TOP 7 Mẹo Dân Gian Trị Đau Đầu Cho Bà Bầu Tốt Nhất

Ngày cập nhật: 20/02/2024 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Những cơn đau đầu thường xuyên xuất hiện trong thai kỳ khiến cho chị em mệt mỏi, uể oải. Cùng tham khảo ngay top 7 mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu an toàn, hiệu quả ngay sau đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu ở bà bầu

Theo các thống kê lâm sàng, có khoảng 80% chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai gặp phải tình trạng đau đầu. Những cơn đau này thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Ảnh hưởng của nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ nội tiết tố trong cơ thể tăng cao có thể là nguyên nhân khiến các mạch máu co lại và gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi.
  • Mắc các bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi dị ứng làm nghẹt mũi, chảy nước mũi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu trong thai kỳ.
  • Thai nhi càng phát triển chèn ép và cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Quá trình tuần hoàn máu bị cản trở từ đó gây ra tình trạng đau đầu ở bà bầu.
  • Những tác động bên ngoài môi trường như tiếng ồn từ xe cộ, công trình khiến cơ thể bà bầu căng thẳng, mất ngủ và gây ra tình trạng đau đầu.
  • Thiếu chất, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cung ảnh hưởng xấu đến cơ thể, khiến chị em dễ dàng rơi vào tình trạng mệt mỏi và đau đầu.
Đau đầu thai kỳ là tình trạng không thể chủ quan
Đau đầu thai kỳ là tình trạng không thể chủ quan

Chứng đau đầu xuất hiện rất phổ biến ở các thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Cảm giác khi đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và phần sau gáy. Trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, tình trạng đau đầu có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật – biến chứng vô cùng nghiêm trọng do tăng huyết áp thai kỳ. Chị em cần đặc biệt chú ý.

Một số mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu

Thông thường, thai phụ sẽ không được chỉ định sử dụng thuốc các loại thuốc có tác dụng giảm đau hay điều trị bệnh đau đầu. Bởi các lo ngại các thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng không tốt đến em bé. Chính vì vậy mà các mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu được ưu tiên lựa chọn.

Củ tỏi

Theo nhiều nghiên cứu, trong củ tỏi có chứa hợp chất hữu cơ tốt cho hệ miễn dịch như sulfur glycosides, germanium, selenium và germanium. Đặc biệt, hoạt phần selen cùng các khoáng chất và vitamin trong tỏi có công dụng tiêu độc, trị cảm cúm, huyết áp cao, ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm
Theo Đông y tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm nhiễm

Đối với tình trạng đau đầu, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức khó chịu nhanh chóng. Bà bầu có thể hoàn toàn sử dụng tỏi để chữa bệnh đau đầu ngay tại nhà.

Cách 1: Nhét tỏi vào lỗ tai

  • Chị em chọn 2 tép tỏi có kích thước vừa với lỗ tai, rồi bóc sạch vỏ và nhét trực tiếp vào lỗ tai.
  • Với mẹo trị đau đầu này, sức nóng từ củ tỏi sẽ giúp giảm được cảm giác đau đầu nhanh chóng chỉ sau vài phút.
  • Bà bầu nên thực hiện 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả giảm triệu chứng đau đầu tốt nhất.

Cách 2: Nấu cháo tỏi

Dùng tỏi để nấu ăn, nhất là nấu cháo là mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu giản nhưng mang lại hiệu quả khá cao. Chị em có thể thực hiện nấu cháo như sau:

  • Chuẩn bị 3 củ tỏi, 10 cây hành và khoảng 2 bát gạo nếp.
  • Nấu gạo thành cháo, lúc cháo sắp chín thì cho hành tỏi thái nhỏ vào, đun lại cho sôi là được. Ăn cháo khi còn nóng, ăn xong chị em nhớ đắp chăn cho mồ hôi ra khắp người sẽ có hiệu quả.

Ngoài ra, bà bầu bị đau nhức đầu có thể ăn các món nấu với tỏi như: Tỏi ngâm dấm, dê xào tỏi, chim bồ câu hầm tỏi, rau muống xào tỏi,… cũng rất tốt cho sức khỏe.

Chữa đau đầu thai kỳ bằng củ gừng

Gừng là loại gia vị phổ biến, vừa kích thích ăn ngon vừa là vị thuốc dùng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ và vị. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, củ gừng có chứa nhiều thành phần tinh dầu nổi bật với công dụng kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả.

Gừng là vị thuốc Đông y được ứng dụng trong nhiều bệnh
Gừng là vị thuốc Đông y được ứng dụng trong nhiều bệnh

Đối với bệnh đau đầu, chất Cineole sẽ giúp giải tỏa stress, trị đau nhức, giúp tinh thần thoải mái và ngủ ngon giấc. Do vậy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa đau đầu bằng gừng như sau:

Cách 1: Uống trà gừng

  • Thái vài lát gừng tươi đem đi đun sôi với nước.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nhỏ nước trà để các hoạt chất có trong gừng phát huy tác dụng tốt nhất.
  • Khi dùng có thể thêm 1 thìa mật ong và 1 vài lát chanh để gia tăng hương vị và hiệu quả trị bệnh. Tuy nhiên, chị em lưu ts không nên cho vào khi nước trà còn nóng, vì các dưỡng chất trong mật ong dễ bị phá hủy.

Cách 2: Bài thuốc gừng ngâm mật ong

  • Gừng đem rửa sạch, thái lát mỏng rồi băm nhuyễn.
  • Sau đó chuẩn bị lọ thủy tinh khô sạch, cứ một lớp gừng thêm một lớp mật ong cho đến khi đầy bình rồi đậy kín nắp.
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo khoảng vài giờ rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh sử dụng dần.
  • Khi nào miếng gừng có vẻ như quắt lại thì có thể đem ra pha cùng với nước ấm để uống hoặc nhai trực tiếp cả nước lấn gừng.

Bài thuốc này dùng thường xuyên còn có thể tăng sức đề kháng và chống cảm cúm hiệu quả.

Bài thuốc cải thiện đau đầu cho bà bầu từ tâm sen

Tâm sen từ lâu đã được xem như một loại dược liệu tự nhiên, dùng để giải nhiệt, giảm đau đầu, thanh lọc cơ thể và trấn an thần kinh.

Ngày nay, y học hiện đại đã nghiên cứu chứng minh tác dụng của tâm sen là do có chứa các thành phần như: nucifera, nelumbin, liensinin,… Các hoạt chất đều rất hiệu quả giúp dưỡng tâm an thần, chống rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, giảm đau và ổn định một số chức năng trong cơ thể.

Bài thuốc trị đau đầu cho bà bầu từ tâm sen có nhiều cách thực hiện khác nhau
Bài thuốc trị đau đầu cho bà bầu từ tâm sen có nhiều cách thực hiện khác nhau

Để cải thiện đau đầu thai kỳ từ tâm sen, bà bầu có thể tham khảo 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Uống trà tâm sen

  • Sao khô tâm sen dưới lửa nhỏ liu riu để loại bỏ độc tố, rồi cho vào lọ thủy tinh kín bảo quản.
  • Mỗi ngày lấy 1 lượng tâm sen vừa đủ cho vào nước đun sôi, hãm trà và chắt lấy nước cốt để uống.

Cách 2: Bài thuốc kết hợp từ tâm sen

  • Chuẩn bị 5g tâm sen khô, 10g táo nhân, 10g hoa nhài cùng 10g lá vông.
  • Đem các vị thuốc táo nhân, tâm sen, lá vông cho vào khoảng 1200ml nước đun sôi, sau đó chắt lấy nước cốt để uống.
  • Chị em có thể cho thêm hoa nhài vào để tăng hương vị và dược tính.

Bài thuốc dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng bí đỏ

Hàm lượng dồi dào sắt có trong bí đỏ rất hiệu quả khi dùng giúp ngăn chặn nguy cơ thiếu máu. Ngoài ra, các hợp chất có trong bí đỏ còn có tác dụng giảm thiểu cholesterol thừa, cải thiện chức năng của tim mạch và hệ thống tuần hoàn.

Chính vì vậy, sử dụng bí đỏ sẽ hỗ trợ giảm triệu chứng đau đầu cho bà bầu do nguyên nhân suy nhược cơ thể, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn máu rất tốt. Đặc biệt, canh bí đỏ nấu đậu xanh là món ăn rất thanh mát cho ngày hè.

Bài thuốc dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng bí đỏ được nhiều chị em áp dụng
Bài thuốc dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng bí đỏ được nhiều chị em áp dụng

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 100g gạo nếp, 150g đậu xanh nguyên vỏ, 400g bí đỏ cùng các gia vị kèm theo.
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ cứng, rửa sạch và thái thành những miếng vừa ăn. Đỗ xanh trộn cùng với gạo nếp rồi đem vo cho thật sạch.
  • Sau đó cho đỗ, gạo và bí đã cắt sẵn đun cùng khoảng 500ml nước để nấu thành cháo.
  • Ninh trong khoảng 30 phút thì lấy bí ra nghiền nhuyễn và cho vào ninh lại đến khi gạo chín nhừ.
  • Khi cháo chín thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi bắc ra để thưởng thức khi còn nóng.

Bài thuốc chữa đau đầu cho bà bầu từ lá ngải cứu

Các thành phần dược tính trong lá ngải cứu sẽ giúp thư giãn thần kinh, từ đó giảm tình trạng đau đầu nhanh chóng. Ngoài ra, loại lá này còn được dùng để trị đau nhức xương khớp, điều hòa kinh nguyệt và trị mẩn ngứa.

Trong Đông y, vị thuốc ngải cứu còn được gọi là ngải diệp
Trong Đông y, vị thuốc ngải cứu còn được gọi là ngải diệp

Bà bầu có thể dùng ngải cứu trị đau đầu tại nhà với các cách đơn giản sau:

  • Cách 1: Kết hợp lá ngải cứu với lá sả, lá khuynh diệp và lá bưởi để nấu nước xông hơi 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Cách 2: Lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch giã nát rồi lọc lấy nước cốt rồi pha với 1 cốc nước, thêm 1 thìa mật ong để uống.
  • Cách 3: Ngoài ra, để giảm đau đầu chị em có thể lấy ngải cứu nấu với trứng để ăn 2 – 3 bữa/ tuần.

Ngải cứu là một loại thảo dược có lợi điểm trong giảm viêm, giảm đau nhưng cũng có thể gây hại nếu sử dụng quá mức. Tuy nhiên, chị em nên lưu ý không nên sử dụng quá nhiều, 1 – 2 lần/ tuần là phù hợp nhất.

Trị đau đầu dân gian bằng lá bưởi

Lá bưởi có chứa nhiều hoạt chất giúp thai phụ giảm đau đầu, trừ hàn và thông kinh lạc. Do vậy, khi sử dụng lá bưởi sẽ giúp cải thiện thần kinh và kháng khuẩn hiệu quả.

Lá bưởi an toàn, lành tính đối với bà bầu
Lá bưởi an toàn, lành tính đối với bà bầu

Chị em có thể áp dụng mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng lá bưởi sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị lá bưởi tươi và củ hành tím, đem rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó đắp lên hai bên thái dương khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
  • Cách 2: Lấy lá bưởi đun sôi với nước rồi thực hiện xông hơi hoặc dùng để tắm hằng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.

Trị đau đầu cho bà bầu không cần thuốc bằng cách massage, day ấn

Giải pháp hữu hiệu có thể giải quyết tình trạng đau đầu thai kỳ được các chuyên gia sức khỏe khuyến khích đó là massage, day ấn đầu. Bởi trong quá trình mang thai, chị em không thể dùng thuốc giảm đau mà massage sẽ tác động sâu đến các huyệt đạo. Từ đó giúp mạch máu dưới da giãn nở để máu lưu thông lên não tốt hơn, giảm ngay những cơn đau đầu khó chịu.

Khi được massage thường xuyên, lượng hormone hạnh phúc serotonin sẽ tăng lên, giúp tinh thần thai được thoải mái, phấn chấn và lạc quan hơn. Đây chính là giải pháp hoàn hảo giúp bà bầu thư giãn, có thể cải thiện tình trạng tâm lý tiêu cực và chăm tóc tốt hơn cho sức khỏe.

Trong quá trình massage, thai phụ có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân thao tác day ấn, bấm huyệt chữa đau đầu đơn giản như sau:
Mở rộng 2 tay theo tư thế cầm chén, sau đó đặt 10 đầu ngón tay theo tư thế này lên đầu với lực vừa phải. Vuốt từ trán về sau (giống như khi chải tóc) và lặp lại động tác này 30 lần.

Hoặc chị em có thể thực hiện động tác là đặt 3 ngón tay lên đỉnh đầu, với tay còn lại dùng ngón tay cái bấm lên ngón tay giữa và giữ như vậy đến khi đầu hết đau thì dừng lại.

Massage, day ấn trị đau đầu cho bà bầu được các chuyên gia đánh giá cao
Massage, day ấn trị đau đầu cho bà bầu được các chuyên gia đánh giá cao

Nếu muốn tăng cường hiệu quả điều trị, bà bầu nên tìm đến các cơ sở y học cổ truyền để được bấm huyệt châm cứu một cách an toàn và hiệu quả nhất. Tại đây, các thầy thuốc sẽ tác động vào các huyệt đạo chuyên giảm đau đầu như Huyệt Thái dương, Ấn đường, Nội quan, Bách hội,… để trị liệu hiệu quả nhất.

Lưu ý khi áp dụng bài thuốc dân gian trị đau đầu cho bà bầu

Sau đây là một số lưu ý cho chị em khi chữa đau đầu tại nhà bằng các biện pháp dân gian:

  • Nên kiên trì áp dụng các mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu trên hàng ngày mới có thể giảm triệu chứng đau nhức hiệu quả.
  • Chị em cần cân nhắc trước khi kết hợp nhiều cách chữa dân gian cùng một lúc vì chúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Một trong những nguyên nhân gây đau đầu thai kỳ thường gặp nhất là do cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài. Do vậy, ngoài áp dụng biện pháp trị liệu, chị em cần giữ tinh thần vui vẻ, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học.
  • Bà bầu nên đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất như DHA, EPA, acid folic, canxi, sắt, I-ốt…
  • Trong trường hợp áp dụng các bài thuốc dân gian không hiệu quả, tình trạng đau nhức đầu vẫn gia tăng thì bà bầu cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

Chị em có thể hoàn toàn sử dụng các mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu để điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên, các cách chữa bệnh này cần một khoảng thời gian nhất định mới phát huy công dụng rõ ràng. Để đảm bảo hiệu quả giảm đau đầu nhanh chóng, bà bầu nên áp dụng kết hợp với các phương pháp điều trị an toàn như châm cứu, bấm huyệt, tập thể dục trị liệu,…

Bài Viết Liên Quan

Bình Luận

Tư vấn chuyên môn bài viết

Lương y Trần Mạnh Xuyên

Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, HCM

Chuyên khoa

Bệnh học

    Đặt lịch khám chữa bệnh

    16/05

    hôm nay

    17/05

    Ngày mai

    18/05

    Ngày kìa

    +

    Khác