Huyết Áp Kẹp: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng Ngừa

Ngày cập nhật: 05/03/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Chúng ta thường biết đến tình trạng huyết áp cao, huyết áp thấp mà không biết một tình trạng cũng khá phổ biến khác là huyết áp kẹp. Tình trạng này có các triệu chứng khá giống với huyết áp thấp, tuy nhiên chúng nguy hiểm hơn, diễn biến âm thầm và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề.

Huyết áp kẹp là gì?

Huyết áp là chỉ số thể hiện áp lực của mạch máu lên thành mạch và thể hiện bởi 2 chỉ số là huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm trương tương ứng với sức bóp lớn nhất của tim, còn huyết áp tâm thu tương ứng với sức ép nhỏ nhất.

Huyết áp kẹp hay huyết áp kẹt là hiện tượng số hiệu giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương nhỏ hơn 20mmHg. Khi số hiệu này nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg thì cũng được gọi là huyết áp kẹt.

Huyết áp kẹp diễn biến âm thầm và không có nhiều triệu chứng cụ thể
Huyết áp kẹp diễn biến âm thầm và không có nhiều triệu chứng cụ thể

Để dễ hình dung hơn, bạn có tham khảo ví dụ sau đây:

  • Người bình thường có chỉ số huyết áp là 130/80mmHg, nhưng vì mắc bệnh nên huyết áp tâm thu là 100mmHg. Khi đó, hiệu suất giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là: 100 – 80 = 20mmHg. 20mmHg là chỉ số thể hiện huyết áp kẹp.
  • Mặt khác, nếu huyết áp tâm thu giữ nguyên, huyết áp tâm trương tăng từ 80 lên 110mmHg thì hiệu suất lúc này là: 130  – 110 = 20mmHg. Chỉ số này cũng thể hiện huyết áp kẹt.

Huyết áp kẹt xảy ra khiến hoạt động bơm máu của tim kém hiệu quả, tuần hoàn máu giảm hoặc đình trệ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây phì đại thất trái dẫn đến biến chứng suy tim. Huyết áp kẹp có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu bạn phát hiện sớm, chủ động điều trị, phòng ngừa thì có thể kiểm soát được.

Nguyên nhân gây huyết áp kẹp

Tình trạng huyết áp kẹp có thể do các nguyên nhân sau đây gây ra:

Mất máu nội mạch

Mất máu nội mạch có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch, người bệnh sẽ bị suy tim, sốt xuất huyết… Nếu lượng máu giảm quá mức, áp lực máu lên thành mạch giảm khiến huyết áp kẹt xảy ra. Đây là biến chứng nguy hiểm và cần bổ sung máu kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh lý về van tim

Nếu bệnh nhân gặp các bệnh lý về van tim thì có thể gặp phải các triệu chứng của huyết áp kẹt như:

  • Hẹp van động mạch chủ khiến máu được đẩy ra tim ở thất trái trong tâm thu giảm khiến huyết áp tâm thu giảm, huyết áp tâm trương giữ nguyên hoặc tăng đều.
  • Hẹp 2 lá van khiến máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ trái/tâm trương, huyết áp tâm trương bị tăng, huyết áp tâm thu giảm hoặc giữ nguyên.

Nguyên nhân khác

Người bị huyết áp kẹp cũng có thể do: Chèn ép tim gây tràn máu, tràn dịch màng ngoài tím, cổ trướng, suy tim, tráng bụng…

Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do các bệnh lý về tim mạch
Tình trạng này xuất hiện chủ yếu do các bệnh lý về tim mạch

Khi xác định được rõ nguyên nhân thì việc điều trị, kiểm soát các triệu chứng sẽ dễ dàng hơn, tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

Triệu chứng gây huyết áp kẹt

Tình trạng huyết áp kẹt khiến giảm hiệu lực bơm máu của tim và giảm tuần hoàn máu nên sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, choáng váng đầu óc.
  • Hơi thở ngắn, bị hụt hơi, thậm chí khó thở, tức ngực, khó chịu.
  • Suy giảm trí nhớ, đầu óc không minh mẫn, khó tập trung, đôi khi thấy ớn lạnh.
  • Nếu kéo dài người bệnh sẽ bị suy tim, phì đại thất trái và phải điều trị tại các bệnh viện.

Bị huyết áp kẹp có gây nguy hiểm không?

Tình trạng huyết áp kẹt có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống như:

  • Huyết áp kẹp khiến bạn mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, ảnh hưởng đến công việc, học tập hàng ngày.
  • Huyết áp tăng trong lòng mạch máu dễ gây ra bệnh về tim như suy tim, phì đại thất trái,… nếu không xử lý kịp thời bệnh sẽ khó hồi phục, nguy hiểm cho tính mạng.
  • Triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt khi bạn không có máy đo huyết áp. Vậy nên việc điều trị có thể bị chậm trễ, dễ xuất hiện các biến chứng và khiến người bệnh bị nguy kịch tính mạng.

Chẩn đoán và xử lý huyết áp kẹt

Bạn có thể phát hiện huyết áp kẹp thông qua việc đo huyết áp tại các cơ sở y tế. Việc tự đo có thể mang đến kết quả không chính xác nên chỉ dùng để tham khảo và đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe. Nếu huyết áp kẹt xảy ra thì bạn cần xử trí như sau:

  • Dừng toàn bộ công việc đang làm và nằm nghỉ ngơi, chân nâng cao.
  • Hít thở đều và tư từ, thở sâu, nằm thư giãn.
  • Nếu có thuốc tim mạch được bác sĩ kê đơn thì cần sử dụng ngay để ổn định tình hình.
  • Không làm các việc đòi hỏi sức lực nhiều, tránh hoạt động nặng.
  • Liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn nghỉ ngơi, dùng thuốc cũng như xử lý các vấn đề liên quan.
Bạn nên theo dõi huyết áp và xử lý theo hướng dẫn bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh
Bạn nên theo dõi huyết áp và xử lý theo hướng dẫn bác sĩ khi có dấu hiệu bệnh

Cách phòng ngừa huyết áp kẹt và ổn định sức khỏe

Để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên, nếu nhận thấy có những bất thường thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chẩn đoán kỹ hơn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để giúp huyết áp được ổn định.
  • Tập thể thao hàng ngày để giúp sức khỏe được nâng cao, hệ tim mạch ổn định, đồng thời kiểm soát huyết áp của cơ thể.
  • Nếu đang bị bệnh về huyết áp thì cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, không nên chủ quan để tránh gặp nguy hiểm.

Huyết áp kẹp là tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm tuy nhiên không được nhiều người chú ý khiến người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng tiềm ẩn. Vậy nên bạn cần giữ lối sống khoa học, điều trị bệnh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để giúp huyết áp ổn định và có một cơ thể khỏe mạnh.

Tài liệu tham khảo:

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/05

    hôm nay

    21/05

    Ngày mai

    22/05

    Ngày kìa

    +

    Khác