Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất?

Ngày đăng: 05/06/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Phương pháp châm cứu đã quá quen thuộc với người dân Việt, nhưng châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả các thông tin quan trọng và cần thiết xoay quanh vấn đề này.

Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất? 

Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất là mối quan tâm hàng đầu của các bệnh nhân. Thực tế, không có một quy định cụ thể nào về thời gian châm cứu ở trong ngày. Thông thường, tùy vào lịch trình của bệnh nhân và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ sắp xếp lịch châm cứu sao cho phù hợp. 

Tuy nhiên, để kỹ thuật châm cứu đạt hiệu quả cao nhất, một số chuyên ra cho rằng, châm cứu vào lúc mà thời tiết ấm áp và nhiều ánh sáng là tốt nhất. Tại bởi, vào thời điểm này năng lượng đang ở mức đỉnh cao, có thể con người ở trạng thái cân bằng, dễ dàng phục hồi và nâng cao tinh thần.

Chính vì thế, thời gian để châm cứu tốt nhất trong ngày là vào ban ngày, lúc có mặt trời và nhiều ánh sáng, thời tiết ấm áp. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và sắp xếp công việc của mình để tiến hành châm cứu vào khoảng thời gian này để đạt được kết quả tốt nhất.

cham cuu vao thoi gian nao trong ngay tot nhat
Thời gian để châm cứu tốt nhất trong ngày là vào ban ngày

Châm cứu trong bao lâu là tốt nhất?

Thời gian châm cứu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, thể trạng của bệnh nhân, các huyệt đạo được châm cứu, tay nghề của bác sĩ,…

Cụ thể:

  • Khi châm cứu vào các huyệt đạo như huyệt Thập tuyên, Tứ phùng,… chỉ châm trong thời gian ngắn, châm vào và rút ra ngay.
  • Đối với các huyệt đạo có vị trí ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, thời gian châm sẽ dài hơn, khoảng từ 10 – 30 giây.
  • Trong trường hợp thực hiện điện châm – châm cứu cho trẻ em có thể kéo dài khoảng vài phút.
  • Khi châm cứu cho các bệnh nhân bị bại liệt hoặc gài kim trong huyệt trong liệu pháp gài kim, thời gian châm cứu có thể là 5 – 10 phút, thậm chí có thể kéo dài lên 30 phút.
  • Những bệnh nhân có thể trạng yếu thời gian châm cứu sẽ dài hơn những người có sức khỏe và thể trạng tốt.

Bên cạnh đó, một liệu trình châm cứu thông thường sẽ kéo dài từ 13 đến 15 ngày. Thời gian này có thể thay đổi. Bệnh nhân nếu như tiến hành châm cứu được 7-10 ngày và thấy thay đổi đáng kể thì có thể dừng lại và kết hợp với dùng thuốc. 

Ở một số trường hợp khác, bệnh nhân khi đã tiến hành châm cứu hết một liệu trình nhưng tình trạng chưa được cải thiện như mong muốn, có thể dừng lại một vài ngày trước khi bước vào đợt trị liệu thứ hai.

Những lưu ý khi châm cứu chữa bệnh, phục hồi sức khỏe…

Để quá trình châm cứu đạt được hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

Trước khi châm cứu

Về tâm lý:

Nhiều người sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy kim châm, do đó mà trở nên hoang mang và có phần hơi hoảng hốt. Điều này có thể gây trở ngại cho bác sĩ và việc châm cứu khó đạt được hiệu quả cao. 

Do vậy, trước khi tiến hành châm cứu, bạn nên thư giãn và để bản thân ở trạng thái cân bằng, thoải mái nhất. Đồng thời, các bác sĩ cũng nên tạo sự tin tưởng cho người bệnh ngay từ đầu. Bằng cách tự tin vào tay nghề của mình, trò chuyện và giải thích cho bệnh nhân về hiệu quả của châm cứu sẽ giúp bệnh nhân bớt căng thẳng.

Về tư thế:

Tùy thuộc vào từng huyệt đạo châm cứu mà người bệnh sẽ lựa chọn những tư thế phù hợp và thoải mái nhất trước khi tiến hành châm cứu. Một số tư thế ngồi châm cứu gồm: ngồi ngửa dựa ghế, ngồi chống cằm, ngồi cúi sấp, ngồi cúi nghiêng, …

Một số lưu ý khác: Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không để bụng quá đói hoặc quá no, không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá,… Đặc biệt bệnh nhân không nên tự ý thực hiện thủ thuật châm cứu ở nhà khi không có chuyên gia.

cham cuu vao thoi gian nao trong ngay tot nhat
Chọn những tư thế phù hợp và thoải mái nhất trước khi tiến hành châm cứu

Sau khi châm cứu

Không nên ngồi dậy đột ngột ngay sau khi châm cứu xong, vì cơ thể chưa có sự chuẩn bị sẽ có thể làm người bệnh bị choáng. Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 15 – 30 phút để theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng. Nếu thấy cơ thể bình thường mới đứng dậy và trở về nhà.

Một đến hai ngày sau khi châm cứu, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và hạn chế việc khuân vác đồ nặng, tránh những tác động từ bên ngoài đến những vị trí mới châm cứu.

Chăm chỉ tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cho khí huyết lưu thông, tuần hoàn máu tốt, tâm trạng trở nên dễ chịu hơn. Đặc biệt là các bài tập giúp kéo dãn cơ và khớp.

Trên đây là các thông tin xoay quanh vấn đề châm cứu, châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất. Mong rằng đã phần nào giải đáp được những thắc mắc của độc giả!

Có thể bạn cần:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    27/04

    hôm nay

    28/04

    Ngày mai

    29/04

    Ngày kìa

    +

    Khác