Thuốc Ngủ Amitriptyline: Chi Tiết Về Cách Sử Dụng Và Giá Bán 

Ngày cập nhật: 02/03/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Thuốc ngủ Amitriptyline là một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng, giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, lo lắng, căng thẳng, trầm cảm. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không đúng cách sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vậy liều lượng và cách sử dụng thuốc Amitriptyline như thế nào. Cùng Đông Phương Y Pháp tìm hiểu qua bài viết sau. 

Thuốc ngủ Amitriptyline là gì?

Amitriptyline 25mg là thuốc chống trầm cảm ba vòng, thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng cho những đối tượng bị mất ngủ, lo âu, căng thẳng, rối loạn thần kinh, trầm cảm. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế tái nhập các serotonin, monoamin và noradrenalin ở các tế bào thần kinh amin đơn. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng kháng cholinergic ở thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi.

Amitriptyline hấp thu nhanh chóng sau khi uống từ 30-60 phút. Nếu dùng với liều lượng thông thường, trong vòng 24 giờ thuốc sẽ được đào thải ra ngoài từ 30-50%. Thuốc chủ yếu được đào thải qua đường bài tiết nước tiểu và qua phân dưới dạng các chất chuyển hóa liên hợp glucuronid hoặc sulfat. Amitriptylin có thể phân bố ra toàn cơ thể và liên kết với nhiều protein trong huyết tương và mô.

Amitriptyline có tác dụng caie thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm, lo lắng
Amitriptyline có tác dụng caie thiện tình trạng mất ngủ, trầm cảm, lo lắng

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về thuốc ngủ Amitriptyline:

  • Tên thuốc: Amitriptylin Danapha.
  • Thương hiệu: Danapha.
  • Nhà sản xuất: Danapha.
  • Nơi sản xuất: Việt Nam.
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim 10mg, 25mg, 50mg, 75mg, 100mg, 150mg và dung dịch tiêm 10 mg/mL.
  • Cách đóng gói: Lọ 100 viên.
  • Thuốc cần kê toa: Có.
  • Hạn dùng: 36 tháng.

Thành phần của thuốc Amitriptyline

Dưới đây là bảng thành phần của thuốc ngủ Amitriptyline:

  • Hoạt chất chính của thuốc: Amitriptylin hydroclorid 25mg.
  • Tá dược: Lactose, povidon K30, magnesi stearat, titan dioxyd, aerosil, hydroxypropyl methylcellulose, polyethylen glycol 400, tinh bột sắn, màu tartrazin vừa đủ 1 viên. 

Công dụng của thuốc ngủ Amitriptyline

Dưới đây là tác dụng chính của thuốc Amitriptyline đối với sức khỏe người dùng: 

  • Amitriptyline được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm nội sinh.
  • Điều trị một số trường hợp trẻ bị đái dầm và ban đêm.
  • Điều trị đau dây thần kinh.
  • Giảm lo, căng thẳng, mất ngủ.
Xem thêm: Thuốc Drexler 7.5mg: Công Dụng, Cách Dùng Và Giá Bán

Cách sử dụng Amitriptyline

Sử dụng thuốc ngủ Amitriptyline đúng cách sẽ giúp thuốc phát huy được toàn bộ công dụng và tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách dùng:

  • Thuốc dùng dưới dạng uống.
  • Uống thuốc với nước lọc.
  • Không dùng thuốc với nước hoa quả, nước có gas, sữa, cà phê.
  • Nên uống nguyên viên, không bẻ, không nghiền nát hoặc nhai thuốc.
  • Nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để không bị buồn ngủ vào ban ngày.

Liều lượng:

  • Người lớn dùng mỗi ngày 75mg, chia thành 3 lần, có thể tăng lên 150mg/ngày. Liều tăng sẽ được ưu tiên dùng vào buổi chiều tối. Dùng thuốc Amitriptyline trong khoảng 3-4 tuần.
  • Liều duy trì ngoại trú dùng 50-100mg/ngày, người bệnh thể trạng tốt có thể tăng lên 150mg/ngày. Thuốc dùng trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn, có thể ngưng điều trị dần dần để tránh nguy cơ tái phát.
  • Trẻ em dùng từ 10-50mg/ngày tùy theo độ tuổi, nên uống trước khi đi ngủ. Thời gian dùng thuốc dưới 3 tháng.
  • Người bị đau dây thần kinh dùng liều đầu tiên là 10mg, sau đó có thể tăng dần lên 75mg/ngày. Nên uống thuốc vào buổi tối.

Bảo quản: 

  • Bảo quản thuốc ngủ Amitriptyline ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh để thuốc ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
  • Tránh nơi có độ ẩm cao.
  • Nhiệt độ phòng từ 25-30 độ C là tốt nhất.
  • Không thể trẻ em và thú nuôi tiếp xúc với thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc ngủ Amitriptyline có thể tương tác với một số loại thuốc khác nếu người bệnh sử dụng chung với nhau. Vì vậy bạn cần thông báo với bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc kê đơn, không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng nào.

Dưới đây là danh sách các loại thuốc không được sử dụng với Amitriptyline để tránh gây độc cho cơ thể: 

  • Thuốc ức chế monoamin oxydase: Có khả năng gây tử vong cao.
  • Thuốc phenothiazin: Tăng nguy cơ lên cơn động kinh.
  • Thuốc chống thụ thai: Làm tăng khả dụng sinh học của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
  • Thuốc physostigmin: Đảo ngược tác dụng của thuốc chống trầm cảm ba vòng trên hệ thần kinh trung ương, gây loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền xung động.
  • Thuốc levodopa: Làm giảm khả năng sinh học của thuốc levodopa.
  • Thuốc cimetidin: làm tăng nồng độ các loại thuốc này có trong máu, dẫn đến ngộ độc.
  • Thuốc MAOI: Làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng serotonin.
  • Thuốc clonidin, guanethidin hoặc guanadrel: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
  • Thuốc thioridazine: Có thể gây ức chế chuyển hóa thioridazine làm tăng tác dụng phụ cho tim mạch.
  • Thuốc cường giao cảm: Làm tăng tác dụng trên tim mạch, gây loạn nhịp, tăng huyết áp, sốt cao.
  • Thuốc kháng cholinergic: Làm tăng tác dụng của những thuốc này trên mắt, ruột, bàng quang, hệ thần kinh trung ương. 
Amitriptyline có thể tương tác với một số loại thuốc khác
Amitriptyline có thể tương tác với một số loại thuốc khác

Chống chỉ định

Không dùng Amitriptyline cho những trường hợp sau: 

  • Người bệnh bị quá mẫn với thành phần có trong thuốc Amitriptyline.
  • Người đã và đang dùng các chất ức chế monoamin oxidase trong vòng 2 tuần gần đây.
  • Người có tiểu sử bị nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim sung huyết, suy động mạch vành.
  • Người bị suy gan nặng.
  • Đối tượng đang bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Người bệnh bị tăng nhãn áp góc hẹp, u tế bào ưa crom, bệnh cường giáp hoặc đang điều trị với các thuốc tuyến giáp.

Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc ngủ Amitriptyline, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng quá mẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải như:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • An thần quá mức, ra mồ hôi, mất định hướng, thèm ăn, đau đầu, chóng mặt.
  • Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, thay đổi điện tâm đồ, blốc nhĩ thất, hạ huyết áp.
  • Suy giảm khả năng tình dục và gây liệt dương ở nam giới.
  • Buồn nôn, khô miệng, thay đổi vị giác, táo bón.
  • Mất điều vận.
  • Khó điều tiết mắt, gây mờ mắt, giãn đồng tử.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Tăng huyết áp.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Phát ban, phù mặt, phù lưỡi.
  • Cảm giác tê, nóng ở tứ chi, run.
  • Cơ thể hưng phấn, khó tập trung, lo âu, mất ngủ, gặp ác mộng.
  • Bí tiểu.
  • Tăng nhãn áp.
  • Ù tai.

Hiếm gặp:

  • Ngất, sốt, phù, chán ăn.
  • Mất bạch cầu hạt, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.
  • Hội chứng vú to ở đàn ông, sưng tinh hoàn, tăng tiết sữa, giảm bài tiết ADH.
  • Tiêu chảy, liệt ruột.
  • Viêm tuyến mang tai.
  • Rụng tóc.
  • Nổi mề đay, ban xuất huyết, mẫn cảm với ánh sáng.
  • Vàng da, tăng transaminase.
  • Động kinh, rối loạn vận ngôn, hội chứng ngoại tháp.
  • Ảo giác, hoang tưởng.
Không nên bỏ lỡ: Thuốc Phamzopic: Công dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Quan Trọng

Xử lý quên liều và quá liều

Trong quá trình sử dụng thuốc, rất nhiều người gặp phải tình trạng quên một liều hoặc lỡ uống quá liều. Khi đó bạn cần xử lý theo cách như sau:

Quên liều:

Khi người bệnh lỡ quên uống một liều, bạn cần xử lý theo cách như sau:

  • Nên dùng ngay khi nhớ ra.
  • Nếu liều đã quên gần sát với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc như bình thường.
  • Không uống bù liều hoặc uống gấp đôi liều lượng.

Quá liều:

Người bệnh dùng Amitriptyline quá liều sẽ có những biểu hiện như: Ngủ gà ngủ gật, lú lẫn, co giật, mất tập trung, đồng tử giãn, tim đập nhanh chậm thất thường, kích động, ảo giác, thở nông, khó thở, cơ thể yếu, mệt mỏi, nôn mửa,…

Khi dùng thuốc quá liều người bệnh cần gọi ngay 115 hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được xử lý kịp thời. Các bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện của người bệnh để đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp nhất, bao gồm:

  • Rửa dạ dày bằng than hoạt tính dạng bùn nhiều lần.
  • Duy trì thân nhiệt, duy trì chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
  • Theo dõi chức năng của tim mạch và điện tim đồ.
  • Điều trị loạn nhịp tim bằng lidocain, kiềm hóa máu tới pH 7,4 – 7,5 bằng natri bicarbonat tiêm tĩnh mạch.
  • Điều trị tình trạng co giật bằng cách tiêm tĩnh mạch với diazepam, lorazepam, phenytoin, paraldehyd hoặc cho người bệnh hít thuốc mê.
Nên biết cách xử lý khi dùng thuốc quá liều hoặc quên liều
Nên biết cách xử lý khi dùng thuốc quá liều hoặc quên liều

Amitriptyline giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Thuốc ngủ Amitriptyline hiện đang được bán với mức giá là 100.000 đồng/hộp 100 viên. Mức giá này chỉ mang tính chất tham khảo vì nó có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm và phụ thuộc vào từng cửa hàng.

Người bệnh có thể mua thuốc tại quầy thuốc của bệnh viện hoặc các hiệu thuốc trên toàn quốc. Để thuận tiện hơn, bạn nên mang theo đơn thuốc của bác sĩ để dược sĩ hướng dẫn cách dùng thuốc được chính xác hơn.

Lưu ý trong thời gian dùng thuốc Amitriptyline

Để quá trình sử dụng thuốc Amitriptyline diễn ra an toàn và hiệu quả, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu dùng thuốc Amitriptyline có thể tác động tới thai nhi, gây an thần và bí tiểu ở trẻ sơ sinh. Vì vậy thai phụ nên cân nhắc lợi ích khi sử dụng.
  • Amitriptyline có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ bỉm cần ngưng sử dụng thuốc hoặc ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.
  • Không sử dụng các loại thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng như mốc, chảy nước, đổi màu, có mùi lạ.
  • Sau khi dùng thuốc ngủ Amitriptyline người bệnh không nên lái xe, vận máy móc hoặc tham gia các kỳ thi quan trọng.

Những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thuốc ngủ Amitriptyline. Từ đó người bệnh có thể dùng thuốc được an toàn và hiệu quả hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định dùng thuốc cho phù hợp.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

17/05

hôm nay

18/05

Ngày mai

19/05

Ngày kìa

+

Khác