Bệnh Xơ Vữa Động Mạch Cảnh Có Chữa Được Không?

Ngày cập nhật: 21/02/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Xơ vữa động mạch cảnh là bệnh lý khá phổ biến, hình thành chủ yếu do tình trạng thừa cân béo phì, ít hoạt động thể chất, hút thuốc lá, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp. Trường hợp can thiệp muộn, động mạch có thể tắc nghẽn hoàn toàn dẫn tới đột quỵ, đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Vậy xơ vữa động mạch cảnh có chữa được không, chữa thế nào mới hiệu quả?

Bệnh xơ vữa động mạch cảnh có chữa được không?

Xơ vữa động mạch cảnh là tình trạng xảy ra khi chất béo, cholesterol xấu tích tụ trong lòng mạch động mạch, khiến khu động mạch bị thu hẹp. Khi các động mạch cảnh bị tắc nghẽn sẽ gây khó khăn trong việc cung cấp oxy, chất dinh dưỡng tới não. Xơ vữa là quá trình tự nhiên, diễn ra âm thầm mỗi ngày trong động mạch. Vậy xơ vữa động mạch canhr có chữa được không?

Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể làm giảm tốc độ hình thành mảng xơ vữa, giảm nguy cơ vỡ mảng xơ vữa dẫn tới nhồi máu cơ tim, làm chậm quá trình suy tim và suy thận. Nhờ đó cải thiện sức khỏe, giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ.

Xơ vữa động mạch cảnh chỉ có thể điều trị thuyên giảm
Xơ vữa động mạch cảnh chỉ có thể điều trị thuyên giảm

Như vậy xơ vữa động mạch cảnh có thể chữa trị được nhưng không thể loại bỏ bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp không được điều trị đúng cách, quá trình xơ vữa động mạch sẽ diễn ra sớm hơn, làm xuất hiện các biến chứng như:

  • Bệnh động mạch vành như suy tim, khó thở, mệt khi gắng sức,…
  • Hôn mê, liệt hẳn tay – chân – ngừa người, đột quỵ,…
  • Đau khắp chân khi đi lại nhiều, da lạnh hơn, thay đổi màu da và có cảm giác nóng rát.
  • Phình động mạch.
  • Bệnh thận mạn tính.

Phương pháp điều trị xơ vữa động mạch cho hiệu quả cao

Mặc dù không thể điều trị bệnh một cách triệt để, tuy nhiên để làm giảm các triệu chứng của bệnh, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ điều trị như sau:

  • Dùng thuốc: Các loại thuốc điều trị xơ vữa động mạch cảnh bao gồm thuốc hạ LDL cholesterol, Triglyceride và thuốc huyết áp.
  • Thay đổi lối sống: Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ thuốc lá, tập thể dục thể thao đều đặn, hạn chế căng thẳng và duy trì cân nặng ổn định.
  • Đặt stent nong mạch: Đây là phương pháp nong mạch bằng bóng để đặt 1 giá đỡ mạch máu nhằm giữ cho lòng động mạch mở rộng như ban đầu.
  • Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc: Phương pháp này sẽ xẻ dọc động mạch ra, sau đó bóc tách lớp nội mạch, mảng xơ vữa rồi khâu mạch máu lại để giúp lòng động mạch cảnh mở rộng ra như trước. Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc còn được chỉ định trong trường hợp bị hẹp động mạch chi dưới.
  • Phẫu thuật cầu động mạch: Là hình thức phẫu thuật nối giữa mạch cung cấp máu với đoạn mạch sâu chỗ hẹp để làm tăng lưu lượng máu đến nuôi. Cụ thể phương pháp này sẽ nối giữa động mạch cảnh còn tốt tới mạch cảnh đối diện đã bị tắc.
Trong trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật
Trong trường hợp nặng bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật

Biện pháp phòng ngừa xơ vữa động mạch cảnh

Để ngăn ngừa và hạn chế để bệnh phát triển nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn cần nắm được một số biện pháp phòng tránh xơ vữa động mạch cảnh như sau:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để bản thân rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì một cách mất kiểm soát.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo xấu để giảm sự tích tụ của các mảng bám trong lòng động mạch.
  • Hạn chế muối, bởi dung nạp quá nhiều muối sẽ là nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người bị nhạy cảm với natri.
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả có chứa folate, kali, chất chống oxy hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Không lạm dụng rượu bia.
  • Kiểm soát bệnh lý mãn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường để bảo vệ động mạch tốt hơn.

Xơ vữa động mạch cảnh có chữa được không” vừa được Đông Phương Y Pháp giải đáp chi tiết trong bài viết. Bệnh lý này là nguyên nhân gây ra ⅓ số ca đột quỵ trên toàn thế giới và có thể để lại di chứng nặng nề làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn nhưng bạn có thể chủ động trong việc phòng tránh để giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/05

    hôm nay

    21/05

    Ngày mai

    22/05

    Ngày kìa

    +

    Khác