Tụt Huyết Áp Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Chóng Hồi Phục?

Ngày cập nhật: 26/03/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Tụt huyết áp khiến cơ thể không cung cấp đủ oxy, chất dinh dưỡng đến tim, não, thận và các cơ quan khác. Từ đó gây ra nhiều biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống sinh hoạt hàng ngày có thể cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả. Vậy tụt huyết áp nên ăn gì, kiêng gì để sớm hồi phục?

Người bị tụt huyết áp nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng với sức khỏe nói chung và bệnh huyết áp thấp nói riêng. Do đó, việc xây dựng chế độ ăn uống phù hợp có thể góp phần hạn chế nguy cơ tái diễn tình trạng tụt huyết áp hoặc giúp huyết áp nhanh chóng ổn định trở lại. Vậy bệnh nhân bị tụt huyết áp nên ăn gì?

Dưới đây là top 9 thực phẩm mà người bị huyết áp thấp có thể bổ sung hàng ngày. Chi tiết như sau:

Ăn nho khô

Nho khô đứng đầu trong top những thực phẩm giúp điều hòa huyết áp hiệu quả. Để đạt được tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn 10 quả nho khô vào buổi sáng. Ăn nho khô liên tục trong 1 tháng, tình trạng huyết áp thấp sẽ được cải thiện đáng kể.

Người bị huyết áp thấp nên ăn nho khô
Người bị huyết áp thấp nên ăn nho khô

Tuy nhiên, nho khô có chứa nhiều đường nên không nên ăn quá nhiều. Bởi việc quá lạm dụng nho khô có thể khiến bạn bị mắc bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Tụt huyết áp nên ăn hạnh nhân

Khi được hỏi người huyết áp thấp nên ăn gì, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến loại hạt này. Hạnh nhân có tác dụng kiểm soát tình trạng huyết áp thấp cực tốt. Ngoài việc ăn trực tiếp, dùng sữa hạnh nhân, bạn có thể dùng hạnh nhân để làm nước uống trong vài tuần theo cách sau:

  • Dùng 4 – 5 quả hạnh nhân ngâm qua đêm.
  • Bóc vỏ, tán nhuyễn hạnh nhân.
  • Trộn hạnh nhân với nước sôi và uống chúng vào mỗi buổi sáng.

Ăn muối

Trên thực tế, chúng ta thường được khuyên nên hạn chế ăn muối trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi muối có thể làm tăng huyết áp và các bệnh lý về thận.  Tuy nhiên, với những người bị huyết áp thấp, bạn cần tăng lượng natri trong chế độ ăn uống.

Tuy nhiên, mọi người không nên tăng quá nhiều để tránh nguy cơ dẫn đến suy tim, nhất là ở người lớn tuổi. Tốt nhất, các bạn có thể tham khảo sự tư vấn của bác sĩ để biết hàm lượng muối cần bổ sung hàng ngày bao nhiêu là đủ.

Ngoài việc bổ sung muối qua gia vị, các bạn cũng có thể dung nạp muối qua một số loại thực phẩm như pho mát, ô liu, rong biển, cá ngừ đóng hộp, các loại cá mắm,…

Rễ cam thảo rất tốt cho người bị huyết áp thấp

Rễ cam thảo là thảo dược có tác dụng hỗ trợ tốt cho người bị huyết áp thấp. Ngoài khả năng điều hòa huyết áp, rễ cam thảo còn hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Để dùng thảo dược này, người bệnh có thể pha 400 – 500g bột rễ cam thảo với nước ấm rồi uống mỗi ngày.

Rễ cam thảo rất tốt cho người bị huyết áp thấp
Rễ cam thảo rất tốt cho người bị huyết áp thấp

Trong trường hợp không tìm mua được bột rễ cam thảo, mọi người có thể dùng trà cam thảo. Song trước khi dùng bất cứ loại trà thảo dược nào cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn, phù hợp với cơ địa, thể trạng của bạn. Đặc biệt là khi đang mang thai, bị bệnh loãng máu hoặc dùng thuốc hạ huyết áp nhằm tránh nguy cơ xảy ra biến chứng.

Thực phẩm giàu vitamin B12

Cho những ai chưa biết, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Việc cung cấp đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng này cho cơ thể sẽ hạn chế nguy cơ bị thiếu máu, mệt mỏi, tụt huyết áp. Đồng thời phòng tránh nguy cơ bị thiếu máu, tổn thương các cơ quan, hệ thần kinh. Thịt gà, trứng, cá hồi, cá ngừ và các sản phẩm từ sữa ít béo đều rất giàu vitamin B12.

Thực phẩm chứa folate

Tụt huyết áp ăn gì? Tương tự như vitamin B12, folate (vitamin B9) cũng rất cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu folate, cơ thể sẽ bị thiếu máu, mệt mỏi và dễ bị tụt huyết áp. Vậy nên những người bị huyết áp thấp nên tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa folate như gan, bông cải xanh và các loại đậu.

Uống nhiều nước

Mất nước khiến lượng máu trong cơ thể bị giảm, gây tụt huyết áp. Để giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường cũng như giúp huyết áp duy trì ở mức ổn định, bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày.

Theo khuyến cáo từ trung tâm dinh dưỡng Hoa Kỳ, bệnh nhân bị huyết áp thấp nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời uống nhiều hơn khi thời tiết nóng bức hoặc khi tập luyện thể dục, thể thao.

Uống caffein

Nghiên cứu cho thấy, uống một tách cà phê hoặc trà vào bữa sáng sẽ giúp làm tăng huyết áp khá hiệu quả. Bởi caffein có khả năng làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp tạm thời. Tuy nhiên, tác động này diễn ra ngắn hạn và chúng không gây ảnh hưởng tới huyết áp của mọi người.

Đồ uống có chứa caffein có khả năng làm tăng huyết áp nhanh chóng
Đồ uống có chứa caffein có khả năng làm tăng huyết áp nhanh chóng

Song caffein có thể gây mất nước nên cần uống thêm nước lọc, các chất lỏng khác mỗi khi dung nạp các loại thức uống có chứa thành phần này. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên quá lạm dụng caffein vì có thể dẫn tới khó ngủ, mất ngủ.

Uống nước ép trái cây

Ngoài việc uống nhiều nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước thông qua các loại trái cây tốt cho người bị huyết áp thấp. Để ổn định huyết áp, các bạn có thể uống nước dừa, nước chanh, nước ép lựu, nước ép việt quất, dưa hấu, chuối, cam,… Trong trường hợp không có thời gian hoặc không có máy ép, bệnh nhân có thể ăn trực tiếp những loại quả này.

Khi bị tụt huyết áp nên kiêng ăn gì?

Người bị huyết áp thấp cần tránh dung nạp một số thực phẩm sau:

  • Sữa ong chúa: Hoạt chất insulin có trong sữa ong chúa là thành phần làm giãn động mạch, hạ huyết áp nhanh nên không thích hợp để dùng khi bị tụt huyết áp.
  • Cà rốt: Do có chứa nhiều kali khiến thận tăng đào thải natri vào nước tiểu dẫn tới tình trạng tụt huyết áp.
  • Cà chua, mướp đắng: Là những thực phẩm có chứa nhiều lycopene – giúp giảm huyết áp nên người bị tụt huyết áp nên tránh sử dụng cà chua, mướp đắng, nhất là cà chua còn xanh.
  • Táo mèo: Táo mèo là vị thuốc dân gian có tác dụng làm giãn mạch ngoại vi và là thực phẩm tốt cho người bị huyết áp cao. Vậy nên chúng không thích hợp để dùng cho người bị huyết áp thấp.
  • Rượu bia: Các chất kích thích, đồ uống có cồn không chỉ tác động xấu tới sức khỏe toàn diện mà còn ảnh hưởng nặng nề tới nhịp tim. Bên cạnh đó, chúng cũng làm tăng nguy cơ mất nước, làm giãn mạch nên để giúp ổn định huyết áp, bạn cần tránh sử dụng rượu, bia.

Ngoài những thực phẩm nêu trên, người bị huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng củ cải đường, tảo bẹ, mướp đắng, hạt hướng dương, hành tây,… Mặc dù chưa có nghiên cứu rõ ràng nhưng chúng đều có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp nên cần cẩn trọng.

Cà chua, mướp đắng không nên dùng khi bị tụt huyết áp
Cà chua, mướp đắng không nên dùng khi bị tụt huyết áp

Một số lưu ý khi bị huyết áp thấp

Bên cạnh việc quan tâm tới vấn đề “tụt huyết áp nên ăn gì”, người bị huyết áp thấp cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh ăn một lúc quá nhiều, ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Đồng thời không nên bỏ bữa và không để thời gian nghỉ giữa các bữa ăn quá lâu để hạn chế khả năng tụt đường huyết.
  • Bổ sung chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày để giúp ổn định đường huyết.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm có hại như đồ chiên nhiều dầu mỡ, bia, rượu, nước ngọt, nước có gas, thuốc lá,…
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên một cách phù hợp cũng là một trong những cách cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp hiệu quả.
  • Không hoạt động dưới trời nắng gắt hoặc làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao.
  • Hãy dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên, bổ sung nước đầy đủ để đảm bảo các hoạt động của cơ thể hoạt động ổn định.
  • Không đứng/ngồi quá lâu hay thay đổi tư thế một cách đột ngột.
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng thần kinh kéo dài, giải tỏa áp lực bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, chăm sóc bản thân nhiều hơn.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để bản thân rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Đến bệnh viện thăm khám ngay nếu có dấu hiệu tiêu chảy, nôn, dị ứng, mất máu, lú lẫn, thở nông hoặc nhanh, mạch yếu, tim loạn nhịp, da sần sùi,…

Tụt huyết áp nên ăn gì, kiêng gì” đã được Đông Phương Y Pháp giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích trong việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, phòng tránh nguy cơ bị tụt huyết áp hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác