Thoát Vị Nội Xốp Là Gì? Làm Thế Nào Để Điều Trị Dứt Điểm?

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Trần Hoa

Thoát vị nội xốp là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm rò rỉ ra ngoài, xâm nhập vào bên trong ống sống và chèn ép lên các mô xốp gây ra đau nhức, tê bì. Là một dạng thoát vị đĩa đệm đặc biệt, thoát vị nội xốp có biểu hiện và mức độ nguy hiểm ra sao, có thể điều trị dứt điểm hay không? Thông tin trong bài viết sẽ giúp quý vị giải đáp các thắc mắc phổ biến này.

Thoát vị nội xốp đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm nói chung là dạng bệnh xương khớp xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài theo vết nứt rách của bao xơ và chèn ép lên các dây thần kinh gây ra đau nhức.

Thoát vị nội xốp được xếp vào thể thoát vị đĩa đệm đặc biệt, khi nhân nhầy thoát vị không chèn ép lên các rễ thần kinh mà chảy vào ống sống, đè nén lên các mô xốp ở bên trong thân đốt sống và gây ra các cơn đau nhức khó chịu dọc cột sống. Vị trí thoát vị nội xốp thường gặp nhất là ở đốt sống ngực và thắt lưng như l3-l4, l4-l5…

Thoát vị nội xốp là thể thoát vị đĩa đệm đặc trưng với tình trạng nhân nhầy xâm nhập và chèn ép lên các mô xốp bên trong thân đốt sống
Thoát vị nội xốp là thể thoát vị đĩa đệm đặc trưng với tình trạng nhân nhầy xâm nhập vào ống sống và chèn ép lên các mô xốp bên trong.

Bệnh thoát vị nội xốp thường xảy ra ở bệnh nhân ngoài 60 tuổi do đĩa đệm lúc này đã chịu nhiều ảnh hưởng của quá trình lão hóa, không còn giữ được độ đàn hồi như vốn có. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện ở lớp người trẻ do thói quen lười vận động hay thường xuyên duy trì các tư thế sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học.

Nguyên nhân gây thoát vị nội xốp

Ảnh hưởng của quá trình lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị nội xốp. Tuổi tác tăng cao đi kèm với sự thay đổi cấu trúc xương, sự hao mòn của các sụn khớp, đĩa đệm bị mất nước, giảm độ đàn hồi và trở nên khô, xơ, dễ rách. Bởi vậy mà chỉ cần một tác động nhỏ tới cột sống cũng có thể làm ảnh hưởng đến các khớp xương, khiến cho đĩa đệm bị tổn thương, nứt rách và thoát vị.

Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng cho rằng, thoát vị nội xốp dễ xảy ra hơn trên cột sống thoái hóa có sự hiện diện của các nốt schmorl (phần lồi ra của mô mềm đĩa đệm, có xu hướng dịch chuyển vào bên trong mô xương của đốt sống gần nhất). Các nốt này thường xuất hiện ở vị trí của các đốt sống vùng ngực hoặc vùng thắt lưng.

Ảnh hưởng của quá trình lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị nội xốp.
Ảnh hưởng của quá trình lão hóa là nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị nội xốp.

Bên cạnh nguyên nhân chủ yếu này, không thể bỏ qua các yếu tố làm gia tăng nguy cơ thoát vị nội xốp dưới đây:

  • Chấn thương: các chấn thương gây ra trong quá trình tập luyện thể thao hay do va chạm, té ngã có thể gây tác động nghiêm trọng tới cột sống và làm tổn thương đĩa đệm. Bởi vậy, các trường hợp nghi ngờ ảnh hưởng tới cột sống cần sớm thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị triệt để.
  • Vận động quá sức: cột sống là bộ phận phải chịu nhiều áp lực tác động từ sức nặng cơ thể cũng như từ tất cả các tư thế vận động như đứng, ngồi, cúi, vặn… Bởi vậy, những người làm công việc đòi hỏi nhiều về thể chất hoặc thường xuyên duy trì các tư thế gây áp lực cho cột sống như công nhân, nhân viên văn phòng, vận động viên… thường có nguy cơ thoát vị nội xốp đĩa đệm cao hơn so với thông thường.
  • Thừa cân/ Béo phì: thừa cân là một trong những yếu tố làm gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị nội xốp nói riêng. Nguyên nhân là do cột sống phải chịu thêm áp lực nâng đỡ khối lượng cơ thể dư thừa, dẫn tới dễ bị tổn thương và mau thoái hóa.
  • Nguyên nhân khác: thoát vị nội xốp ngoài ra còn có thể xuất hiện do ảnh hưởng của một vài yếu tố nguy cơ khác như chế độ dinh dưỡng, yếu tố bẩm sinh/di truyền, thói quen hút thuốc lá và sử dụng rượu bia…

Dấu hiệu thoát vị nội xốp

Bệnh thoát vị nội xốp có thể tiến triển âm thầm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng khác thường nào trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu dưới đây thường xuất hiện khi nhân nhầy đĩa đệm đã tấn công vào bên trong ống sống và chèn ép lên mô xốp:

  • Đau nhức: các cơn đau nhức do thoát vị nội xốp chỉ tập trung cố định ở một vị trí, thông thường là ở vùng đốt sống ngực hoặc đốt sống thắt lưng. Đau nhức không xuất hiện đột ngột mà diễn tiến từ từ và thường trở nên tồi tệ khi bệnh nhân di chuyển, ho hoặc hắt hơi.
  • Sưng tấy, châm chích, nóng rát: nhân nhầy xâm nhập vào bên trong ống sống rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Bởi vậy mà bên cạnh triệu chứng đau, cảm giác sưng tấy, nóng rát và ngứa râm ran tại vùng đốt sống bị ảnh hưởng cũng có thể xuất hiện.
  • Mỏi cơ: đi kèm triệu chứng đau nhức thường là tình trạng mỏi cơ tay, cơ chân và mỏi lưng. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, dấu hiệu tê bì, cứng khớp cũng có thể xuất hiện.
  • Yếu cơ, suy giảm khả năng vận động: tình trạng đau nhức kéo dài dai dẳng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Hạn chế vận động lâu ngày sẽ dẫn tới yếu cơ, teo cơ và thậm chí là mất khả năng vận động.
Các cơn đau nhức thường khu trú ở một vị trí nhất định
Các cơn đau nhức do thoát vị nội xốp thường khu trú ở một vị trí nhất định.

Thoát vị nội xốp có chữa khỏi không?

Hầu hết các trường hợp thoát vị nội xốp là hệ quả của quá trình lão hóa, vì vậy việc điều trị chủ yếu chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh chứ không thể chữa trị dứt điểm.

Nếu được điều trị sớm, thoát vị nội xốp hầu như không gây ra bất kỳ tác động nào nguy hiểm, người bệnh vẫn có thể vận động và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, các trường hợp không can thiệp kịp thời có thể phải đối diện với những biến chứng nặng nề mà nguy hiểm nhất là hội chứng chùm đuôi ngựa. Ở giai đoạn này, đĩa đệm thoát vị đã chèn ép lên tất cả các ống sống, khiến cho các dây thần kinh tủy sống bị viêm nhiễm và làm gia tăng nguy cơ bại liệt. Đây là trường hợp y tế khẩn cấp cần được can thiệp bằng phẫu thuật cấp cứu.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp

Trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị nội xốp nói riêng, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng thông qua quan sát, kiểm tra và khai thác triệu chứng từ người bệnh. Các thông tin thu được là cơ sở để các bác sĩ đưa ra những đánh giá ban đầu và chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm chuyên sâu bằng một trong các biện pháp chẩn đoán hình ảnh dưới đây:

  • Chụp X-quang: hình chụp X-quang cột sống không đủ cụ thể và chi tiết để xác định tình trạng thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, đây là tư liệu giúp bác sĩ loại trừ các nguyên nhân gây đau lưng khác như gãy xương, nhiễm trùng, u bất thường… và xác định sự hiện diện của các nốt schmorl trên đốt xương sống nếu có.
  • Chụp CT: phim chụp cắt lớp vi tính có khả năng thể hiện toàn bộ cấu trúc cột sống, các tổn thương và sự tồn tại của nốt schmorl; từ đó giúp các bác sĩ dễ dàng kết luận được tình trạng thoát vị có thuộc dạng thoát vị nội xốp hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: đây được coi là xét nghiệm có giá trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm. Hình chụp MRI giúp các bác sĩ đánh giá được chính xác về vị trí, mức độ tổn thương đĩa đệm, các dây thần kinh bị chèn ép cũng như tầm ảnh hưởng của các nốt schmorl tới các mô xốp trong thân đốt sống.
Chụp MRI được coi là xét nghiệm có giá trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Chụp MRI được coi là xét nghiệm có giá trị “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị nội xốp nói riêng.

Các phương pháp điều trị thoát vị nội xốp

Các phương pháp điều trị thoát vị nội xốp phổ biến nhất hiện nay bao gồm dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu và điều trị bằng Đông y. Mỗi phương pháp điều trị đều có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp linh hoạt với nhau. Căn cứ vào mức độ tổn thương cột sống, tình trạng sức khỏe và tuổi tác của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Dùng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc Tây y điều trị thoát vị nội xốp là phương án tiện lợi và cho kết quả nhanh chóng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Bởi vậy để đảm bảo an toàn, các bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ và tuyệt đối không duy trì trong thời gian quá dài.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng, thoát vị nội xốp là thể thoát vị đĩa đệm đặc biệt và phức tạp nên dùng thuốc Tây y cũng chỉ có khả năng cải thiện bệnh ở mức nhẹ đến vừa. Các loại thuốc điều trị thoát vị nội xốp có thể được kê đơn bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, acetaminophen… hoặc các loại giảm đau mạnh hơn như codein, tramadol… tùy vào tình trạng bệnh.
  • Thuốc giãn cơ: có tác dụng làm giãn cơ vân, giải phóng chèn ép, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng tê bì, đau nhức. Phổ biến nhất có thể kể đến như diazepam, baclofen, mydocalm, metaxalone…
  • Thuốc chống viêm: có thể được chỉ định dùng dưới dạng uống hoặc dạng viêm (tiêm ngoài màng cứng) tùy vào bệnh trạng. Dạng tiêm thường được chỉ định trong trường hợp nặng, chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và giảm liều từ từ trước khi dừng hẳn.
  • Các thuốc khác: bên cạnh các loại thuốc cơ bản kể trên, bệnh nhân cũng có thể được kê đơn sử dụng thuốc chống trầm cảm nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ hay các viên uống bổ sung dưỡng chất để hỗ trợ giảm đau và tăng cường sức khỏe cho xương cột sống.
Các loại thuốc điều trị này đều cần được kê đơn và không nên duy trì sử dụng trong thời gian quá dài
Các loại thuốc điều trị thoát vị nội xốp đều cần được kê đơn và không nên duy trì sử dụng trong thời gian quá dài.

Vật lý trị liệu điều trị thoát vị nội xốp đĩa đệm

Vật lý trị liệu là giải pháp đơn giản nhưng có vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Các tác động cơ học và vật lý ở cường độ và mức độ phù hợp giúp giải phóng chèn ép, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ tái tạo các mô sụn bị tổn thương.

Các phương pháp vật lý trị liệu tiêu biểu được sử dụng trong điều trị thoát vị nội xốp có thể kể đến như các bài tập vận động, thủ thuật châm cứu, bấm huyệt, trị liệu bằng nhiệt, trị liệu bằng điện, trị liệu bằng ánh sáng. Trong đó, tập luyện là phương pháp đơn giản nhất mà người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà để cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn các bài tập thoát vị đĩa đệm phù hợp cũng như hỗ trợ trong thời gian đầu để phòng tránh chấn thương và đảm bảo hiệu quả luyện tập.

Tập các bài tập vận động là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, phù hợp để áp dụng tại nhà.
Tập các bài tập vận động là phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, phù hợp để áp dụng tại nhà.

Cần lưu ý rằng, với các thể thoát vị đĩa đệm thông thường, phương pháp kéo giãn có thể giúp cải thiện bệnh đáng kể nhờ tác dụng giảm đau, tăng tầm vận động cho đoạn cột sống bị hạn chế và hỗ trợ đĩa đệm thoát vị dịch chuyển về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, phương pháp vật lý trị liệu này lại không được khuyến cáo sử dụng trong điều trị thoát vị nội xốp. Nguyên nhân là do dạng thoát vị này thường có hướng dọc theo trục cột sống nên kéo giãn không những không cải thiện được bệnh mà còn làm cho tình trạng thoát vị nặng hơn.

Điều trị thoát vị nội xốp bằng thuốc Đông y

Sử dụng thuốc Đông y là hướng điều trị thoát vị nội xốp được khuyên dùng bởi tính an toàn, ít gây tác dụng phụ. Đây là giải pháp đặc biệt hữu ích cho các bệnh nhân cao tuổi, khi chức năng gan và thận đã suy giảm và rất dễ bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc Tây y.

Đông y cho rằng các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện là do sự tắc nghẽn kinh lạc, ứ đọng khí huyết; làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi các yếu tố ngoại tà. Bởi vậy, Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm dựa trên nguyên lý tăng cường tuần hoàn khí huyết và khai thông các dòng năng lượng bị tắc nghẽn trong cơ thể. Dưới đây là một vài bài thuốc Đông y thường dùng trong điều trị thoát vị nội xốp mà các bệnh nhân có thể tham khảo:

  • Bài thuốc 1: chuẩn bị nguyên liệu bao gồm kỷ tử, hoài sơn, thỏ ty tử, cao ban long, đương quy, thục địa, tục đoạn. Sau đó đem rửa sạch, cho vào ấm và châm nước sâm sấp. Đun tới khi nước cạn còn khoảng ½ thì dừng lại. Chia nước thuốc làm nhiều lần uống trong ngày và nên hâm nóng lại trước khi dùng.
  • Bài thuốc 2: chuẩn bị các vị thuốc hạn liên thảo, nữ trinh tử, mộc qua, bạch truật, phục linh, lạc thạch đằng. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm cùng lượng nước vừa đủ ngập thuốc. Đun cô cạn tới khi lượng nước còn ½ thì dừng lại. Nước thuốc dùng uống hết trong ngày.
Thuốc Đông y cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng nhưng lại là giải pháp điều trị thoát vị nội xốp an toàn và triệt để hơn so với thuốc Tây y
Thuốc Đông y cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng nhưng lại là giải pháp điều trị thoát vị nội xốp an toàn và triệt để hơn so với thuốc Tây y.

Hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Đông y còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Bởi vậy, các bệnh nhân có nhu cầu điều trị nên trực tiếp tới các bệnh viện hoặc phòng khám YHCT uy tín để được thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp.

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa thoát vị nội xốp tại nhà

Mặc dù là bệnh lý hiếm gặp nhưng chủ động phòng ngừa thoát vị nội xốp là việc làm cần thiết nhằm hạn chế những tác hại nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc tại nhà giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cũng như kiểm soát triệu chứng trong trường hợp bệnh phát sinh:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phong phú, cân bằng. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của xương như canxi, sắt, vitamin D, vitamin C… Nên sử dụng thực phẩm bổ sung canxi hàng ngày ngay từ khi bước sang tuổi 30.
  • Đảm bảo tư thế vận động và làm việc khoa học. Tránh duy trì quá lâu 1 tư thế, thay đổi tư thế đột ngột hoặc mang vác vật nặng thường xuyên để hạn chế áp lực tác động lên cột sống.
  • Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh tình trạng căng thẳng, lo âu trong thời gian dài. Đồng thời nên loại bỏ các thói quen gây hại như uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya…
  • Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đau nhức cột sống nào, nên tăng cường nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như chườm nóng, xoa bóp… để cải thiện tình hình và đi khám càng sớm càng tốt nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khoảng 1 tuần.
  • Hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức mạnh cơ bắp và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Trường hợp mắc bệnh có thể tập các bài tập vận động và các môn thể thao phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội để hỗ trợ điều trị.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ theo khuyến cáo để có thể phát hiện kịp thời trong trường hợp bệnh phát sinh, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và khả năng hồi phục sức khỏe cho cột sống.

Thoát vị nội xốp là bệnh xương khớp hiếm gặp nhưng không thể coi thường. Hãy chủ động phòng bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt, đồng thời sớm đi khám nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng đau nhức bất thường nào. Chúc quý vị luôn duy trì được một sức khỏe dẻo dai!

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

29/04

hôm nay

30/04

Ngày mai

01/05

Ngày kìa

+

Khác