Các Xét Nghiệm Xơ Vữa Mạch Máu Được Áp Dụng Trong Y Khoa

Ngày cập nhật: 21/02/2024 Biên tập viên: Phương Hoa
Đánh giá bài viết

Xơ vữa động mạch là một căn bệnh diễn ra âm thầm và không dấu hiệu ở đặc trưng ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi bệnh đã trở nặng hoặc thông qua những lần thăm khám sức khỏe bất chợt. Vậy làm thế nào để chẩn đoán bệnh xơ vữa động mạch? Dưới đây là những xét nghiệm xơ vữa mạch máu được bác sĩ áp dụng trong quá trình kiểm tra sức khỏe cho người bệnh.

Các xét nghiệm xơ vữa mạch máu được sử dụng trong y khoa

Trong quá trình thăm khám bệnh, bác sĩ có thể phát hiện ra những triệu chứng bất thường ở động mạch, bao gồm:

  • Bên dưới khu vực động mạch bị tắc nghẽn có dấu hiệu mạch đập yếu hoặc mất mạch.
  • Có hiện tượng giảm huyết áp ở bên chi bị tổn thương.
  • Thông qua ống nghe phát hiện âm phổi ở động mạch.

Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm xơ vữa mạch máu dưới đây:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm xơ vữa mạch máu quan trọng được thực hiện nhằm kiểm tra hàm lượng đường và nồng độ cholesterol trong máu. Nếu các chỉ số này cao cho thấy người bệnh có nguy cơ xơ vữa động mạch.

Để kết quả xét nghiệm diễn ra chính xác, người bệnh cần nhịn ăn và chỉ được uống nước lọc trong vòng 9-12 tiếng trước khi thử máu. Bác sĩ sẽ thông báo trước cho người bệnh để có sự chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu.

Xét nghiệm máu chẩn đoán xơ vữa mạch máu
Xét nghiệm máu chẩn đoán xơ vữa mạch máu

Siêu âm động mạch

Siêu âm là một hình thức chẩn đoán bệnh bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt để đo vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau của hệ thống mạch trên cơ thể như: Cổ, cánh tay, chân,….

Siêu âm động mạch được thực hiện bởi một bác sĩ siêu âm hoặc chuyên gia về mạch máu. Quá trình siêu âm không gây đau đớn, khó chịu và thường kéo dài từ 10-15 phút. Các tín hiệu sóng siêu âm phản hồi sẽ được ghi lại và tạo ra những hình ảnh động về mạch máu bên trong cơ thể.

Kết quả thu được sẽ giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng tắc nghẽn động mạch, tốc độ lưu thông của máu trong động mạch và đo bề dày của CIMT để đánh giá được tình trạng xơ vữa động mạch.

Chụp canxi mạch vành (CAC)

Chụp canxi mạch vành hay còn được gọi là chụp tim. Đây là một xét nghiệm phổ biến, sử dụng hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra hình ảnh chi tiết về tim của người bệnh, giúp phát hiện các mảng xơ vữa trong động mạch.

Phương pháp này có thể cho thấy sự lắng đọng canxi trong thành động mạch. Kết quả của bài kiểm tra được thể hiện dưới dạng điểm số. Khi có sự hiện diện của canxi trong mạch vành, điểm số này càng cao. Điều này cũng cho thấy nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch càng cao.

Phương pháp CAC có tác dụng hiệu quả đối với các trường hợp mãn tính. Tuy nhiên xét nghiệm hình ảnh này không được áp dụng để xác định mảng bám xơ vữa trong những trường hợp cấp tính.

Chỉ số mắt cá chân/cánh tay

Chỉ số mắt cá chân, cánh tay là một bài kiểm tra đơn giản nhằm so sánh huyết áp ở chân và tay. Chỉ số này được tính bằng cách chia huyết áp trong động mạch tại vị trí mắt cá chân cho huyết áp trong động mạch ở vùng cánh tay. Nếu kết quả thu được < 0,9 thì có nghĩa người bệnh đã bị bệnh động mạch ngoại biên ở mạch máu tại chân.

Khi kết quả chỉ số mắt cá chân/cánh tay thấp có nghĩa là mạch máu đến chân và bàn chân đang bị tắc nghẽn. Tuy nhiên chỉ số này sẽ không thể biết được chính xác mạch máu đang bị tắc hẹp ở đoạn nào.

Điện tâm đồ (ECG)

Điện tâm đồ (ECG) là phương tiện giúp ghi lại các tín hiệu điện trong tim. Đây là một phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến, không đau và được sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch. Người bệnh không cần chuẩn bị gì đặc biệt trước khi đo điện tâm đồ.

Thông qua những tín hiệu thu được, bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác tình trạng xơ vữa động mạch và ghi nhận hiện tượng thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim của người bệnh trước đó. Ngoài ra, điện tâm đồ còn giúp đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa hoặc sau khi được can thiệp đặt stent mạch vành. Đồng thời giúp phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát.

Đô điện tâm đồ chẩn đoán xơ vữa động mạch
Đô điện tâm đồ chẩn đoán xơ vữa động mạch

Thử nghiệm gắng sức

Phương pháp này được thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra xem tim hoạt động như thế nào khi người bệnh làm việc gắng sức. Bởi thông thường, khi tập thể dục, lao động nặng hoặc căng thẳng áp lực, tim sẽ đập nhanh và mạnh hơn.

Bài kiểm tra này có thể tiết lộ những vấn đề trong tim mà bác sĩ không thể chẩn đoán bằng những phương pháp khác. Người bệnh sẽ được sử dụng thiết bị máy chạy bộ hoặc xe đạp tập Elip để tiến hành đo nhịp tim, huyết áp và hơi thở trong lúc tập luyện.

Đặt ống thông trong tim và chụp động mạch vành

Thủ thuật này được thực hiện nhằm phát hiện ra các động mạch đang bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Theo đó bác sĩ sẽ tiêm một chất cản quang vào động mạch của tim thông qua một ống dài và mỏng.

Thiết bị này được đưa qua động mạch ở chân hoặc cổ để đến các động mạch trong tim. Chất cản quang sẽ lấp đầy động mạch và động mạch sẽ được hiển thị trên màn hình thiết bị theo dõi. Hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ được vị trí động mạch đang bị tắc hẹp.

Phương pháp xét nghiệm khác

Một số xét nghiệm xơ vữa mạch máu khác cũng được bác sĩ sử dụng như: Chụp cắt lớp vi tính mạch máu (CTA), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), chụp mạch cộng hưởng từ (MRA). Những xét nghiệm này được dùng để quan sát các động mạch. Thấy được tình trạng hẹp/cứng/phình động mạch và hiện tượng lắng đọng canxi bên trong thành động mạch.

Phương pháp điều trị bệnh xơ vữa mạch máu

Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra được cách để điều trị khỏi tình trạng này. Các biện pháp được áp dụng chủ yếu làm chậm tiến trình của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Một số phương pháp phòng ngừa và điều trị xơ vữa mạch máu được bác sĩ áp dụng bao gồm:

Thay đổi lối sống

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa có dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh cần thay đổi lối sống sinh hoạt bằng cách:

  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, giảm bớt tinh bột, đường, chất béo bão hòa ra khỏi thực đơn, ăn nhiều rau củ quả tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt.
  • Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia.
  • Tập thể dục mỗi ngày 30-60 phút với các hoạt động thể chất vừa sức, mỗi tuần tập ít nhất 4 buổi.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc giúp ngăn ngừa những biến chuyển xấu của bệnh xơ vữa động mạch, người bệnh nên sử dụng đó là:

  • Thuốc giảm cholesterol bao gồm thuốc statin và các dẫn xuất của axit fibric.
  • Thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc chống đông máu như aspirin để ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, dẫn đến tắc nghẽn động mạch.
  • Thuốc ức chế beta, thuốc chẹn kênh canxi giúp làm hạ huyết áp.
  • Thuốc giãn mạch giúp bảo vệ thành mạch, chống quá trình tái cấu trúc thành động mạch.
  • Thuốc lợi tiểu có công dụng làm giảm huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn chặn tình trạng tắc hẹp động mạch.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh xơ vữa động mạch
Sử dụng thuốc điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Can thiệp ngoại khoa

Trường hợp người bệnh sau khi xét nghiệm xơ vữa mạch máu được chẩn đoán có những dấu hiệu nghiêm trọng, sức khỏe đang bị ảnh hưởng thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Sử dụng tĩnh mạch từ nơi khác trong cơ thể hoặc một ống tổng hợp nhằm chuyển hướng mạch máu đi qua đoạn mạch đang bị tắc nghẽn.
  • Cắt bỏ nội mạc động mạch: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ chất béo đang bị lắng đọng trong thành động mạch.
  • Tiêu sợi huyết: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc và động mạch bị ảnh hưởng để làm tan các cục máu đông, giúp máu có thể lưu thông dễ dàng hơn.
  • Nạo mảng xơ vữa: Bác sĩ sử dụng một ống thông với một lưỡi dao sắc ở một đầu để loại bỏ các mảng bám bên trong động mạch. 
  • Nong mạch: Sử dụng một sống mỏng, dẻo có một quả bóng trên đầu để mở rộng động mạch, ngăn ngừa tắc hẹp.

Trên đây là những xét nghiệm xơ vữa mạch máu và các phương pháp điều trị cơ bản được áp dụng. Người bệnh có thể tham khảo để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích, giúp quá trình phòng ngừa và chữa trị được hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Avatar

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/05

    hôm nay

    21/05

    Ngày mai

    22/05

    Ngày kìa

    +

    Khác