Đang Bị Huyết Áp Thấp Có Uống Được Hoa Hòe Không?

Ngày cập nhật: 23/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Trong nụ hoa hòe có chứa nhiều thành phần như Flavonoid, Sophora, Betulin, Martin hay hoạt chất Rutin. Nhờ những hoạt chất này mà hoa hòe được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Vậy người đang bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không? Nội dung bài viết dưới đây của Đông Phương Y Pháp sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này. 

Tác dụng của hoa hòe với sức khỏe

Cây hoa hòe (Echinacea) hay còn gọi là hòe mễ, hòe hoa, hòe hoa mễ. Đây là một loại cây thân gỗ có hoa thuộc họ Cúc (Asteraceae). Chúng có nguồn gốc từ vùng đất cao nguyên phía Tây và phía Nam của Bắc Mỹ. Ở Việt Nam, hoa hòe thường mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi với tác dụng che mát và dùng để nhuộm màu vàng.

Ngoài ra, chúng cũng được được sử dụng như một loại thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch và điều trị một số bệnh. Cụ thể, chúng có khả năng làm giảm viêm khớp, cải thiện tình trạng cảm cúm (sốt, đau cơ, chảy nước mắt,…) và hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi cấp tính.

Hoa hòe rất tốt cho sức khỏe người dùng
Hoa hòe rất tốt cho sức khỏe người dùng

Trong hoa hòe có chứa thành phần Rutin – một loại glucozid, thủy phân sẽ cho quercetin/quercetola C15H10O7, glucoza và ramnoza. Rutin được biết đến là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Nếu thiếu loại vitamin này, các mao mạch có nguy cơ bị đứt vỡ.

Với vị đắng, tính bình, tính hàn, tác động vào hai kinh can và đại tràng nên chúng có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt và chỉ huyết. Vì thế, hoa hòe thường được dùng chủ yếu trong điều trị xích bạch lỵ, thổ huyết, trĩ ra máu, chảy máu cam hoặc băng huyết ở nữ giới. Hoa hòe cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa cao huyết áp, đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận hoặc xuất huyết phổi không rõ nguyên nhân.

Với tác dụng cầm máu, người bệnh có thể lấy 5 – 20g hoa hòe và sắc thành nước uống hàng ngày. Người bị huyết áp cao có thể điều chế hoa hòe thành thuốc viên, mỗi viên 0.02g. Sau đó uống ngày 3 lần và mỗi lần sử dụng từ 1 – 2 viên, tức 0.06 – 0.12g mỗi ngày để cải thiện bệnh lý tốt nhất.

Xem Thêm: Người Bị Huyết Áp Thấp Có Uống Được Bột Tam Thất Không?

Người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không?

Người bị huyết áp thấp đang ngày một gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ và người lớn tuổi. Người được gọi là huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Huyết áp thấp có thể xuất phát từ yếu tố sinh lý hoặc do bệnh lý. Ngoài ra còn có thể do cuộc sống căng thẳng, ô nhiễm môi trường, ăn uống không khoa học hoặc do sự suy giảm của tuyến giáp làm thiếu hụt hàm lượng hormone ở bộ phận này.

Từ những phân tích về công dụng nêu trên của hoa hòe, chắc hẳn bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không”. Theo đó, người bị huyết áp thấp KHÔNG NÊN dùng hoa hòe. Bởi hoa hòe được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị cao huyết áp.

Nghiên cứu cho thấy, trong hoa hòe có chứa khoảng 6 – 30% Rutin – vitamin P tốt cho thành mạch. Nhờ thành thành phần này mà sức chịu đựng của thành mạch sẽ tăng, mao mạch hoạt động bền bỉ và dẻo dai hơn. Từ đó mang tới hiệu quả hạ huyết áp, ngăn ngừa biến chứng do huyết áp cao gây ra.

Người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không? Câu trả lời là không
Người bị huyết áp thấp có uống được hoa hòe không? Câu trả lời là không

Kinh nghiệm khi sử dụng hoa hòe chữa bệnh

Mặc dù hoa hòe mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên khi sử dụng hoa hòe chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh bị phản tác dụng. Chi tiết như sau:

  • Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú bằng sữa mẹ, trẻ sơ sinh là những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng hoa hòe. Bởi các thành phần có trong hoa hòe có thể tác động xấu tới sức khỏe của thai phụ và trẻ nhỏ.
  • Trường hợp bị tỳ vị hư hàn với các triệu chứng như đau bụng, kém ăn, khó tiêu thì nên tránh dùng hoa hòe.
  • Không dùng hoa hoè trong trường hợp bị huyết áp thấp.

Biện pháp phòng bệnh huyết áp thấp

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề “huyết áp thấp có uống được hoa hòe không”, mọi người cũng cần phòng bệnh huyết áp thấp theo một vài phương pháp dưới đây:

  • Bệnh nhân bị huyết áp thấp dễ bị hoa mắt, chóng mặt mỗi khi thay đổi tư thế. Vậy nên cần ngồi dậy, đứng lên một cách từ từ.
  • Khi ngủ nên gối đầu thấp và kê cao chân.
  • Hãy tắm bằng nước nóng để giúp lưu thông máu nhưng tránh tắm quá lâu.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế lo lắng, stress,…
  • Hình thành thói quen tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày, ưu tiên các bộ môn như yoga, đi bộ, chạy bộ, đánh cầu lông, bóng bàn,… Đồng thời cần tránh nhào lộn, điền kinh, nhảy vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Tránh ăn thực phẩm giàu tinh bột như gạo, cháo, nui, khoai tây, bánh mì.
Bạn cần tránh ăn các thực phẩm giàu tinh bột
Bạn cần tránh ăn các thực phẩm giàu tinh bột
  • Ăn mặn hơn người bình thường bằng cách tăng thêm 10 – 15g muối hàng ngày.
  • Đảm bảo ăn đủ bữa, nhất là ăn sáng, để tránh tình trạng huyết áp giảm đột ngột sau ăn thì bạn nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin C, protein, các loại vitamin thuộc nhóm B.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính lợi tiểu như râu ngô, dưa hấu, rau cải, bí ngô vì chúng có thể làm giảm huyết áp.
  • Uống đủ nước để tăng thể tích máu, giảm nguy cơ huyết áp thấp cũng như hạn chế tình trạng mất nước.
  • Không uống đồ có cồn, sử dụng chất kích thích hoặc các chất gây hại khác.

Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc “huyết áp thấp có uống được hoa hòe không”. Mong rằng những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả, an toàn. Lưu ý, trước khi dùng bất cứ loại thảo dược nào, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tối đa nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Đừng Bỏ Lỡ: Bệnh Nhân Bị Huyết Áp Thấp Có Uống Được Quả La Hán Không?

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác