Huyết Áp Người Trên 60 Tuổi Bao Nhiêu Là Ổn Định?

Ngày cập nhật: 12/03/2024 Biên tập viên: An Nguyệt

Bước qua tuổi 60, người già thường gặp các bệnh lý liên quan đến huyết áp. Do vậy việc theo dõi huyết áp để bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì hệ tim mạch luôn ổn định là rất cần thiết. Vậy huyết áp người trên 60 tuổi bao nhiêu là bình thường và cần làm gì để duy trì mức huyết áp ở mức khuyến cáo?

Huyết áp người trên 60 tuổi là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực mà dòng máu tạo ra khi di chuyển qua các mạch máu giúp mang oxy đi khắp cơ thể. Quá trình này sẽ gồm các giai đoạn như máu đi qua động mạch, tiểu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch rồi quay trở về tim.

Với mỗi độ tuổi khác nhau thì chỉ số huyết áp trung bình cũng sẽ khác nhau. Theo đó, mỗi lứa tuổi khác nhau thì chỉ số huyết áp cũng sẽ khác và thường có xu hướng tăng cao theo độ tuổi, đặc biệt là với người già trên 60 tuổi. Theo thống kê, chỉ số huyết áp người trên 60 tuổi trung bình như sau:

  • Nữ giới là 135/85mmHg.
  • Nam giới là 134/84mmHg.
Huyết áp người trên 60 tuổi
Mỗi độ tuổi sẽ có một chỉ số huyết áp trung bình khác nhau

Theo các chuyên gia, ở người già, chỉ số huyết áp thường có xu hướng tăng cao bởi những nguyên nhân sau đây:

  • Thành động mạch không còn đàn hồi do bị lão hóa theo thời gian.
  • Lòng động mạch hẹp lại, có xu hướng xơ cứng hơn bình thường.
  • Mỡ bị tích tụ tại lòng động mạch gây ra những mảng bám, xơ vữa động mạch.
  • Người bị bệnh nền như gout, tiểu đường….
  • Các nguyên nhân khác liên quan đến lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Các mức huyết áp của người trên 60 tuổi

Ở người cao tuổi, huyết áp sẽ được chia thành 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 140 và 90.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 160 và 100.
  • Giai đoạn 3: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương trong giai đoạn 3 lần lượt là 180 và 110.
  • Giai đoạn 4: Chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là trên 210 và trên 120.

Rủi ro khi huyết áp người trên 60 tuổi không ổn định

Với người trên 60 tuổi, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp đều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, cụ thể:

  • Huyết áp người trên 60 tuổi tăng cao mà không được xử lý có thể gây rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy giảm trí nhớ, suy thận, đột quỵ…. Người bệnh gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt, mắt mờ, chảy máu cam, đi tiểu lẫn máu, táo bón, tâm trạng thay đổi.
  • Trong khi đó, huyết áp thấp gây suy tim, cơ thể mất nước, dễ mắc bệnh về tuyến giáp, thiếu máu, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn cương dương. Người bệnh cũng sẽ gặp các triệu chứng như buồn nôn, thiếu tập trung, chóng mặt, nhịp tim nhanh, mất nước, da lạnh….
Huyết áp người trên 60 tuổi
Người già có thể gặp nhiều bệnh nguy hiểm liên quan đến rối loạn huyết áp

Biện pháp giúp ổn định huyết áp cho người cao tuổi

Việc giữ huyết áp luôn ổn định ở người trên 60 tuổi là rất cần thiết để giúp nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật. Một số cách mà người bệnh có thể áp dụng như sau:

  • Chú ý cân nặng: Béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cao huyết áp ở người trên 60 tuổi. Vậy nên chúng ta cần giữ cơ thể luôn ở mức cân nặng phù hợp, có biện pháp giảm cân an toàn nếu cần.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Người già nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế dùng đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn để giúp cải thiện sức khỏe cũng như kiểm soát huyết áp.
  • Tập thể dục mỗi ngày: Tuổi nào cũng cần tập thể dục, thể thao, đặc biệt là người trên 60 tuổi. Những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, đá cầu hoặc những động tác tại nhà… sẽ giúp người già dẻo dai và có một sức khỏe tốt hơn.
  • Không hút thuốc lá, uống rượu: Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong khi đó, rượu bia cũng không tốt cho sức khỏe. Vậy nên việc hạn chế sử dụng hai sản phẩm này là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
  • Ngủ đúng giờ: Người cao tuổi thường bị mất ngủ và ngủ ít hơn người trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo dù ở độ tuổi nào cũng cần ngủ đủ 7 – 9 giờ mỗi đêm. Việc duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc là cơ sở để bạn có một sức khỏe tốt và huyết áp ổn định.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn: Nếu đang sử dụng thuốc duy trì sự ổn định của huyết áp thì cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn từ chuyên gia. Bệnh nhân không tự ý tăng liều hoặc giảm liều uống khi chưa có sự đồng ý, chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Theo dõi huyết áp tại nhà: Việc theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà sẽ giúp chúng ta biết rõ tình trạng sức khỏe của mình và có hướng can thiệp, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các bệnh lý nguy hiểm
Tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các bệnh lý nguy hiểm

Huyết áp người trên 60 tuổi thường có xu hướng không ổn định do sự lão hóa trong cơ thể. Chính vì vậy việc theo dõi huyết áp thường xuyên và có lối sống lành mạnh để giữ huyết áp luôn ổn định là rất cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn về cách xử lý cũng như phòng tránh huyết áp cao/thấp.

Tài liệu tham khảo

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Nhân Chính. Thanh Xuân, Hà Nội

Chuyên khoa

Trị liệu

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    20/05

    hôm nay

    21/05

    Ngày mai

    22/05

    Ngày kìa

    +

    Khác