Trước và sau châm cứu kiêng gì để nhanh mau bình phục?

Ngày đăng: 07/04/2023 Biên tập viên: Thanh Hồng

Châm cứu là một phương pháp trị liệu nhiều bệnh lý được đánh giá là tốt nhất hiện nay. Phương pháp này tuy an toàn, nhưng trước và sau khi châm cứu người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp châm cứu kiêng gì để hỗ trợ tốt cho cuộc trị liệu.

Châm cứu kiêng gì?

Châm cứu là thao tác đưa kim tác động vào một điểm huyệt đạo, huyệt vị nhất định trên cơ thể với mục đích là cân bằng âm dương, phục hồi chức năng cơ quan bị tổn thương, đưa cơ thể về trạng thái bình thường.

Nếu được châm cứu đúng cách, chỉ sau 1-2 liệu trình, người bệnh sẽ cảm nhận triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Điều trị bằng liệu pháp châm cứu mặc dù không gây hiện tượng “nhờn”, nhưng phương pháp này vẫn tiềm ẩn rủi ro cũng như tác dụng phụ nếu bệnh nhân không tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh dùng thuốc
Châm cứu là phương pháp chữa bệnh dùng thuốc

Bất kỳ một phương pháp trị liệu nào cũng có những nguyên tắc kiêng khem, yêu cầu bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối. Với châm cứu cũng vậy, nếu người bệnh chỉ thực hiện trị liệu mà không quan tâm tới những điều cần lưu ý trong giai đoạn trước và sau, sẽ không cải thiện được triệu chứng mà còn có nguy cơ biến chứng, nặng nhất là teo cơ và liệt người.

Do đó, việc biết châm cứu kiêng gì là điều vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị của bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân trị liệu châm cứu cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi châm cứu

  • Người bệnh không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi châm cứu. Bổ sung lượng thực phẩm vừa đủ.
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu sẽ dễ gây ra hiện tượng căng cứng cơ ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.
  • Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafein,…
  • Hãy dành ra 1-2 ngày nghỉ ngơi, dưỡng sức để có một thể trạng khỏe mạnh nhất bước vào quá trình trị liệu. Những người có thể lực yếu sẽ không được chỉ định thực hiện phương pháp điều trị này. Do đó, việc đảm bảo một thể lực ổn định và tâm lý thoải mái là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả của cả quá trình châm cứu.

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành trị liệu châm cứu bệnh nhân nên tham vấn ý kiến chuyên gia, đặc biệt không tự ý châm cứu tại nhà trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có cơ địa quá nhạy cảm, thể trạng không chịu được tác động từ phương pháp châm cứu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, suy hô hấp, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim
  • Người gặp chấn thương vùng lưng, vai, cổ, gáy nhưng bao gồm cả vết thương hở.
  • Người bị viêm nhiễm, lở loét, có dấu hiệu hở da.
  • Người mắc các bệnh lý ngoại khoa như: thủng dạ dày, viêm ruột thừa, viêm vòi trứng,…
  • Người bệnh đang bị sốt, cảm hoặc lao động nặng nhọc.
  • Người bệnh có tinh thần không ổn định hoặc mắc các vấn đề về thần kinh.
  • Bệnh nhân bị rối loạn máu, thiếu máu hoặc các bệnh lý tim mạch.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, trước khi châm cứu bạn nên ưu tiên lựa chọn cơ sở uy tín, đã được Sở Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có tay nghề giỏi, đã có chứng chỉ hành nghề. Một trong số ít cơ sở uy tín phải nhắc đến Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Địa chỉ VÀNG ứng dụng CHÂM CỨU Chữa Đa Dạng Diện Bệnh như: Phục hồi tai biến, xương khớp, mất ngủ, liệt dây thần kinh số 7, … 

Trung tâm thực hiện CHÂM CỨU theo QUY TRÌNH KHOA HỌC, ĐẠT TIÊU CHUẨN: 

  • Thăm khám, điều trị theo nguyên tắc LUẬN CHỨNG HẠ CHÂM, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, đánh giá sức khỏe cẩn thận, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe, tránh gây biến chứng do cơ địa không phù hợp
  • Ứng dụng châm cứu theo Trường phái Tân Châm, Hiệu Quả gấp 4 – 5 lần thông thường. Phương pháp châm cứu này cũng giảm cảm giác đau rõ rệt, không tạo “áp lực” châm cứu cho người bệnh. 
  • Trực tiếp bác sĩ giỏi châm cứu, lựa chọn huyệt đạo chính xác, thao tác kim dứt điểm, có kinh nghiệm hướng dẫn bệnh nhân thỏa hiệp để tránh gây VỰNG KIM 
  • Sử dụng kim châm mới 100%, đảm bảo tránh lây nhiễm chéo các bệnh lý ngoài da, bệnh nhiễm khuẩn do sử dụng chung kim châm. 
  • Sát khuẩn vị trí châm kim sạch, tránh gây nhiễm khuẩn vị trí kim châm
  • Theo dõi sức khỏe người bệnh sát sao ít nhất 30 phút sau trị liệu, chỉ cho người bệnh ra về khi đã đảm bảo ổn định. 
  • Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà sau châm cứu, sẵn sàng giải đáp 24/7 
Ưu điểm nổi bật châm cứu tại Đông Phương Y Pháp
Ưu điểm nổi bật châm cứu tại Đông Phương Y Pháp

Sau khi châm cứu

Khi hoàn thành trị liệu châm cứu, người bệnh nên ở lại cơ sở y tế 15 – 30 phút để tiện theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng.  Đến khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Trong vòng 1-2 ngày đầu, người bệnh không nên vận động mạnh hay khiêng vác vật nặng. Thay vào đó hãy luyện tập với các bài vận động nhẹ, phù hợp với thể trạng mình. 

Vận động nhẹ nhàng trước và sau châm cứu
Vận động nhẹ nhàng trước và sau châm cứu

Ưu tiên các bài tập giúp kéo giãn các khớp để cải thiện khả năng dẻo dai tại các cơ cùng với dây thần kinh vùng lưng. Tuy nhiên, việc thực hiện các bài tập cần được chỉ định và hướng dẫn từ phía người châm cứu để tránh nguy cơ gặp di chứng.

Lời khuyên: Người châm cứu nên ăn gì, cần kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả của quá trình điều trị, vì khi cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ nuôi dưỡng mọi tế bào được tốt nhất. Bên cạnh đó, việc ăn uống kiêng khem để không ảnh hưởng đến bệnh lý, cũng là điều vô cùng quan trọng.

Do đó, việc nắm rõ thông tin người châm cứu nên ăn gì, kiêng gì cũng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh cần bổ sung trong và sau quá trình trị liệu cũng như các thực phẩm cần tránh!

Thực phẩm người châm cứu nên ăn

Danh sách những thực phẩm bệnh nhân châm cứu nên sử dụng:

Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin là thành phần khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của con người, nhất là với những người sau châm cứu. Nếu cơ thể được thu nạp đầy đủ các dưỡng chất này qua chế độ ăn uống hàng ngày sẽ nâng cao quá trình phục hồi dây thần kinh, giảm viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông máu tới vị trí tổn thương, làm lành tổn thương nhanh chóng, hỗ trợ tăng sinh tế bào hiệu quả… 

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin sau châm cứu
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin sau châm cứu

Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin và người bệnh cần bổ sung:

  • Vitamin B6: hạt óc chó, đậu nành, chuối, lúa mì,…
  • Vitamin B9: bông cải xanh, măng tây, đậu Hà Lan, nấm, gan động vật,…
  • Vitamin B12: trứng, cá ngừa, cua, thịt bò, phomai,…
  • Vitamin A: cà rốt, cá béo, ớt chuông,…
  • Vitamin C: cam, quýt, dâu tây, anh đào, cà chua,…

Thực phẩm chứa chất chống viêm

Để mau chóng bình phục, người châm cứu nên bổ sung thêm các thực phẩm có đặc tính chống viêm vào chế độ ăn mỗi ngày. Một số thực phẩm có khả năng chống viêm tốt phải kể đến như: nho, dứa, hành tây,…

Thực phẩm giàu canxi

Canxi là thành phần thiết yếu trong xương khớp, nó duy trì độ chắc khỏe cũng như phòng ngừa bệnh lý. Do đó, không quá ngạc nhiên khi người châm cứu cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu canxi trong chế độ ăn hàng ngày. 

Canxi có nhiều trong các loại ngũ cốc, sữa, đậu, cá biển, tôm, cua, tép,… Vì thế bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất này.

Thực phẩm chứa chất xơ

Chất xơ được tìm thấy nhiều trong rau xanh và trái cây tươi. Chúng có khả năng kích thích cơ thể sản sinh dịch nhầy bảo vệ đĩa đệm. Từ đó giúp giảm đau và phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Một số thực phẩm giàu chất xơ mà người bệnh châm cứu nên bổ sung như: súp lơ, bắp cải xanh, cà rốt, táo,…

Sau khi châm cứu cần kiêng gì?

Kiêng khem đúng mức và khoa học sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng không đáng có. Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm người châm cứu nên tránh xa:

Người châm cứu kiêng gì chứa nhiều dầu mỡ

Đồ ăn chiên rán, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ chính là tác nhân khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh và mạnh hơn. 

Bên cạnh đó, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ còn khiến cơ thể tăng cần. Trọng lượng không kiểm soát được cũng là nguy cơ khiến bệnh tình ngày một nghiêm trọng hơn. Một số thức ăn chứa nhiều dầu mỡ phải kể đến như: gà rán, đồ ăn nhanh, thịt rán,….

Thực phẩm giàu protein

Hải sản và thịt đỏ là hai thực phẩm chứa hàm lượng protein khá cao, gây ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị. Nếu dung nạp quá nhiều protein sẽ khiến cơ thể tăng cân, kéo theo đó là một loạt các vấn đề xấu liên quan tới sức khỏe như huyết áp cao, tim mạch, nhồi máu cơ tim,…

Kiêng thực phẩm giàu protein
Kiêng thực phẩm giàu protein

Vì vậy, trong và sau quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như: thịt bò, thịt chó, thịt dê, nghêu, mực,…

Rượu bia và các chất kích thích (thuốc lá, cafe,…)

Ngay cả khi không trị liệu châm cứu, người bệnh cũng được khuyến cáo không nên sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích. Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ yêu cầu này để sớm có được cơ thể khỏe mạnh.

Thức ăn chứa nhiều đường hóa học

Cơ thể dung nạp nhiều đường sẽ gây nguy cơ cao huyết áp, đặc biệt sẽ khiến tình trạng viêm nhức tại khớp xương ngày một trầm trọng hơn. Do vậy, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt có gas, đồ uống có đường, kem,…

Ngoài những lưu ý trên, trước khi bệnh nhân tìm đến phương pháp châm cứu nên lựa chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ châm cứu bấm huyệt uy tín, đáng tin cậy, có giấy phép hoạt động. Đảm bảo đội ngũ y bác sĩ, kỹ thuật viên có chứng chỉ hành nghề, giàu kinh nghiệm. Như vậy, quá trình trong – sau khi điều trị sẽ được đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất có thể.

Trên đây là lời giải đáp châm cứu kiêng gì, những hoạt động nên tránh cũng như chế độ dinh dưỡng cho người bệnh trước và sau châm cứu. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe để có thể trạng sinh hoạt và làm việc tốt nhất.

XEM THÊM:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    25/04

    hôm nay

    26/04

    Ngày mai

    27/04

    Ngày kìa

    +

    Khác