Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ngày đăng: 02/06/2023 Biên tập viên: Nguyễn Trang

Đau đầu, buồn nôn là tình trạng thường gặp nên vẫn bị nhiều người xem nhẹ và chủ quan. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu báo trước nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về triệu chứng đau đầu buồn nôn này trong nội dung sau đây.

Đau đầu buồn nôn là gì? Phân biệt chính xác các triệu chứng bệnh

Đau đầu buồn nôn là tình trạng thường gặp trong cuộc sống. Theo một nghiên cứu, trên thế giới có 11% dân số mắc phải chứng bệnh đau đầu. Căn nguyên dẫn đến bệnh là sự giãn nở bất thường của các mạch máu trong sọ não và các hóa chất trung gian gây viêm.

Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau đầu buồn nôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau đầu là cảm giác khó chịu nhất của mỗi người, có thể gặp ở nửa trái, nửa phải hay toàn bộ vùng đầu. Thực chất đây là phản ứng của hệ thần kinh trong hoặc ngoài khi bị kích thích.

Trong khi đó, buồn nôn là cảm giác khó chịu ở bụng trên hay trong vòm họng và thường kèm theo nôn. Buồn nôn có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc là triệu chứng của bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Trình trạng đau đầu buồn nôn có thể kèm theo các triệu chứng phân biệt sau đây:

  • Đau đầu hoa mắt: Hoa mắt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy họ sắp té xỉu. Nếu triệu chứng này trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh. Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi được nằm nghỉ ngơi.
  • Đau đầu buồn nôn lạnh người: Tình trạng lạnh người là khi các cơ trong cơ thể liên tục co bóp và thư giãn để tạo nhiệt. Hiện tượng này có thể lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nhất định và kéo dài vài phút. Đây là lúc người bệnh cần quan tâm vì chúng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe nào đó.
  • Đau đầu buồn nôn chóng mặt: Chóng mặt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng làm té ngã hoặc mất thăng bằng. Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, người bệnh sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, thậm chí là ngất xỉu
  • Đau đầu buồn nôn sốt nhẹ: Sốt nhẹ là khi nhiệt độ cơ thể chỉ tăng cao một chút so với bình thường, giữa mức 38- 39°C. Nếu sốt nhẹ kèm theo 2 dấu hiệu trên là lúc bạn đọc cần đặc biệt quan tâm, nên thăm khám sớm.
  • Đau đầu buồn nôn mệt mỏi, chán ăn: Chán ăn là hiện tượng cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn và cảm giác thèm ăn bị giảm sút nghiêm trọng. Còn bị mệt mỏi, người bệnh cảm thấy cả cơ thể như không còn sức lực, ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.
  • Đau đầu buồn nôn khó thở: Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không thoải mái trong khi hít thở vì cơ thể không lấy được đủ không khí cần thiết. Người bệnh thường mô tả các cảm giác khó thở như thở không trơn tru, hụt hơi, nghẹt thở, gắng sức thở.

Nhận biết rõ từng tình trạng, triệu chứng sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán chính xác bệnh tình mà người bệnh đang gặp phải. Từ đó sẽ có phương án điều trị tối ưu hơn.

Đau đầu buồn nôn do nguyên nhân nào gây nên?

Tình trạng đau đầu, buồn nôn có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau cùng với mức độ bộc lộ ra ngoài nặng nhẹ cũng khác nhau. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể xuất phát từ các vấn đề sinh lý, thay đổi bất thường của cơ thể.

  • Căng thẳng lo lắng: Căng thẳng lo lắng kéo dài có thể có thể khiến người bệnh bị đau đầu buồn nôn mệt mỏi.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ ở những tháng đầu của thai kỳ bị đau đầu buồn nôn chóng mặt là biểu hiện của sự thay đổi hormone trong cơ thể. Trên thực tế hơn 80% thai phụ có dấu hiệu đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các dấu hiệu dễ nhận biết như đau nhói đầu, đau một bên kèm theo buồn nôn và có thể nôn.
  • Say nắng, say tàu xe: Đây cũng là lý do khiến người bệnh gặp tình trạng buồn nôn, đau đầu.

Nếu tình trạng này gây ra bởi các nguyên nhân do bất thường sinh lý thì người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi phù hợp và điều chỉnh lại các thay đổi trong cuộc sống là tình trạng này đã có thể được khắc phục.

Đau đầu buồn nôn là bị gì? Những bệnh lý thường gặp

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, tình trạng này còn có thể triệu chứng của một số bệnh lý như:

  • Vấn đề về tim mạch: Khi tim có vấn đề khiến cho máu, oxy không kịp dồn lên não cũng dễ khiến bạn đọc choáng váng, đau đầu, buồn nôn.
  • Tiền đình: Đây là bệnh lý khiến bạn xây xẩm mặt mày, đau đầu, buồn nôn.
  • Hạ huyết áp: Là tình trạng của người bệnh bị tụt huyết áp t đến mức độ nhất định, bệnh nhân choáng váng, đau đầu, buồn nôn và không nhìn rõ trước mắt.
  • Đau nửa đầu: Bệnh gây đau đầu từng cơn, kéo dài và thường đi kèm buồn nôn và nôn. Cơn đau có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như nhìn mờ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhìn đôi, nói khó hay tê buốt da đầu.
  • Thiếu máu não: Đây là căn bệnh khiến lượng máu lên não không đủ, từ đó hoạt động của não bị giảm. Hơn thế, việc thiếu máu não thường xuất phát từ nhiều loại bệnh khác nguy hiểm như thiếu máu, xơ vỡ động mạch, thoái hóa đốt sống cổ,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc gây tác dụng phụ đau đầu buồn nôn khó thở khi sử dụng, bạn đọc cần chú ý để thông báo cho bác sĩ.
  • Ngộ độc thức ăn: Ngộ độc thức ăn có những dấu hiệu ban đầu là đau đầu, buồn nôn khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên nếu người bệnh không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời, dần dần sẽ gây ra tình trạng choáng váng, khó thở và rất dễ dẫn nguy hiểm đến tính mạng.
Đau nửa đầu là bệnh lý thường gặp nhất gây nên tình trạng này
Đau nửa đầu là bệnh lý thường gặp nhất gây nên tình trạng này

Nếu không được chẩn đoán chính xác hay điều trị sai hướng, đau đầu buồn nôn sẽ ngày càng dai dẳng và trầm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đau đầu buồn nôn có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

Đau đầu buồn nôn đôi khi chỉ diễn ra thoáng qua mà không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của triệu chứng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:

  • Nguyên nhân gây ra: Bạn đọc cần xác định chính xác xem tình trạng đau đầu buồn nôn này xuất phát từ nguyên nhân nào. Nếu do một số các nguyên nhân như căng thẳng, lo lắng, say nắng, say tàu xe, tác dụng phụ khi sử dụng thuốc, cảm cúm,… thì không cần quá lo lắng. Chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt là được. Còn nếu do ngộ độc thức ăn, thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn… thì bạn đọc cần tới gặp bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ điều trị.
  • Tần suất diễn ra: Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì bạn sẽ cần tới gặp bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Nếu chỉ thi thoảng diễn ra thì không cần lo lắng quá, vì có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc stress, khắc phục các yếu tố này triệu chứng sẽ tự biến mất.
  • Đi kèm thêm dấu hiệu khác: Tình trạng đau đầu, buồn nôn có kèm thêm dấu hiệu như nhìn mờ, co giật cơ, nôn nửa, mất thị lực hay thính giác,… thì không nên chủ quan.

Đau đầu buồn nôn nếu chỉ thoáng qua hay do các vấn đề sinh lý gây nên thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu đây là triệu chứng biểu hiện các bệnh lý, còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa mỗi người mà có thể được điều trị khỏi một phần hay dứt điểm hoàn toàn.

Gặp bác sĩ để được thăm khám là phương án khả quan nhất
Gặp bác sĩ để được thăm khám là phương án khả quan nhất

Tốt nhất, khi hay gặp phải tình trạng này, bạn đọc nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời. Tránh bỏ qua thời điểm vàng trong điều trị các bệnh lý nguy hiểm sức khỏe.

Đau đầu buồn nôn nên làm gì? Cách điều trị hiệu quả

Đau đầu buồn nôn với mức độ nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý thì triệu chứng này sẽ được cải thiện. Trong trường hợp triệu chứng này ngày càng trầm trọng hoặc dai dẳng không dứt, tốt nhất là nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị phù hợp.

Áp dụng một số biện pháp tại nhà

Các biện pháp sau đây sẽ giúp người bệnh giảm đau, chống buồn nôn tức thì:

Đau đầu buồn nôn nên làm gì? – Chườm nóng hoặc lạnh

Các túi chườm đá khi được đặt lên trán trong vòng vài phút sẽ làm tê vùng trán để ngăn chặn cơn đau nhanh chóng. Bạn đọc cũng có thể tự làm một túi chườm bằng cách gói một vài viên đá lạnh vào trong một chiếc khăn mỏng.

Ngoài ra, sử dụng túi chườm nóng sẽ giúp làm giãn các cơ nên sẽ rất hiệu quả trong trường hợp bị đau đầu do căng thẳng. Người bệnh có thể đặt một chiếc túi chườm nóng vào sau gáy trong đó khoảng 10 – 15 phút.

Dùng trà gừng

Một số loại loại thực phẩm như gừng có thể ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Từ đó giúp ngăn chặn quá trình cảnh báo cho các nơron thần kinh khi cơn đau xuất hiện, để cơ thể không phản ứng lại với cơn đau đầu. Đồng thời, gừng từ lâu đã biết đến là một loại nguyên liệu giúp hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn.

Bạn đọc có thể hãm một vài lát gừng tươi trong một cốc nước ấm rồi sử dụng như trà. Hoặc thêm vài giọt mật ong cũng rất tốt cho sức khỏe.

Hương thảo

Mùi hương của hương thảo không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà còn có tác dụng giảm đau đầu hiệu quả. Chà xát lá hương thảo trực tiếp lên thái dương là biện pháp có thể giúp giảm cơn đau đầu buồn nôn chóng mặt.

Hoặc, hương thảo có thể được sử dụng làm trà bằng cách ngâm trong nước sôi 10 – 15 phút trước khi sử dụng. Cách này cũng giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

Thuốc Tây y giúp giảm đau, giãn cơ

Sử dụng các thuốc Tây y để điều trị bệnh là biện pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn do tính tiện dụng, dễ thực hiện. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến được sử dụng trong trường hợp này:

  • Các thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, Aspirin, Alaxan,…
  • Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm hoặc viên nén) được chỉ định cho người bệnh đau đầu kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Meclozine: Viên nén 25mg có công dụng giảm triệu chứng đau đầu, buồn nôn chóng mặt và phòng say tàu xe.
  • Flunarizine: Chỉ định trong điều trị đau nửa đầu kèm các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn do các nguyên nhân khác. Tuy nhiên thuốc chống chỉ định đối với bệnh nhân trầm cảm hoặc bệnh Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Các thuốc có tác dụng giãn mạch:Viên nén ginkgo biloba 40mg, viên nén piracetam 800mg hoặc ống tiêm 3g.
Đau đầu buồn nôn phải làm sao?
Đau đầu buồn nôn phải làm sao?

Các thuốc điều trị này đều cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng để tránh các tác dụng xấu ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Giảm đau, trị bệnh đau bằng các thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông y, đau đầu buồn nôn thuộc phạm vi chứng đầu thống. Bệnh xảy ra khi các yếu tố bên trong như khí hư, khí huyết ứ trệ hoặc các yếu tố bên ngoài như hàn, nhiệt, thấp xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh. Do vậy, các thuốc Đông y chữa đau triệu chứng này sẽ tập trung giải quyết các yếu tố căn nguyên đã nêu.

Một số bài thuốc phổ biến thường được kê đơn bao gồm:

Bài thuốc 1

Nguyên liệu:

  • Táo nhân, quy bản, miết giáp, câu kỷ tử, long cốt mỗi vị 12g.
  • Dây móc câu, thục địa mỗi vị 16g.
  • Mẫu lệ 18g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả phần nguyên liệu vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Đến khi nước sắc đặc còn 2 bát thuốc thì mang ra sử dụng.

Bài thuốc 2

Nguyên liệu:

  • Sơn thù, trạch tả, đơn bì, bạch thược, phục linh, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g.
  • Long cốt, hoài sơn, mẫu lệ, câu kỷ tử mỗi vị 12g.
  • Thục địa 16g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng một lượng nước vừa đủ.
  • Đến khi nước sắc đặc còn 2 bát nước thuốc thì mang ra sử dụng.
Hiện nay, điều trị bằng các bài thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn
Hiện nay, điều trị bằng các bài thuốc Đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Bài thuốc 3

Nguyên liệu:

  • Dạ giao đằng, phục linh, hoàng cầm mỗi vị 12g.
  • Dây móc câu, tang ký sinh mỗi vị 16g.
  • Chi tử 8g và cửu khổng 20g.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả phần nguyên liệu vào ấm sắc cùng một lượng nước ngấp mặt dược liệu.
  • Đến khi nước sắc đặc còn 2 bát nước thuốc thì mang ra sử dụng lúc còn ấm.

Khi sử dụng thuốc Đông y, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đúng chỉ định, đúng liệu trình thì mới thấy hiệu quả rõ rệt. Các loại thuốc này được phối ngũ hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên hầu như không ghi nhận tác dụng có hại nào đối với sức khỏe người bệnh.

Vật lý trị liệu điều trị bệnh

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trên để điều trị đau đầu, buồn nôn, người bệnh có thể lựa chọn chữa bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt xoa bóp. Cũng giống như các bài thuốc Đông y, đây cũng là một khía cạnh khác của y học cổ truyền.

Với phương pháp này, thầy thuốc sẽ sử dụng lực ấn hoặc kim châm vào các huyệt đạo nhằm kích thích lưu thông máu để giảm cơn đau. Đồng thới kích thích cơ chế tự chữa lành tổn thương để phục hồi các tổn thương não bộ, chữa lành tự nhiên.

Bấm huyệt khắc phục cơn đau đầu buồn nôn

Người bệnh có thể tự thực hiện bấm các huyệt đạo sau đây để giảm bớt cường độ của cơn đau đầu buồn nôn chóng mặt:

  • Bấm huyệt Nghinh Hương, hay huyệt LI20: Có tác dụng giảm các cơn đau nửa đầu và đau xoang mũi. Vị trí của huyệt vị này ở bên ngoài cánh mũi, phía gần cuối xương gò má. Tác động bằng cách ấn sâu, mạnh và day tròn trong vòng một phút.
  • Ấn huyệt Phong Trì, hay huyệt GB20: Nằm ngay bên dưới tai, ở vị trí hai chỗ lõm ở hai bên cổ và đáy sọ. Người bệnh có thể luồn các ngón tay ôm lấy phần sau đầu và đặt ngón tay cái vào hai chỗ lõm ở đáy sọ để day ấn. Nên ấn trong 4 – 5 giây, có thể day và ấn huyệt này đến 3 phút.
  • Huyệt Ấn Đường: Có tác dụng giảm tắc nghẽn mũi xoang gây triệu chứng đau đầu buồn nôn. Huyệt đạo này nằm ở vị trí giữa hai chân mày, tại điểm sống mũi tiếp giáp với trán. Người bệnh ấn chặt nhưng nhẹ nhàng hoặc day tròn lên huyệt này trong một phút.
  • Bấm huyệt Toản Trúc, hay còn gọi là huyệt Minh Quang: Có tác dụng xoa dịu cơn đau đầu, buồn nôn ở trước trán. Huyệt này nằm tại góc trong của hai mắt, bên trên mí mắt và xương quanh mắt. Người bệnh bấm huyệt bằng cách dùng đầu hai ngón trỏ cùng lúc ấn vào cả hai huyệt trong vòng 1 phút hoặc có thể ấn từng bên.

Các huyệt đạo trên đây đều có thể tự day ấn tại nhà. Tuy nhiên, nếu muốn điều trị dứt bệnh, bạn đọc cần tìm đến chuyên gia để được hướng dẫn điều trị hiệu quả hơn.

Châm cứu Đông y

Từ lâu, châm cứu đã được ứng dụng để cải thiện đau đầu, buồn nôn. Khi thầy thuốc dùng kim tiêm nhỏ châm vào những điểm thần kinh trên da và cơ sẽ tạo nên các kích thích. Các luồng xung động sẽ được truyền đến tủy lên não và chuyển tới các cơ quan đáp ứng. Từ đó hình thành một cung phản xạ giúp ức chế và phá vỡ cung phản xạ bệnh lý trước đó.

Châm cứu được đánh giá làm một bước tiến mới trong điều trị
Châm cứu được đánh giá làm một bước tiến mới trong điều trị

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh bắt buộc phải tìm đến sự trợ giúp, hướng dẫn của các chuyên viên vật lý trị liệu. Còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn đúng liệu trình điều trị chứ không phải trường hợp nào cũng được tác dụng châm cứu như nhau.

Nếu không cẩn thận thì phương pháp này sẽ gây ra những tác dụng phụ như đau nhức, xuất huyết hay tổn thương nội tạng bên trong.

Một số lưu ý cho người bệnh đau đầu buồn nôn

Để phòng tránh đau đầu buồn nôn, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên từ chuyên gia như sau:

  • Hạn chế đến những nơi có nhiều tiếng ồn, tránh ánh sáng mạnh hoặc có những yếu tố kích thích cơn đau.
  • Bạn đọc nên làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế bị kích thích về mặt thần kinh.
  • Cải thiện cuộc sống hàng ngày bằng cách tập luyện đều đặn các bộ môn như yoga, bơi lội, đi bộ hoặc dưỡng sinh và luôn duy trì một cuộc sống vui vẻ, lạc quan.

Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về tình trạng đau đầu buồn nôn. Bệnh một khi kéo dài dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như tinh thần của người bệnh. Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến ngay bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm nhất.

Tham khảo thêm:

Bình Luận

Chuyên khoa

Đặt lịch khám chữa bệnh

27/04

hôm nay

28/04

Ngày mai

29/04

Ngày kìa

+

Khác