Phòng Tránh Liệt Dây Thần Kinh Số 7 Như Thế Nào? CÓ THỂ BẠN CẦN

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Thu Hà

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, một số người đã không may mắc phải tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Cho dù chúng không gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng tình trạng này tạo nên vô số phiền toái đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, khiến nhiều người bệnh trở nên tự ti. Nếu không điều trị ngay từ đầu, chúng sẽ gây ra một số di chứng nguy hiểm và gây mất thẩm mỹ. Vậy làm cách nào để phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong nội dung sắp được chia sẻ dưới đây!

Làm thế nào để nhận biết sớm tình trạng liệt dây thần kinh số 7?

Tên gọi khác của liệt dây thần kinh số 7 là liệt bell, tình trạng này liên quan đến dây thần kinh điều khiến một số cơ trên mặt, gây tê vùng bên trái hoặc bên phải của mặt. Khi không may mắc phải tình trạng liệt dây thần kinh số 7, khuôn mặt của người bệnh bị chảy xệ và lệch sang một bên, mí mắt bị sụp xuống, cười hoặc nhắm, mở mắt đều trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Liệt nửa mặt gây khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống
Liệt nửa mặt gây khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống

Nhiều người bệnh tỏ ra hoang mang, lo lắng về tình trạng này và thường đặt ra nhiều câu hỏi như: Tình trạng này có gây nguy hiểm gì không? Làm cách nào có thể nhận biết chúng?.

Sau 48 giờ kể từ khi mắc bệnh, các triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 dần xuất hiện rõ. Trong một số trường hợp, các triệu chứng của tình trạng sẽ khôi phục sau 2 tuần. Đồng thời, phải mất từ 2 tuần đến 6 tháng để cơ mặt và các triệu chứng bệnh có thể cải thiện hoàn toàn. Ngoài ra, cần phải mất 3 tháng để chức năng và khả năng vận động của cơ mặt có trở lại trạng thái bình thường.

Người bệnh cần nắm một số biểu hiện dưới đây để lên phương án điều trị sớm:

  • Khuôn mặt trở nên cứng và chảy xệ một cách bất thường.
  • Bị méo và lệch ở khuôn miệng.
  • Cử động nhắm, mở mắt trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, người bệnh khó nhắm kín mắt.
  • Khi uống nước thường bị trào ngược ra ngoài, rất khó để có thể uống.
  • Có cảm giác bị tê ở vùng mặt, bị yếu ở bên phải hoặc bên trái vùng mặt.
  • Người bệnh khó cười và nói.
  • Tai và đầu có cảm giác bị đau nhức một cách bất thường.
  • Vị giác bị yếu đi, khẩu vị có phần thay đổi.
  • Chảy nước mắt và nước miếng ngày một nhiều.
Người bệnh bị chảy nước mắt và nước miếng ngày một nhiều khi bị liệt dây thần kinh số 7
Người bệnh bị chảy nước mắt và nước miếng ngày một nhiều khi bị liệt dây thần kinh số 7

Bất kể ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của tình trạng này, tuy nhiên, tỷ lệ bị liệt dây thần kinh số 7 là rất cao nếu bạn không may thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Hệ miễn dịch bị suy giảm và yếu đi, khiến sức khoẻ bị yếu.
  • Chị em phụ nữ đang trong thời kỳ mang bầu rất dễ gặp phải tình trạng này.
  • Những người lười tập luyện thể dục thể thao, lười vận động và thường ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Những người không may bị xơ vữa động mạch hoặc từng bị mắc các bệnh lý liên quan đến huyết áp.
  • Những người không đi ngủ sớm, thường xuyên thức khuya dễ mắc phải tình trạng liệt dây thần kinh số 7.
  • Thường xuyên hấp thu các đồ uống có cồn như bia, rượu.
  • Những người dễ bị nhiễm lạnh hoặc thường xuyên đi sớm nhưng về khuya.

Vậy bị liệt dây thần kinh số 7 bao lâu thì khỏi hẳn? Đây là vấn đề đặt ra của không ít bệnh nhân khi mắc phải tình trạng này. Tuỳ vào từng tình trạng và mức độ bệnh mà thời gian tự khỏi sẽ khác nhau. Cách tốt nhất, để rút ngắn thời gian khôi phục thì sau 72 giờ kể từ khi mắc bệnh, bạn cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức để lên phương án chữa trị sớm. Thông thường, trong vòng 9 tháng, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng cần nhiều thời gian hơn và kết hợp với phương pháp điều trị khác nhau.

Trong một số trường hợp bệnh nặng, liệt dây thần kinh số 7 còn gây ra một số di chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ chung:

  • Bị lộn mí, loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm kết mạc: Với tình trạng này, bạn có thể phòng tránh và bảo vệ mắt bằng cách đeo kính, nhỏ mắt, khâu mí sụp.
  • Nửa mặt bị co thắt: Những người bị liệt cơ mặt do bị tổn thương thần kinh thường gặp phải di chứng này.
  • Đồng vận: Người bệnh thường bị cơ cơ một cách không tự chủ kết hợp với các hoạt động tự chủ, ví dụ như khi nhắm mắt thì mép bị kéo lên. 
  • Hội chứng nước mắt cá sấu: Người bệnh thường bị chảy nước mắt một cách bất thường, nhất là khi ăn.
Người bệnh dễ bị mắc di chứng loét giác mạc
Người bệnh dễ bị mắc di chứng loét giác mạc

Nên phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 bằng những biện pháp nào?

Như đã đề cập ở trên, liệt dây thần kinh số 7 sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc, gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người trở nên tự ti và ái ngại với các mối quan hệ xung quanh. Ngoài những thắc mắc về nguyên nhân và triệu chứng, nên phòng tránh liệt dây số 7 bằng cách nào cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Vậy tránh để xảy ra tình trạng trên, bạn cần làm gì?

Luôn giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột

Hệ thống thần kinh sẽ được giữ nguyên trạng thái ổn định, không bị rối loạn hay thay đổi khi cơ thể được giữ ấm ở nhiệt độ nhất định, điều này sẽ tránh xảy ra tình trạng co thắt mạch máu, khiến cơ thể bị thiếu máu sưởi ấm và hao hụt lượng máu nuôi dây thần kinh. 

Do đó, luôn giữ ấm cơ thể và tránh để bị lạnh đột ngột chính là cách phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 quan trọng mà bạn cần chú ý. Khi trời trở lạnh, bạn cần giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm. Đồng thời, cần bịt kín tay, lỗ tai và cổ, bởi đây là các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng mũ len, khẩu trang, bông chụp tai,… để tránh gió.

Bên cạnh đó, khi trời trở lạnh, bạn không nên tắm đêm và tắm vào thời điểm khuya để tránh tình trạng cơ thể lạnh đột ngột. Thay vào đó, hãy tắm bằng nước ấm và lựa chọn thời điểm thích hợp để tắm.

Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục, thể thao phù hợp

Một trong những biện pháp phòng tránh cần thiết mà chúng tôi muốn đề cập, đó chính là thường xuyên rèn luyện, tập các bài thể dục phù hợp. Tập luyện các bài thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh và dẻo dai, sức đề kháng được cải thiện và tăng cường, từ đó bảo vệ cơ thể tránh khỏi các bệnh lý nguy hiểm, nhất là tình trạng liệt dây thần kinh số 7.

Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục, thể thao phù hợp
Thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục, thể thao phù hợp

Bạn có thể bắt đầu bằng các bài tập nhẹ như yoga, thể dục, đi bộ,… và nên chọn không gian tập thoáng đãng, tránh gió lạnh lùa vào.

Thiết lập thực đơn ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Ngoài việc vận động thường xuyên, xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng chống lại tình trạng liệt dây thần kinh số 7. Điều này sẽ tiếp thêm năng lượng cho cơ thể và bảo vệ cơ thể tránh khỏi bệnh tật nguy hiểm. Theo đó, bạn cần bổ sung một số loại thực phẩm như rau, nước cam, nước chanh, trái cây, củ, quả,… 

Bên cạnh đó, trong thực đơn, bạn cần bổ sung vitamin để giúp nâng cao sức để kháng của cơ thể. Khi trời chuyển lạnh, bạn có thể pha một cốc nước gừng và kết hợp massage tay, chân để giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh đột ngột.

Điều trị sớm các bệnh lý dễ gây liệt cơ mặt để phòng tránh liệt dây thần kinh số 7

Một số bệnh lý khiến dây thần kinh số 7 bị liệt như: Bị chấn thương vùng thái dương, vùng xương chũm, viêm tai mũi họng,…

Bên cạnh đó, bạn cần đến bệnh viện sớm để tìm ra nguyên nhân, cách chữa khi bị liệt mặt do bị liệt dây thần kinh số 7.

Người bệnh lưu ý, các biện pháp phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 trên đây chỉ phát huy hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ, hoặc chưa từng bị liệt cơ mặt. Với những người đã bị liệt dây thần kinh số 7, nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn và được chỉ định áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị sớm các bệnh lý dễ gây liệt cơ mặt là cách phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả
Điều trị sớm các bệnh lý dễ gây liệt cơ mặt là cách phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả

Một số cách phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 trên đây sẽ phần nào giúp bạn tránh được tình trạng liệt cơ mặt, ngoài ra còn cải thiện sức đề kháng và tăng cường sức khoẻ. Hy vọng, thông qua bài viết, bạn sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh và thiết lập các phương pháp điều trị cũng như phòng tránh phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

26/04

hôm nay

27/04

Ngày mai

28/04

Ngày kìa

+

Khác