Người Bị Huyết Áp Thấp Có Uống Được Bột Tam Thất Không?

Ngày cập nhật: 23/04/2024 Biên tập viên: Thu Hà

Tam thất là một trong những thảo dược quý trong Y học Trung Quốc và số nền văn hóa Y học khác ở khu vực châu Á. Tam thất thường được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm cả viêm nhiễm, sưng đau hay chứng rối loạn tuần hoàn máu. Vậy người bị huyết áp thấp có uống được bột tam thất không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thêm về vấn đề này. 

Công dụng của bột tam thất

Bột tam thất là loại bột được chế biến từ rễ của hoa tam thất – loại thảo dược có tác dụng làm tăng sức đề kháng và hỗ trợ điều trị chứng rối loạn huyết áp. Mặt khác, tam thất cũng có khả năng chống lão hóa, tăng cường sinh lý cho cả nam và nữ giới. Trong một vài trường hợp, người ta cũng dùng bột tam thất để thêm vào một số món ăn hoặc pha chế thực phẩm chức năng.

Bột tam thất rất tốt cho sức khỏe
Bột tam thất rất tốt cho sức khỏe

Với hàm lượng Saponin dồi dào, bột tam thất có thể giúp chống viêm, chống oxy hóa. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa canxi, sắt và các loại acid amin nên rất tốt cho sức khỏe. Cụ thể, loại bột này có thể làm giảm chứng căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt. Đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Nhờ đó, bột tam thất sẽ hỗ trợ tốt cho những đối tượng đang bị rối loạn giấc ngủ. Góp phần hỗ trợ giảm cân cho những đối tượng bị béo phì, thừa cân. Mặt khác cũng giúp ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và điều trị bệnh tiểu đường, tim mạch và gan mật hiệu quả.

Người bị huyết áp thấp có uống được bột tam thất không?

Huyết áp thấp là bệnh tim mạch, được xác định thông qua chỉ số huyết áp. Nếu chỉ số này dưới 90/60 mmHg, tức huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg thì bạn thuộc nhóm đối tượng bị huyết áp thấp.

Người bị huyết áp thấp có thể đối mặt với một số vấn đề nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, đau thắt ngực, suy giảm chức năng thận,… Để cải thiện tình trạng này, nhiều người đã lựa chọn sử dụng thuốc hoặc các dược liệu có khả năng ổn định huyết áp. Vậy người bị huyết áp thấp có uống được bột tam thất không?

Trên thực tế người ta chỉ sử dụng bột tam thất để kiểm soát tình trạng cao huyết áp. Tuy nhiên, bột tam thất có tác dụng cải thiện chứng rối loạn huyết áp ở cả người bị huyết áp thấp. Bởi chúng có khả năng bồi bổ khí huyết, ổn định huyết áp và tăng cường hoạt động tim mạch.

Song bột tam thất chỉ nên dùng với liều lượng nhất định. Bởi nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở. Do đó, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khỏe và cách dùng an toàn.

Người bị huyết áp thấp có thể dùng bột tam thất
Người bị huyết áp thấp có thể dùng bột tam thất

Lưu ý khi sử dụng bột tam thất cho người bị huyết áp thấp

Bệnh nhân bị huyết áp thấp có uống được bột tam thất không? Câu trả lời là . Tuy nhiên, khi sử dụng bột tam thất, người bị huyết áp thấp cần lưu ý những điều sau đây:

  • Bột tam thất là một loại thảo dược, không phải thuốc chữa bệnh. Chúng có hiệu quả cải thiện tình trạng rối loạn chỉ số huyết áp ở cả người huyết áp thấp và huyết áp cao.
  • Trong trường hợp bạn bị huyết áp thấp và muốn dùng bột tam thất thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Đối tượng bị tiêu chảy, đau bụng, có chảy máu, phụ nữ mang thai, trẻ em không nên dùng bột tam thất.
  • Chú ý đến liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm hoặc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt.
  • Ngoài việc sử dụng bột tam thất, để cải thiện huyết áp thấp bạn cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Cụ thể nên ăn nhiều rau xanh hoặc các loại hạt (hạt chia), quả hạch, nghệ, trà đen, gừng, sả,… Đồng thời nên tập luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi đúng giờ giấc, tránh căng thẳng, áp lực quá mức.

Vấn đề “huyết áp thấp có uống được bột tam thất không” đã được Đông Phương Y Pháp giải đáp. Mặc dù là dược liệu quý, có nhiều tác dụng trong việc ổn định chỉ số huyết áp nhưng bạn không nên lạm dụng để tránh những rủi ro đáng tiếc khác.

Xem Thêm:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác