Uống Cà Gai Leo Có Bị Tụt Huyết Áp Không? Cách Uống Tốt Nhất

Ngày cập nhật: 01/03/2024 Biên tập viên: Đỗ Thanh
Đánh giá bài viết

Cà gai leo là dược liệu quý, có công dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Do đó, những thông tin liên quan đến loại dược liệu này luôn nhận được rất nhiều quan tâm, đặc biệt là vấn đề “uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?”. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Đông Phương Y Pháp sẽ giải đáp chi tiết cho câu hỏi này, đồng thời hướng dẫn cách uống cà gai leo tốt cho sức khỏe.

Uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không? Chuyên gia phân tích

Cà gai leo có tên khoa học là Hance Solanaceae, trong Y học cổ truyền được gọi với tên khác như cà gai dây, cà lù, cà quýnh. Dược liệu có tính ấm, vị the, phần rễ và thân chữa nhiều hoạt chất giúp chữa được nhiều bệnh lý.

Trước câu hỏi “uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?”, chuyên gia Đông Phương Y Pháp cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống cà gai leo gây tụt huyết áp. Loại dược liệu này hoàn toàn không gây tác dụng phụ tiêu cực lên người bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp. Do đó, người bệnh vẫn có thể sử dụng cà gai leo hằng ngày.

Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, để đảm bảo an toàn, người bị huyết áp thấp nên cho vào nước cà gai leo 2 – 3 lát gừng để ổn định chỉ số huyết áp. Đồng thời, cần lưu ý không dùng thức uống này khi cơ thể đang trong trạng thái đói, mệt mỏi.

uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh uống cà gai leo gây tụt huyết áp

Công dụng chính của cà gai leo

Bên cạnh giải đáp “uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?”, chuyên gia cũng chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến công dụng của cà gai leo.

  • Chống oxy hóa: Chuyên gia cho biết, cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất mang tác dụng ngăn chặn quá trình oxy hóa. Nhờ đó giúp da dẻ khỏe mạnh, trắng sáng, đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa của làn da, đồng thời hạn chế triệu chứng tiền mãn kinh cho phụ nữ như rụng tóc, đổ mồ hôi, bốc hỏa,…
  • Phòng ngừa bệnh về gan: Trong cà gai leo sở hữu lượng lớn hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng đào thải độc tố ở gan, giúp phục hồi chức năng gan hoạt động tốt hơn và tiêu diệt mầm mống virus gây bệnh ở gan.
  • Ức chế tế bào ung thư phát triển: Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh hoạt chất Glycoalcaloid có tác dụng làm chậm sự phát triển của khối u và tế bào ung thư. Nhờ đó, ngăn chặn sự lan rộng sang các bộ phận khác của cơ thể.
  • Một số tác dụng khác: Sử dụng cà gai leo giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác như phong tê thấp, đau nhức gân khớp, điều vết vết rắn cắn,…

Đối tượng được khuyến nghị không sử dụng cà gai leo

Cà gai leo không ảnh hưởng đến huyết áp và có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, do đó loại dược liệu này được rất nhiều sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai dùng cà gai leo cũng đảm bảo toàn sức khỏe. Dưới đây là những đối tượng được khuyến cáo không nên uống cà gai leo:

  • Người mắc bệnh thận: Với thành phần hoạt chất lớn, dùng cà gai leo sẽ gây áp lực lớn cho thận, gây suy giảm chức năng thận và hình thành sỏi thận. Do đó, những người bị thận yếu, thận hư, suy thận được khuyến cáo người bị bệnh thận không nên dùng cà gai leo.
  • Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu phát hiện trong cà gai leo chứa nhiều hoạt chất gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong thời kỳ quan trọng 3 tháng đầu thai kỳ. Do đó, mẹ bầu cần chú ý, tránh sử dụng dược liệu cà gai leo trong giai đoạn này.
  • Người đang theo phác đồ trị bệnh đặc biệt: Do sở hữu thành phần đa dạng các hoạt chất, cà gai leo có thể gây tương tác và giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị. Vậy nên bác sĩ khuyến nghị những người đang theo phác đồ điều trị riêng biệt không nên dược liệu này.
uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong
Mẹ bầu cần chú ý tránh sử dụng dược liệu cà gai leo

Hướng dẫn cách uống cà gai leo tốt cho tim mạch và sức khỏe

Dưới đây là hướng dẫn cách dùng cà gai leo tốt cho sức khỏe, những người bị bệnh huyết áp có thể thực hiện theo mà không lo bị tụt huyết áp.

Sắc nước cà gai leo

Đây là cách dùng dược liệu đơn giản và được nhiều người áp dụng nhất. Những người bị huyết áp cao hoặc huyết áp thấp có thể uống hằng ngày để tăng cường sức khỏe mà không lo tác dụng phụ.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm cà gai leo đã khô, đem rửa sạch để loại bỏ bụi và tạp chất.
  • Cho dược liệu vào ấm, đổ nước vào và đun trên lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp và rót ra cốc uống.

Dùng nước cà gai leo uống xen kẽ với nước lọc, nên uống nước ở nhiệt độ nóng ấm để hiệu quả hấp thu tốt nhất.

Hãm nước cà gai leo tốt cho huyết áp

Ngoài phương pháp sắc nước, người bệnh có thể áp dụng phương pháp hãm nước cà gai leo. Phương pháp này đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp sắc nước.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch 50g cà gai leo khô, đem rửa sạch và cho vào ấm.
  • Rót nước sôi vào ấm (khoảng 700ml), sau đó đậy kín nắp.
  • Sau khoảng 20 phút, dược liệu đã tiết hết hoạt chất ra nước là có thể uống được.

Thời điểm uống nước hãm cà gai leo tốt nhất là sau mỗi bữa ăn 30 phút. Theo như phân tích uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không của chuyên gia, người bệnh huyết áp thấp có thể thêm 2 – 3 lát gừng tươi vào ấm hãm cùng dược liệu để đảm bảo ổn định chỉ số huyết áp nhất.

uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong
Hãm nước cà gai leo tốt cho huyết áp

Cà gai leo kết hợp cùng xạ đen

Y học cổ truyền ghi chép xạ đen là dược liệu có khả năng tăng cường chức năng gan, giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu, ổn định huyết áp và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến gan. Do đó, khi kết hợp cà gai leo cùng xạ đen tạo nên thức uống rất tốt cho sức khỏe.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 45g cà gai leo, 15g cây xạ đen và 1.5 lít nước sạch.
  • Rửa sạch dược liệu, để ráo rồi cho vào nồi, thêm nước và sắc đến khi sôi là chắt ra uống được.

Kết hợp cùng giảo cổ lam

Nghiên cứu cho thấy giảo cổ lam có nhiều tác dụng như hỗ trợ điều trị bệnh về gan, ngăn ngừa bệnh huyết áp tim mạch và nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Do đó, nếu đang lựa chọn công thức sắc nước uống cà gai leo, người bệnh có thể lựa chọn kết hợp cùng giảo cổ lam.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 dược liệu với định lượng bằng nhau, khoảng 30g.
  • Rửa sạch dược liệu, để cho ráo nước sau đó cho vào nồi, thêm 1 lít nước và sắc sôi.
  • Cuối cùng rót nước thuốc ra cốc và uống trong ngày.

Kết hợp cùng mật nhân

Một trong những công thức sắc thuốc với cà gai leo được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cải thiện sức khỏe là mật nhân. Duy trì trong khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả cải thiện sức khỏe tốt nhất.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 30g cà gai leo, 10g mật nhân khô.
  • Rửa sạch, để ráo dược liệu rồi cho vào nồi, thêm 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ.
  • Sau khi sôi, tắt bếp, lọc lấy nước thuốc, bỏ bã và dùng trong ngày.
uong ca gai leo co bi tut huyet ap khong
Kết hợp cà gai leo cùng mật nhân

Lưu ý quan trọng khi uống cà gai leo ổn định huyết áp

Không chỉ phân tích cụ thể “uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?” và hướng dẫn các công thức sắc dược liệu, chuyên gia cũng đưa ra những lưu ý quan trọng mà người dùng cần lưu ý khi uống cà gai leo ổn định huyết áp.

  • Cần sử dụng cà gai leo với liều lượng phù hợp, tuyệt đối không lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây hại cho sức khỏe.
  • Uống cà gai leo trong thời gian dài chắc chắn sẽ tác động đến huyết áp. Do đó người dùng nên thường xuyên theo dõi huyết áp để điều chỉnh liều lượng uống thích hợp.
  • Những người bị bệnh huyết áp hoàn toàn có thể dùng cà gai leo, nhưng những đối tượng đã được khuyến nghị không nên dùng cần hoàn toàn loại bỏ dược liệu này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sử dụng cà gai leo có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng,… Do đó, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường này, cần ngừng dùng và đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử lý an toàn.
  • Để đảm bảo tác dụng bồi bổ sức khỏe của cà gai leo được phát huy mức cao nhất, người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “uống cà gai leo có bị tụt huyết áp không?” từ chuyên gia tại Bệnh Viện Thuốc Dân Tộc. Khẳng định rặng sử dụng dược liệu này hằng ngày hoàn toàn không gây tụt huyết áp, tuy nhiên cần đảm bảo dùng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tài liệu tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác