Những Người Cao Huyết Áp Uống Rượu Ớt Có Hết Không?

Ngày cập nhật: 23/04/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh

Cao huyết áp là bệnh tim mạch nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người mắc. Bên cạnh xây dựng một chế độ ăn uống kiêng khem chặt chẽ, nhiều người áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện bệnh, trong đó vấn đề “Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?” nhận được rất nhiều quan tâm từ cộng đồng. Dưới đây là giải đáp chi tiết từ chuyên gia Đông Phương Y Pháp.

Giải đáp người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Rượu ớt được biết đến với công dụng ngăn ngừa sỏi mật, cải thiện hệ tiêu hóa và đẩy lùi lão hóa. Bên cạnh đó, rất nhiều người truyền tai về công dụng uống rượu ớt giúp giảm huyết áp. Vậy phương pháp này có thực sự tốt cho người cao huyết áp không?

Tìm hiểu ảnh hưởng của rượu và ớt tới huyết áp

Trước khi tìm hiểu vấn đề “người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?”, chuyên gia đưa ra phân tích về tác động của rượu và ớt đến hệ tim mạch.

  • Tác động của rượu đến huyết áp: Chuyên gia cho biết, uống rượu ở mức độ cho phép sẽ không ảnh hưởng đến huyết áp, nhưng nếu uống nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tim mạch. Thông thường, uống liên tục trên 3 ly rượu sẽ khiến huyết áp tăng tạm thời (tăng huyết áp cấp tính), nếu uống rượu sau nhiều lần sẽ dẫn đến tăng huyết áp mãn tính. Khảo sát thực tế cho thấy, những người nghiện rượu nặng sau khi cắt giảm lượng rượu uống mỗi ngày về mức cho phép sẽ giảm chỉ số huyết áp tâm trương (khoảng 4 mmHg) và giảm chỉ số huyết áp tâm thu (khoảng 5.5 mmHg).
  • Tác động của ớt đến huyết áp: Nghiên cứu đã chỉ ra hoạt chất capsaicin trong ớt có tác dụng giảm tình trạng xơ vữa, ngăn ngừa hình thành máu đông, từ đó điều hòa thúc đẩy máu tuần hoàn đến não và tim. Điều này giúp ngăn ngăn ngừa tăng huyết áp và ổn định chức năng tim mạch. Tuy nhiên, nếu ăn vượt mức cho phép, cảm giác cay sẽ kích thích tăng nhịp tim, khiến dòng chảy của máy máu lên thành mạch lớn tăng tốc độ, tạo áp lực khiến chỉ số huyết áp tăng.

Vậy người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?

Từ những phân tích trên, chuyên gia cho biết uống rượu ớt ở mức độ vừa phải sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ổn định huyết áp, đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa động mạch và cục máu đông.

Bên cạnh đó, việc uống rượu ớt đúng cách sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe như: Tăng cường đề kháng, ngăn ngừa hình thành sỏi mật, giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư,…

Uống rượu ớt ở mức độ vừa phải sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch
Uống rượu ớt ở mức độ vừa phải sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch

Tuy nhiên, uống rượu ớt chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Trên thực tế, huyết áp cao là bệnh mãn tính, người bệnh bắt buộc cần kiểm soát chế độ sinh hoạt hoặc sử dụng thuốc đặc trị. Chỉ có một số ít người bệnh cao huyết áp thứ phát (tăng huyết áp do bệnh lý) có có hết sau khi điều trị dứt điểm nguyên nhân.

Người bệnh chú ý hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào khẳng định về công dụng hạ huyết áp của rượu ớt. Do đó trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sử dụng đúng cách, tuyệt đối không lạm dùng vì có thể dẫn đến những vấn đề như:

  • Huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Nóng trong, bốc hỏa, nổi mụn nhọt, táo bón.
  • Ảnh hưởng hệ tiêu hóa, gây tình trạng đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
  • Uống nhiều rượu cũng sẽ gây tích tụ mỡ, hình thành mảng xơ vữa động mạch.

Đối tượng không nên uống rượu ớt

Chuyên gia cho biết, về bản chất rượu ớt vẫn là rượu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Do đó, một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo không nên dùng rượu ớt để tránh gây những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Người đang mắc bệnh gan như u gan, xơ gan, viêm gan, suy giảm chức năng gan, ung thư gan.
  • Người bị bệnh lý liên quan đến dạ dày như xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Những người có cơ địa nóng trong, thường xuyên bị táo bón, đang bị trĩ không nên uống rượu ớt.
  • Bệnh nhân đang mắc về đề về túi mật hoặc vừa phẫu thuật xong, vết mổ vẫn chưa lành.
  • Phụ nữ đang mang thai, người bị nhiệt miệng, bị bệnh tuyến giáp,… không nên dùng rượu ớt.
  • Ngoài ra, những người có tiền sử dị ứng cồn, rượu hoặc quá mẫn với các thực phẩm cay nóng cũng không nên dùng rượu ớt.
Một số đối tượng được khuyến cáo không nên dùng rượu ớt
Một số đối tượng được khuyến cáo không nên dùng rượu ớt

Cách sử dụng rượu ớt cho người cao huyết áp

Bên cạnh giải đáp câu hỏi “người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?”, chuyên gia cũng hướng dẫn cụ thể cách dùng rượu ớt giúp phát huy tối đa công dụng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Người bệnh cần tham khảo và áp dụng đúng hướng dẫn như sau:

  • Sử dụng đúng liều lượng: Người cao huyết áp được khuyến cáo uống rượu ớt đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Cụ thể, mức uống cho nam giới là tối đa 2 ly/ngày và mức uống cho nữ giới tối đa 1 ly/ngày (trong đó 1 ly = 45ml).
  • Thường xuyên đo huyết áp: Chuyên gia Tim mạch khuyến nghị người bệnh nên thường xuyên đo huyết áp trong quá trình sử dụng rượu bớt. Nếu theo dõi kết quả thấy sau khi dùng rượu ớt mà chỉ số huyết áp tăng nhẹ, người bệnh cần ngừng sử dụng loại rượu này.
  • Cẩn trọng nếu đang dùng thuốc: Rượu có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc huyết áp. Do đó, nếu đang sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.
  • Mẹo giảm cay sau khi uống: Với những người không chịu được độ cay của rượu ớt, để cải thiện vị cay tại đầu lưỡi, đồng thời giảm nhiệt cơ thể, bạn có thể ăn thêm một số loại trái cây vị chua. Sự kết hợp này còn giúp thúc đẩy nhu động ruột, kích thích dịch vị và thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
  • Ngừng uống khi có dấu hiệu bất thường: Một số người gặp triệu chứng bất thường sau khi sử dụng rượu ớt như buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, nóng rát dạ dày,… cần ngừng sử dụng rượu lập tức và đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, có biện pháp xử lý an toàn.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, thể thao: Để kết quả kiểm soát chỉ số huyết áp đạt mức tốt nhất, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, thể thao lành mạnh, khoa học. Theo đó, nên chú ý tăng cường các thực phẩm tốt cho tim mạch như rau củ, trái cây tươi, thịt trắng, tránh tiêu thụ những món ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Đồng thời, kết hợp tập luyện thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Uống rượu ớt đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe
Uống rượu ớt đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe

Hướng dẫn cách ngâm rượu ớt

Ngâm rượu ớt sai cách, sai tỷ lệ khiến rượu dễ hỏng và giảm tác dụng, thậm chí tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Để đảm bảo chất lượng cho rượu, dưới đây chuyên gia hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu ớt đúng định lượng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 bình thủy tinh, 100g ớt chín đỏ (chọn loại càng cay càng tốt), 1 lít rượu trắng 40 – 45 độ (chọn loại rượu chất lượng, tránh gây ngộ độc trong quá trình sử dụng).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch ớt, cắt bỏ cuống, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất bám trên thân quả.
  • Bước 2: Đợi cho ớt ráo nước thì cho vào máy xay để xay nhuyễn.
  • Bước 3: Bình thủy tinh đem rửa sạch, lau khô, sau đó đổ phần ớt đã xay vào lọ.
  • Bước 4: Tiếp tục đổ rượu vào bình, dùng muôi khuấy đều rồi đậy kín nắp lọ, cất trong khu vực thoáng mát, tránh ánh mặt trời trong 2 tuần. Lưu ý mỗi ngày cần lắc đều dung dịch để tránh lắng đọng.
  • Bước 5: Đến ngày thứ 15, mở nắp bình rượu ớt và lọc lấy phần rượu trong. Phần bã này có thể sử dụng làm gia vị trong bữa ăn.

Lưu ý: Có thể ngâm cả quả ớt vào rượu. Tuy nhiên nếu áp dụng phương pháp này sẽ sử dụng sau khoảng 1 tháng ngâm để đảm bảo các hoạt chất trong ớt được tiết tối đa ra rượu.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Người cao huyết áp uống rượu ớt có hết không?”. Có thể khẳng định rượu ớt giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở mức ổn định. Tuy nhiên cần lưu ý sử dụng đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các tác hại không mong muốn. Bên cạnh đó, chuyên gia khuyến nghị người bệnh cao huyết áp nên xây dựng chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ.

Xem Thêm:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác