, lá lốt, cỏ xước, dền gai. Sắc cùng 500ml nước đến khi sôi còn một nửa. Chia nước thuốc thành 3 phần và dùng trong ngày. Kiên trì khoảng 1 tháng để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 2: Trước tiên cần rửa sạch 20g đỗ trọng, 20g lá lốt, 30g cỏ xước, 30g ý dĩ, 15g mỗi loại sau: tô mộc, cẩu tích ngải cứu, củ ráy và thiên niên kiện. Sắc nguyên liệu đến khi nước cạn còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Uống 2 lần/ngày để hỗ trợ chữa bệnh phình đĩa đệm l4/5. 

Điều trị lồi đĩa đệm l4-l5 bằng vật lý trị liệu

Phương pháp này được xem là giải pháp khá an toàn, vì thế ngày càng được nhiều người lựa chọn. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập trị liệu theo bác sĩ chỉ định nhằm giảm áp lực lên dây thần kinh, kéo giãn cột sống, giảm tình trạng đau nhức,…

Một số bài tập:

  • Bạn đứng rộng hai chân bằng vai, tay giữ chống eo và đưa khuỷu tay ra sau lưng. Giữ nguyên đến khi mỏi thì trở về tư thế đứng bình thường. Lặp lại nhiều lần để đĩa đệm L4 L5 vào đúng vị trí.
  • Ngồi trong tư thế chân trái co, chân phải duỗi thẳng. Đặt tay trái ra sau lưng, chống khuỷu tay phải lên phần đầu gối trái. Xoay người sang trái và giữ trong 10 giây rồi quay về. Thực hiện 5 lần rồi đổi bên. Nhờ bài tập này, thắt lưng sẽ mềm mại, linh hoạt hơn. 
  • Nằm sấp dưới đất, hai bàn tay ngang ngực, co khuỷu tay và ép vào người. Khi hít vào, bạn ngẩng đầu, dùng lực tay nâng phần thân trên để ưỡn ngực hết mức có thể. Giữ khoảng 8 – 10 giây rồi hạ xuống. Bài tập sẽ điều hòa cột sống lưng hiệu quả.
Yoga giúp cải thiện chứng phồng lồi đĩa đệm hiệu quả
Yoga giúp cải thiện chứng phồng lồi đĩa đệm hiệu quả

Lưu ý: Khi thực hiện nên kết hợp hít thở đều.

Bên cạnh các bài tập, thủ thuật châm cứu cũng đã được chứng minh mang đến hiệu quả điều trị phồng đĩa đệm l4-l5 khá tốt. Theo các nghiên cứu, châm cứu sẽ thúc đẩy quá trình giải phóng endorphin giúp giảm đau nhức. Khi thực hiện phương pháp này cần hiểu rõ các huyệt đạo. Vì vậy, bạn nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thực hiện.

Phẫu thuật chữa phình đĩa đệm l4/5

Nếu các biện pháp điều trị trên đều không hiệu quả, phẫu thuật sẽ là biện pháp cuối cùng. Khi phồng lồi đĩa đệm l4 l5 chuyển sang thoát vị nặng, bác sĩ có chuyên môn sẽ cân nhắc đến cách làm này.

Phẫu thuật giúp giảm nhanh đau nhức nhưng lại không an toàn do đĩa đệm gần dây thần kinh nên mức độ rủi ro cao.

Biện pháp phòng ngừa lồi đĩa đệm l4-l5

Phồng đĩa đệm l4 l5 mang đến nhiều phiền phức cho cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn cần biết phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh:

Kiểm soát cân nặng: Xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau củ quả, bổ sung thực phẩm chứa omega 3, canxi, vitamin D,… Không nên ăn quá nhiều thức ăn nhanh, dầu, mỡ và các chất kích thích.

Tập thể dục: Thường xuyên rèn luyện thân thể, tránh tập quá sức. 

Ăn uống đúng khoa học để hạn chế tình trạng lồi đĩa đệm l4/5
Ăn uống đúng khoa học để hạn chế tình trạng lồi đĩa đệm l4/5

Đúng tư thế: Trong quá trình làm việc hay học tập, không nên ngồi quá ở một tư thế quá lâu và phải ngồi giữ lưng thẳng. Ngoài ra, khi làm việc nặng nhọc như khuân vác, bạn nên thực hiện đúng tư thế để tránh tổn thương. Hạn chế việc ngủ trên bàn nhất có thể, không nên nằm đệm quá mềm hoặc võng. 

Dụng cụ hỗ trợ: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dụng cụ giúp giữ cột sống thẳng như nẹp lưng, đai lưng, gối đỡ phần thắt lưng,…

Phồng đĩa đệm l4-l5 dù chỉ là dạng nhẹ của thoát vị đĩa đệm nhưng nếu không có liệu trình điều trị phù hợp và kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu, bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra. Đừng lơ là khi cơ thể lên tiếng, hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

27/04

hôm nay

28/04

Ngày mai

29/04

Ngày kìa

+

Khác