Phục Hồi Chức Năng Sau Gãy Xương Cẳng Tay Như Thế Nào?

Ngày đăng: 21/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Xương cẳng tay đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Do nhiều yếu tố tác động mà bộ phận này có thể gặp chấn thương, đặc biệt là bị gãy, làm giảm khả năng cầm nắm, làm việc. Khi không có biện pháp cải thiện, trị liệu phù hợp, người bệnh có có khả năng gặp biến chứng về sau. Bởi vậy, bên cạnh phương pháp điều trị, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân tập phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu chi tiết nguyên tắc, cách thực hiện và lưu ý quan trọng, bạn đọc đừng bỏ lỡ.

Vì sao cần phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay?

Gãy xương cẳng tay là hiện tượng phổ biến do nhiều tác nhân gây ra, đặc biệt là chấn thương trong sinh hoạt, công việc, lao động hàng ngày. Những tổn thương này không chỉ làm giảm khả năng vận động của bàn tay, cánh tay mà còn tác động đến hệ thần kinh, dây chằng, mô cơ xung quanh. Nếu gãy xương cẳng tay không được can thiệp từ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng như: Đau nhức dữ dội, cứng khớp, khớp giả, hạn chế cử động quay sấp – ngửa cẳng tay, nguy cơ tàn phế, liệt ở bộ phận này.

Gãy xương cẳng tay làm giảm khả năng vận động của cánh tay
Gãy xương cẳng tay làm giảm khả năng vận động của cánh tay

Cũng bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng mà sau khi gặp chấn thương, ngoài những biện pháp xử lý ngay, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân trị liệu để sớm khôi phục chức năng của tay. Mục đích phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay đó là:

  • Phục hồi sự linh hoạt, dẻo dai của các khớp.
  • Giúp bàn tay, ngón tay lấy lại khả năng vận động như ban đầu.
  • Phòng ngừa, điều trị tình trạng cứng khớp, giảm cảm giác, tê bì, teo cơ tay, giảm khả năng vận động.
  • Tăng cường máu lưu thông để đẩy nhanh quá trình phục hồi xương bị tổn thương.
  • Giúp duy trì sức mạnh cho các cơ, thư giãn cơ.
  • Tăng tính liên kết cho xương với cơ, gân, dây chằng,…

Có thể thấy, phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay là việc làm vô cùng cần thiết sau quá trình điều trị, giúp ngăn ngừa biến chứng, rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên tắc phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay

Trước khi tiến hành phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay cần nắm rõ nguyên tắc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. Theo đó nguyên tắc phục hồi chức năng trong trường hợp này bao gồm:

  • Áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, ngay khi thể trạng của người bệnh đáp ứng được với các phương pháp trị liệu.
  • Kỹ thuật viên, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết phương pháp phục hồi chức năng cho người bệnh, theo sát bệnh nhân suốt quá trình trị liệu và hỗ trợ ngay khi cần thiết.
  • Bệnh nhân tuân thủ đúng theo chỉ định, khuyến cáo của bác sĩ, kiên trì đến khi hết chương trình phục hồi chức năng, không bỏ cuộc giữa chừng.
  • Tập trung đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương xương, mô mềm xung quanh, phục hồi chức năng khớp bị ảnh hưởng.
  • Áp dụng các bài tập phòng ngừa cứng khớp, teo khớp, chống dính khớp, ngăn ngừa hiện tượng sưng đau, ê buốt sau khi chấn thương.
  • Có thể thay đổi chương trình trị liệu nếu bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp được đưa ra.
Áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt
Áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt

Hướng dẫn chi tiết phục hồi chức năng cho người bệnh

Chương trình phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh cũng như phương pháp can thiệp ngoại khoa trước đó. Các bác sĩ sẽ dựa theo nguyên tắc trị liệu, đồng thời cần theo sát bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện. Tùy từng giai đoạn khác nhau, các bài tập, biện pháp phục hồi chức năng có sự khác biệt.

Giai đoạn bất động

Mục đích phục hồi chức năng giai đoạn bất động là giảm sưng, giảm đau, tăng tuần hoàn máu lưu thông đến vị trí bị tổn thương, chống teo cơ, đặc biệt là duy trì khả năng vận động, lực cơ ở cẳng tay.

Phương pháp trị liệu:

  • Người bệnh đặt tư thế đúng với việc nâng cao tay.
  • Tập cử động các ngón tay.
  • Co cơ tĩnh ở cơ cánh tay và cẳng tay trong quá trình bó bột.

Giai đoạn sau bất động

Ở giai đoạn sau bất động, phương pháp phục hồi chức năng sẽ hỗ trợ giảm đau, giảm co thắt cơ, mở rộng tầm vận động của các khớp bị giới hạn, đồng thời tăng sức mạnh cho các cơ, giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Phương pháp thực hiện:

  • Xoa bóp, massage bàn tay, cẳng tay.
  • Áp dụng kỹ thuật giữ – nghỉ, kéo dãn thụ động đối với các khớp đang bị giới hạn khả năng vận động.
  • Tập chủ động có sự trợ giúp của người khác.
  • Áp dụng chương trình tập luyện tại nhà như cài nút áo từ thấp đến cao, vặn nắm cửa, chải đầu, quạt tay,…
  • Thực hiện hoạt động trị liệu như ném bóng, bắt bóng,…
Xoa bóp, massage bàn tay, cẳng tay
Xoa bóp, massage bàn tay, cẳng tay

Giai đoạn 4 tuần đầu sau phẫu thuật

Phục hồi chức năng ở giai đoạn 0 – 4 tuần sau phẫu thuật sẽ giảm được tình trạng đau nhức cùng phản ứng sưng viêm, bảo vệ xương, tối ưu quá trình liền xương. Bên cạnh đó, các bài tập trị liệu cũng khôi phục khả năng vận di chuyển thụ động của vai, duy trì chức năng khuỷu tay, cổ tay, bàn tay.

Phương pháp thực hiện:

  • Đeo đai ít nhất 3 tuần, nên tháo đai địu khoảng 4 lần mỗi ngày để tập luyện và thực hiện các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo.
  • Tập vận động thụ động khớp vai, khuỷu tay, cổ tay, bàn tay.
  • Bài tập tăng cường như bóp bóng, khép vai, cử động xương bả vai.
  • Biện pháp ngăn ngừa gồm có: Không nâng vật nặng hơn 0,45kg, không cử động vào vùng đau, không xoay tay quá mức.

Giai đoạn từ 4 – 8 tuần sau phẫu thuật

Chương trình phục hồi chức năng giai đoạn này nhằm mục đích nâng tầm vận động chủ động của cẳng tay phẫu thuật, vận động hỗ trợ chủ động của vai, cánh tay, cẳng tay, giảm chuyển động bù của chi trên liên quan. Ngoài ra, các bài tập áp dụng còn đẩy nhanh quá trình trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người bệnh.

Phương pháp thực hiện:

  • Duỗi và chống tay ra sau một cách nhẹ nhàng.
  • Tập trườn cánh tay trên mặt bàn và trườn trên tường.
  • Tập kéo tay với thiết bị hỗ trợ như ròng rọc.
  • Xoay ngoài khớp vai ở tư thế nằm nghiêng, dạng cánh tay đạt 90 độ ở tư thế nghiêng bên lành.

Giai đoạn từ 8 – 12 tuần sau phẫu thuật

Giai đoạn từ 8 – 12 tuần sau phẫu thuật là thời điểm xương, cơ ở vị trí tổn thương đã được phục hồi gần như hoàn thiện nên các bài tập được thực hiện dễ dàng hơn. Mục tiêu phục hồi chức năng ở giai đoạn 8 – 12 tuần đó là tăng cường sức mạnh cho cẳng tay, khuỷu tay và cổ tay, làm lành tổn thương, kiểm soát cơn đau tốt và giúp người bệnh sinh hoạt, vận động dễ dàng hơn.

Phương pháp thực hiện:

  • Dạng và gấp vai ở tư thế đứng.
  • Kéo dãn cơ nhị đầu và kéo dãn chéo cơ thể.
  • Không nâng vật nặng quá 4,5kg ở bên tay bị thương, không tập quá mức lên các vùng liên quan.
Tùy từng giai đoạn khác nhau sẽ áp dụng các bài tập không giống nhau
Tùy từng giai đoạn khác nhau sẽ áp dụng các bài tập không giống nhau

Giai đoạn từ 12 tuần sau phẫu thuật

Giai đoạn từ 12 tuần sau phẫu thuật được xem là giai đoạn cuối trong chương trình phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay. Mục tiêu chính là tăng tầm vận động của khớp nếu cần, giúp các xương linh hoạt, dẻo dai, người bệnh sinh hoạt, vận động như bình thường.

Phương pháp thực hiện:

  • Tiếp tục thực hiện các bài tập ở giai đoạn trước.
  • Tập bài tập khỏe các cơ đai vai và phần xương cẳng tay.

Một số lưu ý khi phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay

Một số lưu ý khi phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay đó là:

  • Người bệnh nên thực hiện các bài tập, phương pháp phục hồi chức năng càng sớm càng tốt và kiên trì trong thời gian dài.
  • Tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia, kỹ thuật viên trị liệu, nếu cần thiết hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân.
  • Không tự ý xoa bóp rượu thuốc hoặc đắp lá vào vị trí bị đau vì chúng có thể cản trở quá trình liền xương, làm cứng khớp và gây khó khăn khi vận động.
  • Trong trường hợp cơn đau diễn ra quá mức và liên tục, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý nhanh chóng.
  • Kết hợp vật lý trị liệu, tập luyện với chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh.
  • Nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tiến độ phục hồi của hệ xương khớp.

Chương trình phục hồi chức năng sau gãy xương cẳng tay cần được xây dựng phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh của từng người. Bệnh nhân phải tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện để đạt được kết quả cao nhất, tránh biến chứng xảy ra.

Xem Thêm: TOP 6 Bệnh Viện Phục Hồi Chức Năng Bình Dương Uy Tín

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    27/04

    hôm nay

    28/04

    Ngày mai

    29/04

    Ngày kìa

    +

    Khác