Uống Trà Gì Để Hạ Huyết Áp? 9 Loại Trà Hiệu Quả Bạn Nên Dùng

Ngày cập nhật: 23/04/2024 Biên tập viên: Phương Hoa

Để làm giảm tình trạng cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể sử dụng một số loại trà như trà ô long, trà xanh, hoa cúc,… Những loại thảo dược này có chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, góp phần làm làm huyết áp. Vậy nên uống trà gì để hạ huyết áp an toàn, hiệu quả? Dưới đây là một số gợi ý người bệnh nên tham khảo.

Lợi ích của việc uống trà hạ huyết áp

Hầu hết trong các loại trà hiện nay thảo mộc đều có chứa hàm lượng lớn Flavonoid. Đây là một hợp chất chống oxy hóa quan trọng cho mọi hoạt động của tế bào trong cơ thể. Nó có tác dụng giãn mạch máu, điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Các nghiên cứu y khoa cho thấy, thường xuyên uống trà sẽ giúp làm giảm 0,99 mmHg huyết áp tâm trương và 3,53 mmHg huyết áp tâm thu. Càng kiên trì sử dụng thì huyết áp càng ổn định.

Thường xuyên sử dụng trà thảo mộc sẽ giúp làm giảm huyết áp hiệu quả
Thường xuyên sử dụng trà thảo mộc sẽ giúp làm giảm huyết áp hiệu quả

Ngoài ra, trong thành phần của các loại trà còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp làm giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần, hỗ trợ loại bỏ mỡ thừa. Trong đó, các yếu tố như stress, béo phì, máu nhiễm mỡ,… cũng góp phần làm tăng huyết áp và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,…

Nên uống trà gì để hạ huyết áp hiệu quả?

Uống trà gì để hạ huyết áp là thắc mắc của nhiều người bệnh hiện nay. Dưới đây là một số loại trà giúp cân bằng huyết áp mà bạn nên sử dụng:

Trà lá ô liu

Trà lá ô liu được đánh giá là có hương vị thơm ngon. Loại trà này có chứa các hợp chất như hydroxytyrosol, oleuropein,… Chúng có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu. Các nghiên cứu thực nghiệm vào năm 2017 đã cho thấy, những người sử dụng trà lá ô liu trong vòng 28 tuần liên tiếp đều giảm huyết áp tâm thu và tâm trương một cách đáng kể.

Vì vậy những người bị cao huyết áp có thể sử dụng trà lá ô liu mỗi ngày. Phương pháp này cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch, đột quỵ,… Ngoài ra trà lá ô liu còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ ung thư, kháng khuẩn, trẻ hóa làn da, giảm đau khớp, phòng ngừa bệnh Alzheimer và tăng cường miễn dịch.

Trà hoa dâm bụt

Một trong những loại trà có tác dụng kiểm soát huyết áp tốt nhất đó là trà hoa dâm bụt. Hoa dâm bụt là một loại thảo dược tự nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Trong thành phần của loại trà này có chứa hợp chất anthocyanin và polyphenol, có tác dụng làm giãn mạch máu, bảo vệ thành động mạch. Từ đó giúp hạ huyết áp tâm thu và tâm trương một cách đáng kể.

Ngoài ra, trà dâm bụt còn chứa nhiều axit trái cây, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, kháng viêm, tiêu sưng. mỗi ngày uống khoảng 720ml trà hoa dâm bụt, sau 6 tuần bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng loại trà này. Nếu uống quá nhiều sẽ gây đầy hơi, khó chịu dạ dày, táo bón,…

Trà hoa cúc

Trà hoa cúc nổi tiếng là một thần dược tự nhiên, giúp phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng cao huyết áp. Trà hoa cúc có chứa các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, terpenoid và coumarin, giúp làm giãn nở mạch máu, làm dịu thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon. Khi cơ thể được thư giãn, nhịp tim sẽ chậm lại và huyết áp sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, trà hoa cúc còn có đặc tính kháng viêm, bảo vệ gan, phòng ngừa ung thư. Vì vậy chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng khoảng 1-2 ly trà hoa cúc/ngày. Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau bữa ăn trưa và tối. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất được, ngủ ngon và tinh thần thoải mái hơn.

Trà hoa cúc giúp ổn định huyết áp
Trà hoa cúc giúp ổn định huyết áp

Trà xanh

Uống trà gì để hạ huyết áp chắc chắn không thể bỏ qua trà xanh. Đây là thức uống cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Trong thành phần của trà xanh có hàm lượng chất chống oxy cực kỳ cao, đặc biệt là phenol, flavonoid và epigallocatechin-3-gallate (EGCG). Các chuyên gia ở Đan Mạch cho biết: Chất chống oxy hóa trong trà xanh có tác dụng làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, chống viêm, phòng ngừa ung thư, ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào.

Kết quả của một cuộc nghiên cứu với hơn 76.000 người được đăng tải trên Tạp chí BMC Public Health vào năm 2023 cũng cho thấy việc tiêu thụ trà xanh với bất kỳ liều lượng và thời gian nào đều có tác dụng làm giảm huyết áp tâm thu. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng chống béo phì, ngăn ngừa loãng xương, bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ ung thư.

Trà ô long

Mỗi ngày sử dụng 2 tách trà ô long sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân là bởi trong thành phần của trà ô long có chứa chất chống oxy hóa Catechin và axit amin L-theanine, giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu. Từ đó hỗ trợ làm hạ huyết áp ở bệnh nhân bị huyết áp cao.

Tạp chí JAMA Network từng công bố một kết quả nghiên cứu có sự tham gia của 1507 người cho thấy, những người uống 120ml trà ô long/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thấp hơn 46% so với những người không uống. Trong khi đó nếu bạn uống 600ml/ngày thì nguy cơ bị huyết áp cao sẽ giảm 65%. Vì vậy chuyên gia khuyên bạn nên tích cực sử dụng trà ô long mỗi ngày để giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Trà táo gai

Quả táo gai hay còn được gọi là quản sơn tra. Loại trà từ quả táo gai có vị ngọt và hơi chua nhẹ. Y học thường sử dụng dược liệu này để điều trị các bệnh lý như: Huyết áp cao, huyết áp thấp, suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, cholesterol trong máu cao, hen suyễn, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường tuýp 2,…

Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, các dưỡng chất có trong trà táo gai có tác dụng giãn mạch tự nhiên, giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó hỗ trợ làm giảm huyết áp một cách hiệu quả. Vì vậy đối với những người bị cao huyết áp, bạn chỉ cần sử dụng 1-2 tách trà táo gai là có thể cân bằng được huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Hạ huyết áp hiệu quả với trà táo gai
Hạ huyết áp hiệu quả với trà táo gai

Trà đen

Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên uống trà gì để hạ huyết áp thì có thể tham khảo sử dụng trà đen. Một phân tích tổng hợp dựa trên 11 nghiên cứu về tác dụng hạ huyết áp của trà đen cho thấy, mỗi ngày uống từ 4-5 tách trà đen sẽ giúp làm giảm 1,3 mmHg huyết áp tâm trương và 1,8 mmHg huyết áp tâm thu.

Trong thành phần của trà đen có chứa hàm lượng flavonoid polyphenolic rất cao, thậm chí còn cao hơn bất kỳ loại nước ép trái cây nào. Những hợp chất này tham gia vào quá trình loại bỏ gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tuy nhiên trà đen có chứa nhiều cafein, do đó bạn không nên uống quá 8 tách trà/ngày. Đồng thời không sử dụng trà đen sau 4 giờ chiều để tránh nguy cơ bị mất ngủ.

Trà bạc hà

Trà bạc hà cũng là một lựa chọn hợp lý cho những bệnh nhân đang bị cao huyết áp. trong thành phần của loại thảo mộc này có chứa hợp chất carvone – hoạt động tương tự như một loại thuốc chẹn kênh canxi, giúp giảm các cơn co thắt mạch máu và làm hạ huyết áp một cách an toàn. Sức mạnh của carvone còn được đánh giá cao hơn cả những loại thuốc hạ huyết áp thông thường.

Ngoài ra, trà bạc hà còn có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng như: Cải thiện trí nhớ, cân bằng nội tiết, chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa, chống nhiễm trùng, điều trị tiểu đường, giảm đau xương khớp, hạn chế căng thẳng stress, tăng cường miễn dịch… Uống từ 3-4 tách trà bạc hà mỗi ngày liên tục trong thời gian dài chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực của cơ thể.

Trà hoa atiso

Trà hoa atiso là một trong những loại đồ uống tốt cho sức khỏe được đông đảo người dân Việt Nam tin tưởng lựa chọn. Loại trà này đặc biệt tốt cho những bệnh nhân bị cao huyết áp. Trong thành phần của hoa atiso có chứa hợp chất chống oxy hóa bio flavonoids, quercetin và gallic acid, giúp ngăn ngừa hóa trình oxy hóa lipoprotein. Vì vậy, sử dụng hoa atiso mỗi ngày sẽ giúp làm giảm huyết áp tự nhiên, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, đột quỵ, suy thận, sưng động mạch….

Ngoài ra, trà hoa atiso còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, B1, B2, C, canxi, magie, mangan, phốt pho, sắt, giúp giải độc gan, làm đẹp da, kiểm soát đường huyết, cải thiện tim mạch và phòng ngừa bệnh ung thư vú, ung thư tuyến tụy,… Trung bình mỗi ngày người bệnh cần uống 1 – 3 ly trà hoa atiso, tương đương với 1 lít nước. Không nên dùng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống trà gì để hạ huyết áp không thể bỏ qua trà hoa atiso
Uống trà gì để hạ huyết áp không thể bỏ qua trà hoa atiso

Lưu ý khi sử dụng các loại trà giảm huyết áp

Sau khi đã tìm hiểu “uống trà gì để hạ huyết áp“, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Liều lượng sử dụng trà cần thiết để hỗ trợ làm hạ huyết áp của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào loại trà, cơ địa và tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Bạn nên sử dụng trà hạ huyết áp trong thời gian dài, vài tuần đến vài tháng để cải thiện sức khỏe.
  • Nếu bạn nhạy cảm với cafein thì nên tránh sử dụng trà xanh, trà đen, trà ô long vào buổi chiều tối để hạn chế tình trạng khó ngủ, mất ngủ.
  • Những người bị các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày không nên uống trà vào lúc đói để tránh bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Một số loại trà có thể tương tác với các loại thuốc Tây y, làm giảm tác dụng của cả hai. Do đó, bạn nên uống thuốc cách xa thời gian sử dụng trà 1 tiếng.
  • Các loại trà sẫm màu như trà đen, trà ô long, trà dâm bụt, trà atiso,… có thể làm xỉn màu răng nếu tiêu thụ trong thời gian dài. Vì vậy người dùng cần lưu ý tới vấn đề này.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc uống trà gì để hạ huyết áp. Bên cạnh việc sử dụng các loại trà kể trên, bệnh nhân cũng cần chú ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để giúp cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Xem Thêm:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    09/05

    hôm nay

    10/05

    Ngày mai

    11/05

    Ngày kìa

    +

    Khác