9 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Lá Lốt Hiệu Quả Lại Dễ Thực Hiện

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng
Đánh giá bài viết

Thảo dược thiên nhiên thường được dùng khá phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh xương khớp. Trong đó phải kể đến bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt. Khi người bệnh tham vấn ý kiến chuyên gia, cách điều trị này sẽ phát huy tối đa công dụng.

Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Khả năng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm đã được chứng minh từ kết quả của các trường hợp điều trị cũng như kết quả nghiên cứu tây và đông y.

Hiệu quả điều trị thoát vị từ lá lốt
Hiệu quả điều trị thoát vị từ lá lốt

Theo nền y học hiện đại, lá lốt chứa các thành phần tinh dầu, đặc biệt là Piperine Piperonal hỗ trợ phục hồi đĩa đệm rất tốt. Các hoạt chất này có thể kích thích tuần hoàn mạch máu, lưu thông khí huyết và vận chuyển dưỡng chất nuôi dưỡng cơ xương khớp.

Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng và hơi cay, có công dụng ôn trung tán hàng, giảm đau xương khớp nhanh chóng. Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc ngay cả bệnh lý về đường tiêu hóa cũng được điều trị tốt bằng bài thuốc này.

Bệnh nhân có thể áp dụng cách điều trị bằng lá lốt trong quá trình dùng thuốc để tăng cường khả năng vận động, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

9 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt

Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi lựa chọn cách điều trị vì mỗi bài thuốc sẽ phát huy hiệu quả tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của người bệnh. Dưới đây là một số cách phổ biến dùng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm:

Kết hợp cây đinh lăng, cây xấu hổ và lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Ba loại thảo dược này đều có công dụng tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ xương khớp. Đồng thời giảm nhanh các cơn đau nhức, viêm sưng, bông gân, trật khớp do vận động mạnh, vận động sai tư thế.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị cây đinh lăng, cây xấu hổ và lá lốt mỗi vị 30g, 2 lít nước lọc.
  • Rửa sạch các loại nguyên liệu.
  • Cắt nhỏ chúng và phơi khô.
  • Đun 2 lít nước lọc, khi nước sôi cho tất cả thảo dược vào nồi nấu trong 20 phút.
  • Người bệnh chia thuốc thành nhiều phần để uống nhiều lần trong ngày.
  • Kiên trì thực hiện liên tục từ 10 đến 15 ngày để tình trạng bệnh được cải thiện.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt, đỗ trọng, ý dĩ và cỏ xước

Nếu bệnh nhân bị ứng, mẫn cảm với cây đinh lăng hoặc cây xấu hổ, bạn có thể thay thế bằng đỗ trọng, ý dĩ và cỏ xước. Thảo dược này cũng có tác dụng tương tự, tập trung chữa trị bệnh lý xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm rất hiệu quả.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với các loại thảo dược
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với các loại thảo dược

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá lốt, đỗ trọng, ý dĩ mỗi loại 20g, 300g rễ cây cỏ xước và 2 lít nước lọc.
  • Rửa sạch tất cả thảo dược và phơi cho ráo nước
  • Đun sôi 2 lít nước với tất cả nguyên liệu.
  • Nước cạn còn đủ 3 chén thuốc thì tắt bếp.
  • Uống 3 lần/ ngày vào sáng, trưa, chiều, mỗi lần 1 chén.
  • Sử dụng đều đặn trong 2 tuần.

Đắp muối hạt và lá lốt để điều trị xương khớp

Khi cơ thể hấp thụ muối hạt, 20% lượng muối sẽ được tích trữ trong xương khớp. Lượng muối này có tác dụng tăng cường sự dẻo, linh hoạt và giảm nguy cơ loãng xương.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà bằng lá lốt và muối hạt khá đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm nhiều thời gian chuẩn bị.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g lá lốt, 5g muối hạt và 1 miếng vải sạch.
  • Rang nóng muối hạt và lá lốt cho đến khi lá héo và tiết ra tinh dầu thì tắt bếp.
  • Đợi hỗn hợp nguội bớt, cho vào miếng vải sạch.
  • Đắp trực tiếp thuốc lên vùng bị thoát vị.
  • Duy trì đắp thường xuyên mỗi ngày 3 lần.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt kết hợp với sữa tươi

Sữa chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D và canxi có công dụng giảm viêm, làm chắc khỏe xương. Lá lốt khi kết hợp với sữa giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi và tái tạo vùng đĩa đệm.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g lá lốt và 500ml sữa bỏ tiệt trùng (Có thể dùng loại sữa khác).
  • Rửa sạch lá lốt, xây nhuyễn và chắt lấy nước cốt.
  • Cho nước lá lốt vào sữa, khuấy đều hỗn hợp.
  • Dùng hết trong ngày, khuyến khích dùng khi thuốc còn ấm, đun lại khi thuốc đã nguội.

Bôi hỗn hợp ngải cứu, cây chó đẻ với lá lốt để trị thoát vị nhanh chóng

Công thức kết hợp từ 3 loại thảo dược quý, bôi trực tiếp lên da để thuốc tác động trực tiếp vào vùng thoát vị, đẩy nhanh quá trình điều trị.

Bôi hỗn hợp lá lốt thường xuyên giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức
Bôi hỗn hợp lá lốt thường xuyên giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị ngải cứu, cây chó đẻ và lá lốt mỗi loại 100g, 1 miếng vải sạch.
  • Rửa sạch các nguyên liệu và cho ráo nước.
  • Rang nóng hỗn hợp cho đến khi lá héo lại thì tắt bếp.
  • Đợi thuốc nguội bớt, gói thuốc vào miếng vải, đắp trực tiếp lên da khoảng 20 phút,
  • Duy trì bôi hỗn hợp thường xuyên 2 đến 3 lần trong ngày.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt với trầu không

Sự “hiện diện” của trầu không trong bài thuốc giúp tăng nhiều lần hiệu quả điều trị của lá lốt. Bởi trầu không chỉ có công dụng điều trị sưng viêm, xoa dịu cơn đau nhanh chóng mà còn giảm được độc tính cho lá lốt khi người dùng lỡ bị kích ứng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị lá trầu không, lá lốt mỗi loại 100g, một lượng nhỏ muối biển.
  • Rửa sạch trầu không và lá lốt.
  • Cho thảo dược và muối vào chậu nước nóng, khuấy đều.
  • Đợi thuốc nguội, ngâm chân vào thuốc khoảng 20 phút.

Chữa thoát vị đĩa đệm với canh lá lốt thịt viên

Canh lá lốt thịt viên không chỉ giúp người bệnh giảm đau nhức xương khớp mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Món canh này dễ uống lại dễ thực hiện, rất phù hợp ăn cùng với cơm trong những bữa chính.

Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g thịt bằm, ¼ củ cà rốt, 50g lá lốt, 1 củ hành tím, 3 tép tỏi và các gia vị cần thiết.
  • Rửa sạch lá lốt, cà rốt và cắt sợi, bóc vỏ và băm nhỏ hành tím.
  • Ướp thịt với hành hương, ¼ muỗng cà phê hạt nêm, ½ muỗng cà phê tiêu, trộn đều cho thịt ngấm gia vị.
  • Phi hành tỏi cho thơm, xào qua cà rốt, nêm gia vị vừa ăn.
  • Cho lượng nước vào chảo cà rốt, xắn từng muỗng thịt heo đã ướp vào nồi.
  • Đun đến khi thịt nổi lên, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Bệnh nhân dùng khi còn nóng.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt xào với thịt bò

Bên cạnh các bài thuốc đắp, ngâm chân hoặc uống trực tiếp, bệnh nhân có thể kết hợp lá lốt vào thực đơn dùng bữa của mình. Món thịt bò xào lá lốt có cách chế biến đơn giản, dễ làm mà lại tăng hương vị cho các bài thuốc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 200g thịt vò và 100g lá lốt.
  • Rửa sạch lá lốt và để ráo.
  • Bắt chảo với lửa vừa, cho dầu và tỏi vào chảo, khi tỏi dậy mùi thơm bạn cho thịt bò vào xào đến tái hoặc chín hẳn tùy khẩu vị.
  • Cho lá lốt vào đảo cùng thịt, nêm nếm gia vị vừa ăn.
  • Xào đến khi lá lốt dậy mùi thì tắt bếp.
  • Dùng ngay khi còn nóng, có thể ăn cùng với cơm.

Cháo lá lốt hỗ trợ tốt cơ xương khớp

Cháo lá lốt kết hợp với các loại thảo quý là bài thuốc có khả năng trị hàn thấp, hư hàn và trị thoát vị rất tốt. Bệnh nhân còn có thể dùng cháo lá lốt để hỗ trợ tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g cành nụ lá lốt khô, 9g bột quế, 30 hồ tiêu.
  • Vo gạo sạch, cho nước vào nấu thành cháo.
  • Cho các nguyên liệu vào nấu cùng, cháo sôi thì tắt bếp.
  • Dùng khi vừa tắt bếp để đảm bảo chất dinh dưỡng trong cháo..

Lưu ý chung khi dùng lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm

Mặc dù được đánh giá là khá lành tính nhưng để sử dụng lá lốt hiệu quả và giảm tác dụng không muốn, bệnh nhân lưu ý một số điều sau đây:

Cần lưu ý gì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt?
Cần lưu ý gì khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt?
  • Cách này phù hợp với bệnh nhân trường hợp nhẹ, không thay thế được vai trò của thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, nhất là đối với tình trạng bệnh đã tiến triển nặng, người bệnh cần thăm khám y kiến chuyên gia để được tư vấn liệu pháp điều trị phù hợp.
  • Hiệu quả của mỗi bài thuốc phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của mỗi bệnh nhân, người bệnh không được tự ý lựa chọn cách điều trị và liều lượng.
  • Không dùng thuốc có thành phần khiến cơ thể bị kích ứng và mẫn cảm.
  • Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng lá lốt trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh lập tức ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
  • Lá lốt không phù hợp dùng với phụ nữ đang mang thai, mẹ bỉm sữa đang cho con bú và người có cơ địa nóng.
  • Không lạm dụng lá lốt, bệnh nhân chỉ dùng tối đa 100g mỗi ngày.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

9 Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt trên sẽ phát huy hiệu quả khi được điều trị đúng cách và phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của người bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin trên và tuân theo chỉ định của chuyên gia trong quá trình chữa bệnh.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Phùng Hải Đăng

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Đặt lịch khám chữa bệnh

27/04

hôm nay

28/04

Ngày mai

29/04

Ngày kìa

+

Khác