Làm Gì Khi Bị Tụt Huyết Áp Bất Ngờ? Hướng Dẫn Sơ Cứu Nhanh

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà
Đánh giá bài viết

Chỉ số huyết áp ổn định rất quan trọng, bởi tình trạng huyết áp cao hay thấp đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tụt huyết áp đột ngột nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tổn hại đến não và các cơ quan khác trong cơ thể. Thời gian càng kéo dài, tổn thương càng nặng và khả năng phục hồi càng thấp. Vậy cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ? Tìm hiểu bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp để được giải đáp chi tiết hơn. 

Biểu hiện khi bị tụt huyết áp

Trước khi giải đáp cho vấn đề cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ, bạn cần nắm được các dấu hiệu khi bị tụt huyết áp. Theo đó, huyết áp ổn định cho thấy tim vẫn đang bơm máu đều đặn đến các cơ quan và nhận máu trở về.

Huyết áp được coi là bình thường khi huyết áp tâm thu từ 90 – 139 mmHg, huyết áp tâm trương khoảng 60 – 89 mmHg. Trường hợp huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg và tâm thu thấp hơn 90 mmHg thì được gọi là tụt huyết áp.

Tụt huyết áp gây hoa mắt, chóng mặt
Tụt huyết áp gây hoa mắt, chóng mặt

Bệnh nhân bị tụt huyết áp một cách đột ngột sẽ có những biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt. Kèm theo đó là hiện tượng choáng váng, khó giữ thăng bằng, thường ngồi thụp xuống, tim đập nhanh, hồi hộp bất thường. Một số trường hợp nặng còn trở nên lơ mơ, lú lẫn, mất ý thức hoặc ngất xỉu.

Khi tụt huyết áp kéo dài, máu cung cấp đến não không đủ sẽ khiến các tế bào dần chết đi. Do não là cơ quan cần nhiều máu nuôi nhất nên khi bị tụt huyết áp, não là cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh nhân không chỉ xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng não mà còn có thể gây thiếu máu não, chết não. Thời gian tụt huyết áp càng dài, khả năng phục hồi não càng thấp.

Trên thực tế, tụt huyết áp chỉ xảy ra chớp nhoáng và tự hồi phục sau đó. Song người bệnh không nên chủ quan, nếu nhận thấy những dấu hiệu trên, các bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra để có những biện pháp ứng phó phù hợp.

Cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?

Để tiến hành sơ cứu hiệu quả, nhanh chóng cho người bị tụt huyết áp hay đang gặp bất cứ biến chứng sức khỏe đột ngột nào cũng cần giữ tâm lý bình tĩnh. Vậy cần làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ?

Theo khuyến cáo, đầu tiên bạn nên kiểm tra xem bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường hay không. Nếu không có thể xử trí tình trạng tụt huyết áp bất ngờ như sau:

  • Đỡ bệnh nhân và từ từ đặt họ xuống bề mặt phẳng hoặc ngồi dựa vào ghế. Dùng gối kê đầu và chân sao cho chân cao hơn phần đầu.
  • Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, cho bệnh nhân ăn socola, kẹo ngọt, trà gừng, chè đặc, nước sâm,… Điều này sẽ giúp bảo vệ thành mạch, giúp huyết áp tăng trở lại bình thường. Sau đó, lấy nước lọc cho người bệnh uống để kích thích tim đập, nâng chỉ số huyết áp về mức bình thường.
  • Nếu bệnh nhân có mang theo thuốc trị huyết áp thấp thì cho họ uống.
  • Khi bệnh nhân đã tỉnh táo hơn, bạn đỡ họ ngồi dậy từ từ, tập cử động tay chân để tránh choáng váng.
  • Trường hợp bệnh nhân vẫn khó chịu, thậm chí là lú lẫn, hôn mê, mất tri giác, mất thăng bằng thì cần đưa họ tới các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, kiểm tra.
Đặt bệnh nhân nằm thẳng, kê chân cao hơn đầu
Đặt bệnh nhân nằm thẳng, kê chân cao hơn đầu

Với những đối tượng có tiền sử huyết áp không ổn định, thường xuyên bị tụt huyết áp, huyết áp cao bất thường thì nên theo dõi tại nhà. Lúc này bác sĩ có thể kê thuốc để bệnh nhân dùng khi huyết áp có những biểu hiện bất thường. Ngoài ra, người nhà bệnh nhân cũng nên nắm rõ các triệu chứng, cách xử lý khi bị tụt huyết áp để áp dụng khi cần thiết.

Biện pháp đề phòng tụt huyết áp

Để phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp một cách đột ngột, các bạn cần thăm khám sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện các bệnh lý. Đồng thời áp dụng một số biện pháp phòng tránh theo khuyến cáo dưới đây:

  • Uống đủ nước: Cơ thể cần được cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động sống, trao đổi không bị gián đoạn. Để phòng ngừa nguy cơ tụt huyết áp, bạn nên uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày kể cả khi không có cảm giác khát.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bỏ bữa, ăn không đúng giờ, bữa ăn không đảm bảo chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tụt huyết áp. Ngoài việc không bỏ bữa, bạn cũng nên chú ý xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ nhóm dinh dưỡng trong một bữa ăn. Đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại cá và các loại hạt,…
  • Chia nhỏ bữa ăn: Có không ít người bị tụt huyết áp sau ăn vì ăn no, cơ thể sẽ huy động máu về đường tiêu hóa thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ thức ăn. Từ đó khiến lượng máu tuần hoàn giảm, kéo theo tình trạng tụt huyết áp. Do đó, để tránh nguy cơ bị hạ huyết áp, bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành các bữa ăn phụ ngoài 3 bữa ăn chính.
  • Bổ sung lượng muối hợp lý: Người huyết áp thấp cần thêm muối vào chế độ ăn để giúp cơ thể giữ nước nhiều hơn. Tuy nhiên, chỉ nên bổ sung với lượng vừa phải, bởi dung nạp quá nhiều muối có thể dẫn tới suy tim, tăng huyết áp đột ngột, nhất là ở người lớn.
  • Uống caffein: Trà, cà phê có thể giúp tăng huyết áp tạm thời rất hiệu quả. Tuy nhiên những loại đồ uống có chứa caffein có thể gây mất nước nên cần uống nhiều nước lọc. Đồng thời chỉ nên uống trà, cà phê vào buổi sáng để tránh bị mất ngủ, khó ngủ về đêm.
Uống cà phê giúp tăng huyết áp nhanh chóng
Uống cà phê giúp tăng huyết áp nhanh chóng
  • Sinh hoạt điều độ: Sinh hoạt điều độ giúp cải thiện hoạt động của tim cũng như giúp cải thiện sức khỏe toàn diện hiệu quả. Vậy nên bạn cần tránh làm việc quá sức, thức khuya và nên ngủ đủ giấc.
  • Tập luyện thể dục: Đây là cách tốt nhất để giữ cho động mạch đàn hồi tốt, tim đập ổn định và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu tới các cơ quan. Những bộ môn thể dục tốt cho sức khỏe tim mạch và người bị bệnh huyết áp có thể kể đến như đạp xe, chạy bộ, tập yoga,…
  • Tránh căng thẳng quá mức: Hãy cố gắng giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, cảm xúc tiêu cực sự buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng,… Điều này sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giữ trái tim khỏe mạnh, ngăn ngừa nguy cơ tụt huyết áp và gặp các biến chứng nguy hiểm khác.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Việc đứng lên, ngồi dậy quá nhanh có thể khiến bạn thấy choáng váng, chóng mặt, thậm chí là ngất xỉu, té ngã, gặp chấn thương. Bởi lúc này máu không kịp lên não khi bạn đột ngột thay đổi tư thế. Do đó, khi muốn đổi tư thế, hãy di chuyển một cách chậm rãi và tránh ngồi – đứng trong thời gian dài.

Làm gì khi bị tụt huyết áp bất ngờ” đã được Đông Phương Y Pháp chia sẻ trong bài viết. Tụt huyết áp phần lớn đều không đáng lo ngại nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, mọi người nên tới bệnh viện thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, kịp thời.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác