Uống Nước Lá Ổi Có Bị Tụt Huyết Áp Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Ngày cập nhật: 01/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Lá ổi chứa nhiều hoạt chất tốt giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Tim mạch Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn cách uống tốt cho tim mạch.

Giải đáp uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?

Trả lời cho câu hỏi “uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?”, chuyên gia cho biết người bị tụt huyết áp, huyết áp thấp hoàn toàn uống được nước lá ổi nhưng không nên uống quá thường xuyên.

Phân tích kỹ hơn, chuyên gia cho biết trong nước lá ổi chứa nhiều chống chống oxy hóa, chất xơ hòa tan. Các chất này đều có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu, duy trì trạng thái lỏng của máu, ngăn chặn huyết áp tăng cao. Do đó, loại nước này thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao. Với những người huyết áp thấp không nên uống quá nhiều nước lá ổi để tránh bị hạ huyết áp đột ngột.

Trong trường hợp người khỏe mạnh, đo huyết áp thấy các chỉ số đang ở mức bình thường, bạn hoàn toàn có thể uống nước lá ổi để tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, nhiệt miệng, mỡ máu, tiểu đường,… tuy nhiên cần lưu ý uống đúng cách, đúng liều lượng được khuyến nghị. Tốt nhất nên tham khảo tư vấn từ thầy thuốc, bác sĩ.

Người bị tụt huyết áp hoàn toàn uống được nước lá ổi
Người bị tụt huyết áp hoàn toàn uống được nước lá ổi

Tác dụng của nước lá ổi đối với tim mạch

Trước câu hỏi “uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?”, chuyên gia khẳng định có. Đặc biệt, khi uống nước lá ổi đúng cách còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch.

Cụ thể, theo các nghiên cứu khoa học, trong lá ổi chứa nhiều thành phần hoạt chất như vitamin A, vitamin C, vitamin E, tanin, enzyme, flavonoid, quercetin, β-sitosterol, carotenoid, triterpen, saponin, lycopene, polyphenol. Những hoạt chất này mang lại tác động tích cực như:

Uống nước lá ổi ổn định huyết áp

Các hoạt chất trong lá ổi ngăn chặn sự tắc nghẽn mạch máu, đồng thời giúp giãn nở mạch máu, giảm sức cản và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp.

Bên cạnh đó, lá ổi cũng có chứa hàm lượng kali khá cao. Kali là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động cơ tim và nhịp tim ổn định. Do đó, khi uống nước lá ổi sẽ cấp đủ kali theo nhu cầu, giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch hiệu quả.

Ngăn ngừa tai biến, đột quỵ

Các hoạt chất trên, đặc biệt là polyphenol và flavonoid có tác dụng giảm cholesterol xấu trong máu. Từ đó ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa động mạch. Điều này ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, mỡ máu, đột quỵ, tai biến.

Ngoài tác dụng tốt cho tim mạch, nước lá ổi mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe người uống như: Hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm dạ dày, hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường, lở loét miệng, bệnh zona,…

Nước lá ổi mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe người uống
Nước lá ổi mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe người uống

Hướng dẫn cách uống nước lá ổi tránh tụt huyết áp

Nước lá ổi có cách làm rất đơn giản, dưới đây là hướng dẫn chi tiết từ chuyên gia Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giúp giữ trọn vẹn được các dưỡng chất từ loại lá này.

Đun nước trà lá ổi nguyên chất

Uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không phụ thuộc rất nhiều vào cách pha và cách uống. Đây là cách làm nước trà lá ổi đơn giản, không gây tụt huyết áp và được nhiều người áp dụng nhất.

  • Bước 1: Chọn 10 – 15 lá ổi tươi (loại lá không quá già và không quá non). Đem rửa sạch lá ổi, rửa sạch, nên ngâm nước muối trong khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp chất.
  • Bước 2: Đem phơi khô lá ổi dưới ánh mặt trời đến khi lá héo, nhưng tránh phơi quá lâu sẽ khiến dưỡng chất bị mất hết.
  • Bước 3: Bắc nồi nước 1 lít, đun đến khi sôi thì thêm lá ổi đã phơi vào. Tiếp tục đun thêm 15 phút đến khi hương lá ổi tỏa ra và thấy nước đã ngả màu thì tắt bếp. Lưu ý đậy nắp trong suốt quá trình đun để tránh tinh chất bay hơi.
  • Bước 4: Lọc lấy nước cốt, bỏ phần lá ổi. Có thể dùng rây để lọc sạch bã nhất.
  • Bước 5: Cho nước ổi ra cốc, thêm 1 – 2 thìa mật ong tùy khẩu vị mỗi người. Loại nước này có thể uống lúc ấm hoặc lúc lạnh đều được. Nhưng chuyên gia khuyến nghị uống khi còn ấm nóng sẽ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất.

Lưu ý, không uống nước lá ổi quá đặc vì lúc này nồng độ các dưỡng chất từ lá ổi rất cao. Nếu uống trong thời gian dài chắc chắn sẽ khiến huyết áp tụt nhanh và gây táo bón, khó tiêu.

Kết hợp lá ổi và gừng

Gừng có tính ẩm, giúp cải thiện tuần hoàn máu tốt, nhờ đó chỉ số huyết áp được ổn định hơn. Sử dụng gừng cũng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả. Do đó, bạn có thể áp dụng công thức kết hợp lá ổi và gừng như sau:

  • Bước 1: Sơ chế rửa sạch và phơi lá ổi tương tự như cách 1. Sau đó cho lá vào nồi đun với 1 lít nước.
  • Bước 2: Sau khi nước lá ổi sôi, cho thêm 3 – 5 lát gừng tươi vào và đun thêm 5 phút để hoạt chất từ lá ổi tiết ra.
  • Bước 3: Chắt nước lá ổi gừng ra cốc, thêm mật ong theo khẩu vị rồi uống như bình thường.

Chuyên gia tim mạch khuyến nghị để tránh gây tụt huyết áp, bạn chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc nước lá ổi mỗi ngày. Tuyệt đối không lạm dụng và uống thay thế cho nước lọc.

Kết hợp lá ổi và gừng giúp ổn định huyết áp
Kết hợp lá ổi và gừng giúp ổn định huyết áp

Lưu ý quan trọng khi uống nước lá ổi

Bên cạnh giải đáp câu hỏi “Uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?”, chuyên gia cũng đưa ra những lưu ý quan trọng giúp quá trình uống nước lá ổi phát huy tác dụng tốt nhất cho sức khỏe.

  • Lựa chọn lá sạch: Bạn cần đảm bảo lựa chọn lá ổi sạch, không tồn dư thuốc trừ sâu hay hóa chất độc hại. Trước khi sử dụng nên rửa thật sạch, tốt nhất cần ngâm nước muối loãng trong khoảng 5 – 7 phút để loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại.
  • Điều chỉnh liều lượng: Tương tự như các loại nước lá thảo dược khác, cần uống nước lá ổi với liều lượng phù hợp, cân đối. Tùy thể trạng sức khỏe và mục đích cải thiện sức khỏe của mỗi người, liều lượng lá ổi dùng trong ngày sẽ được thầy thuốc chỉ định cụ thể.
  • Tương tác với các loại thuốc: Các hoạt chất trong nước lá ổi có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh. Do đó, nếu đang sử dụng thuốc, bạn cần thảo luận với thầy thuốc, chuyên gia y tế về việc có nên uống nước lá ổi không hoặc thời điểm uống nước lá ổi và thời điểm uống thuốc cách nhau bao thế nào.
  • Thời điểm uống nước lá ổi: Đối với người có sức khỏe bình thường nên uống nước lá ổi sau bữa trưa 1 tiếng. Nhưng đối với người bị bệnh huyết áp, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc bệnh mãn tính khác nên uống trà lá ổi sau bữa tối 1 tiếng. Đây là thời điểm để cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất do chuyên gia khuyến nghị.
  • Người không nên uống nước lá ổi: Chuyên gia cho biết, một số đối tượng tuyệt đối không nên uống nước lá ổi như: Người bị bệnh chàm hoặc các bệnh ngoài da, người bị bệnh loãng xương, phụ nữ mang thai vào 3 tháng đầu của thai kỳ, người có chức năng gan thận suy giảm nghiêm trọng.
  • Không thay thế cho nước lọc: Tuy nước ổi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không uống thay nước lọc, chỉ nên uống đan xen, kết hợp để tránh gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hydrat hóa trong cơ thể.
  • Ngừng sử dụng khi có dấu hiệu bất thường: Nếu sau khi uống nước lá ổi, cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường như phát ban, ngứa ngáy, khó thở, chóng mặt, tiêu chảy, chướng bụng,… Đây có thể là triệu chứng dị ứng thành phần lá ổi hoặc bị tụt huyết áp do dùng sai cách. Bạn cần ngừng uống nước lá ổi ngay lập tức. Sau đó thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết giải đáp câu hỏi “uống nước lá ổi có bị tụt huyết áp không?”. Một lần nữa, chuyên gia khẳng định người bị tụt huyết áp có thể uống nước lá ổi. Bên cạnh đó, loại nước này cũng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý nhưng cần đảm bảo uống đúng theo liều lượng đã được hướng dẫn từ chuyên gia y tế.

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác