Tụt Huyết Áp Uống Gì? 12 Loại Đồ Uống Giúp Làm Tăng Huyết Áp

Ngày cập nhật: 12/03/2024 Biên tập viên: Phương Hoa
Đánh giá bài viết

Huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp của người bệnh ở mức dưới 90/60 mmHg. Khi đó, người bệnh sẽ dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Trong dân gian có lưu truyền một số loại đồ uống có khả năng làm tăng huyết áp nhanh chóng cho những bệnh nhân bị huyết áp thấp. Vậy khi có dấu hiệu bị tụt huyết áp uống gì? Người bệnh hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. 

Bị tụt huyết áp uống gì?

Không chỉ có bệnh cao huyết áp mà huyết áp thấp cũng rất đáng lo ngại. Bệnh lý này gây ra hàng loạt các dấu hiệu nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, choáng váng, mê sảng, buồn nôn, mệt mỏi, da lạnh, tim đập nhanh, mờ mắt, ngất xỉu,… Các triệu chứng của bệnh thường diễn ra đột ngột nên dễ gây ra tai nạn, chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

Bên cạnh việc dùng thuốc, một số loại đồ uống quen thuộc trong nhà có thể giúp cho người bệnh ứng biến kịp thời khi có dấu hiệu bị giảm huyết áp. Vậy bị tụt huyết áp nên uống gì? Dưới đây là một số loại đồ uống giúp làm ổn định huyết áp, người bệnh có thể tham khảo.

Trà xanh

Tụt huyết áp uống gì chắc chắn không thể bỏ qua trà xanh. Đây là loại đồ uống quen thuộc rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt hữu ích với người bị huyết áp thấp. Trong thành phần của trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, cải thiện tim mạch và hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Vì vậy khi có dấu hiệu bị hạ huyết áp, người bệnh cần uống ngay một ly trà xanh để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên trà xanh có chứa nhiều tanin, dễ gây táo bón do đó mỗi ngày bạn không nên uống quá 5-6 ly trà xanh.

Tụt huyết áp nên uống trà xanh
Tụt huyết áp nên uống trà xanh

Sữa ít béo

Sữa ít béo là loại sữa đã được tách phần chất béo ra khỏi sữa để làm giảm lượng calo, đường và cholesterol. Loại sữa này có chứa nhiều photpho, kali, vitamin D và canxi,… Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông máu và làm ổn định huyết áp.

Nhiều nghiên cứu khoa học cho biết sữa ít béo có tác dụng tốt cho tim mạch hơn là sữa nhiều chất béo. Do đó người bệnh hãy cố gắng uống đủ từ 2-3 ly sữa ít béo mỗi ngày. Nên uống vào các bữa phụ hoặc dùng ngay khi có dấu hiệu hạ huyết áp.

Nước ép mận

Nước ép mận có tác dụng hiệu quả đối với những người bị tụt huyết áp. Cụ thể trong thành phần của loại đồ uống này có chứa nhiều vitamin A, C, E, K, thiamine, riboflavin, niacin, vitamin B6, folate, kali, natri , canxi và sắt. Những dưỡng chất này có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm mức cholesterol và ngăn sự vôi hóa của động mạch.

Ngoài ra, loại nước ép này còn chứa đường giúp cải thiện cơn tụt huyết áp nhanh chóng. Vì vậy mỗi ngày người bệnh nên uống một ly nước ép mận nguyên chất để giúp huyết áp được ổn định hơn.

Nước lọc

Nếu bạn đang băn khoăn không biết hạ huyết áp uống gì thì có thể sử uống ngay một ly nước lọc. Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị tụt huyết áp. Ngoài ra, nước lọc còn giúp làm giảm căng thẳng, tăng năng lượng, cải thiện sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì vậy mỗi ngày bạn hãy uống đủ ít nhất 1,5-2 lít nước. Chú ý nên uống dưới 900ml nước/giờ và không nên uống nước trước khi đi ngủ.

Cà phê

Các nghiên cứu đã chỉ ra uống cafe có chứa chất kích thích tuyến thượng thận, giúp giãn mạch và điều hòa huyết áp hiệu quả, rất có lợi cho người bị tụt huyết áp. Nếu bạn tiêu thụ từ 1,5-2 cốc cà phê mỗi ngày sẽ giúp tăng 8 mmHg huyết áp tâm thu và 6 mmHg huyết áp tâm trương. Vì vậy nếu bạn đang có hiện tượng hạ huyết áp thì có thể uống 1 ly cafe để cải thiện triệu chứng.

Tuy nhiên cà phê chỉ có tác dụng tăng huyết áp một cách tạm thời, hiệu quả ngắn hạn. Việc lạm dụng cà phê quá nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, gây mất ngủ và dẫn đến suy giảm chức năng thận,…

Cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp
Cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp

Nước ép lựu

Với thắc mắc bị tụt huyết áp uống gì bạn có thể tham khảo nước ép lựu. Loại đồ uống này rất giàu vitamin C, E, K, canxi, kali và folate, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và làm ổn định huyết áp. Vì vậy nếu bạn uống nước ép lựu mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các hiện tượng nguy hiểm.

Ngoài ra nước ép lựu còn làm giảm cholesterol, bảo vệ động mạch, cải thiện trí nhớ, chống viêm, chống oxy hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa và phòng ngừa bệnh ung thư. Mỗi ngày người bệnh nên uống 1 ly nước ép lựu sẽ giúp sức khỏe của bạn được cải thiện rõ rệt.

Nước ép việt quất

Nước ép việt quất có chứa rất nhiều chất xơ, đường, protein, kali, canxi,  magie, mangan, kẽm, vitamin K, C,… có tác dụng điều hòa huyết áp ở mức ổn định, chống oxy hóa và cân bằng đường huyết. Ngoài ra, loại nước ép này còn giúp làm giãn mạch máu, tăng lượng máu đến tim, hiệu quả tốt cho cả những người bị huyết áp cao.

Mỗi tuần, bạn nên uống từ 2-3 ly nước ép việt quất để giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng sinh tố việt quất hoặc trà chanh việt quất đều có tác dụng tương tự.

Nước ép cà rốt

Trong thành phần của cà rốt có chứa nhiều vitamin A, C, kali, chất xơ và carotenoid. Những chất này có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch và làm ổn định huyết áp. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi ngày uống 1 ly nước ép cà rốt sẽ giúp làm giảm 5% huyết áp tâm thu.

Bên cạnh đó nước ép cà rốt còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch…. Vì vậy mỗi tuần bạn có thể dùng 3-4 ly nước ép cà rốt để giúp đảm bảo cho sức khỏe.

Nước dừa

Nước dừa có hương vị thơm ngon và là một trong những loại nước rất tốt cho bệnh nhân bị huyết áp thấp. Trong thành phần của nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp làm ổn định chỉ số huyết áp tâm thu. Đặc biệt hàm lượng kali trong nước dừa có tác dụng làm giảm huyết áp cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.

Hơn nữa, nước dừa còn giúp ngăn chặn quá trình hình thành khối huyết, hạn chế tình trạng tắc nghẽn mạch máu. Nhờ đó giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, đột quỵ. Vì vậy người bệnh nên bổ sung từ 100-200ml nước dừa mỗi ngày để cải thiện tình trạng tụt huyết áp.

Bổ sung nước dừa nếu có dấu hiệu tụt huyết áp
Bổ sung nước dừa nếu có dấu hiệu tụt huyết áp

Nước muối

Nước muối cũng là một loại đồ uống giúp cứu nguy cho bạn trong trường hợp tụt huyết áp đột ngột. Lý do là bởi nước muối có chứa hàm lượng sodium (natri), có khả năng làm tăng huyết áp. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bị bệnh, bạn hãy uống ngay một ly nước muối loãng để giúp huyết áp được ổn định hơn.

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng phương pháp này vì nó sẽ dễ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra bạn cũng có thể thay tế nước muối loãng bằng một số loại nước uống thể thao khác.

Nước chanh

Nước chanh cũng là một loại đồ uống rất thích hợp với bệnh nhân bị huyết áp thấp. Trong nước chanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường tuần hoàn máu và duy trì huyết áp. Nếu bạn có những biểu hiện như chóng mặt, kiệt sức, đau đầu, đổ mồ hôi, da xanh xao,… thì hãy uống một ly nước chanh đường để làm tăng huyết áp.

Ngoài ra nước chanh còn mang đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: Cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, tăng năng lượng, giảm viêm, chống nhiễm trùng, giảm cân và giảm cholesterol trong máu. Vì vậy hãy duy trì uống nước chanh hàng ngày, sau 2-3 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà loại đồ uống này mang lại.

Trà gừng

Trà gừng chính là câu trả lời cuối cùng cho thắc mắc bị tụt huyết áp uống gì. Gừng  là nguyên liệu quen thuộc trong Đông y, có vị cay, tính ấm, giúp tăng cường lưu thông máu, kháng viêm, diệt khuẩn. Sử dụng nguyên liệu này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của huyết áp thấp như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, hoa mắt… Ngoài ra nó còn hỗ trợ điều trị cách bệnh về tim mạch, béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ… rất hiệu quả.

Khi có dấu hiệu bị tụt huyết áp, hãy uống một ly trà gừng, có thể pha thêm mật ong và chanh để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên mỗi ngày bạn chỉ nên nhâm nhi 1-2 tách trà, không nên uống quá nhiều sẽ gây ợ nóng, khó tiêu, táo bón,…

Sử dụng trà gừng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh
Sử dụng trà gừng giúp cải thiện triệu chứng của bệnh

Phòng ngừa bị tụt huyết áp đột ngột

Để phòng ngừa tình trạng huyết áp thấp xảy ra đột ngột, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau: 

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, việc duy trì đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện các triệu chứng huyết áp thấp.
  • Chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, tránh để hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức. Từ đó lưu lượng máu sẽ được điều tiết tốt, giúp người bệnh kiểm soát được huyết áp sau khi ăn.
  • Huyết áp có thể bị giảm trong lúc ngủ. Vì vậy bạn nên nằm ngủ cao đầu ít nhất từ 10-20 độ. Điều này sẽ giúp người bệnh làm giảm nguy cơ bị hạ huyết áp thoáng qua khi thức dậy một cách đột ngột.
  • Thận trọng mỗi khi đứng lên ngồi xuống. Rất nhiều người bệnh cho biết họ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, xây xẩm mặt mày mỗi khi đứng dậy đột ngột. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị ngã quỵ hoặc ngất xỉu.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bước nhỏ, đạp xe, yoga,… Việc tập luyện mỗi ngày sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm lưu lượng máu tập trung ở một bộ phận của cơ thể.
  • Nên hấp thu từ 10-20g muối/ngày sẽ giúp bạn tối ưu hóa lượng muối hấp thu vào cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng nên ăn các loại thực phẩm giàu kali vì nếu bạn tăng lượng muối hàng ngày nó có thể làm giảm kali.
  • Nên ăn thực phẩm giàu đạm sẽ giúp tăng huyết áp như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa,…
  • Không nên thức khuya, thời gian đi ngủ hợp lý là trước 23 giờ đêm và cố gắng ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Nếu bạn ngủ ít hơn mức quy định sẽ rất dễ gặp phải các triệu chứng hạ huyết áp.
  • Nên tắm nước nóng để tăng cường tuần hoàn máu, giúp thư giãn, giảm đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên tắm quá lâu.  

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc tụt huyết áp uống gì? Đây là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Vì vậy người bệnh cần trang bị cho mình nhiều kiến thức để phòng ngừa và xử lý bệnh được hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác